Dụ
dỗ doanh nghiệp thu mua hải sản của ngư dân để giúp “ổn định tình hình an ninh
chính trị” trước bầu cử rồi lật lọng, bỏ mặc họ; chậm chạp và rầy rà trong
thanh toán tiền bồi thường; đền bù không thỏa đáng và đặc biệt, không công bằng,
nhằm cố ý gây chia rẽ trong nhân dân…
Những
vấn đề nghiêm trọng đó trong câu chuyện giải quyết hậu quả thảm họa Formosa
không bao giờ được hệ thống tuyên truyền của nhà nước công an trị nêu ra. Nhưng
hễ có nhà báo, blogger, hay nói chung là bất kỳ người dân nào, công khai lên tiếng
về những điều ấy, là bộ máy đàn áp của công an được khởi động ngay lập tức.
Trong đó, những cái loa của công an đóng vai trò chủ chốt trong việc định hướng,
nhào nặn dư luận, dọn đường cho các hành động đàn áp.
Ví
dụ như trang facebook có tên “Tôi Yêu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” (có dấu hiệu
cho thấy nó là của Bộ Công an, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục An ninh, nhận
thông tin cũng như chỉ đạo từ đó). Không phản bác nổi các phóng sự của “lề
trái”, đám dư luận viên này ngay lập tức chơi bài kinh điển: vu vạ. Chúng rống
lên rằng các nhà báo, blogger – thành viên của các tổ chức XHDS độc lập – là phản
động, đồng thời dựng đứng lên chuyện Linh mục Nguyễn Công Bình (giáo xứ Trung
Nghĩa) đã “chỉ đạo các nhóm côn đồ” ném mìn vào nhà trưởng thôn xã Thạch Bằng
(huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
Cứ
như thể chúng không hề biết chính an ninh Hà Tĩnh đã chặn xe các nhà báo,
blogger để sẵn sàng cho một màn kịch gây rối và đánh người, và sở dĩ âm mưu
không thành chỉ là vì chúng sợ dân địa phương kéo đến giải cứu.
Cứ
như thể chúng không hề biết những cuộc phỏng vấn với người dân đã diễn ra giữa
hàng tốp an ninh lởn vởn rình rập, lăm lăm máy quay phim, điện thoại ghi hình.
Cứ
như thể chúng không hề biết chuyện công an xã, công an huyện đã đến tận nhà một
số nạn nhân của thảm họa Formosa để căn vặn, hạch sách, rồi đe dọa, không cho
trả lời phỏng vấn báo chí.
Cứ
như thể chúng không hề biết chuyện loa xã tối nào cũng oang oang nhắc người dân
“cảnh giác với những đối tượng phản động vừa lọt vào địa bàn” và phải báo ngay
với công an nếu gặp phản động.
Cứ
như thể chúng không hề biết lý do tại sao nhà ông trưởng thôn xã Thạch Bằng lại
bị tấn công. Xưa nay, khi các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền bị an ninh thường
phục hành hung thì chúng bảo đó là do “quần chúng tự phát” bức xúc. Nay tư gia
đồng chí trưởng thôn bị ném mìn, sao chúng không phán rằng cũng là do quần
chúng bức xúc đi? Lẽ nào chúng không biết đến những bất mãn hiện nay của người
dân, nhất là liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra?
Đăng
bài vu vạ, gọi Linh mục Nguyễn Công Bình là “con quỷ đội lốt thầy tu” xong, có
lẽ cũng thấy sợ phản ứng từ phía cộng đồng tôn giáo nên các “biên tập viên” của
trang facebook này đã lẳng lặng gỡ bài. Tuy nhiên, hành động gỡ bài cũng chẳng
làm thay đổi được bản chất “ăn không nói có, ngậm máu phun người” của chúng.
Ăn
không nói có, ngậm máu phun người vốn là truyền thống của an ninh Việt Nam và lực
lượng dư luận viên tay sai. Không phản bác được ai thì chỉ việc rống lên rằng
người đó là phản động, kẻ thù của cách mạng, là xong.
Từ
thời Nhân văn Giai phẩm đã như vậy rồi: Các trí thức-văn nghệ sĩ chưa kịp có
tác phẩm nào phê phán chế độ, đã lãnh ngay những quả đấm của bộ máy nhà nước
công an trị. (Vũ Thư Hiên, trong tác phẩm “Đêm giữa ban ngày”, dẫn lời nhạc sĩ
Văn Cao nói về đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm: “Chẳng ai hô hào lật đổ
các ông ấy cả. Chỉ có các ông ấy tru tréo lên: ‘Ối giời ơi, có địch, có địch
ngay trong hàng ngũ chúng ta’, rồi dựng thành vụ để trấn áp… Họ đánh tuốt trí
thức, chứ không phải chỉ văn nghệ sĩ không thôi đâu. Ðánh để trị, để đe”).
*
* *
Xin
nhắc lại:
Nhân
một năm xảy ra thảm họa môi trường biển miền Trung (tháng 4/2016), trong những
ngày tới, chúng tôi (Green Trees, Con Đường Việt
Nam, No-U…) có các bài viết và bản tin truyền hình phản ánh hai vấn đề
sau:
1.
Tình cảnh thực tế của ngư dân miền Trung như là hậu quả của thảm họa biển do
Formosa gây ra; VÀ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG LÀ
2.
Chính sách chia rẽ giáo dân và lương dân, chia rẽ nhân dân, phá hoại xã hội dân
sự và khối đại đoàn kết dân tộc, của đảng Cộng sản và an ninh Việt Nam.
Nhớ
lại, đầu năm 2015, trước khi trở về nước, tôi từng ngầm có lời thề với chính
mình: Thách công an Việt Nam làm cho tôi sợ được.
Sau
hai năm nhìn lại, tôi thấy cần phải bổ sung: Thách công an Việt Nam làm cho tôi
hết khinh các vị được, với lối hành xử bất lương của các vị.
Ảnh chụp màn hình
status trên Facebook “Tôi Yêu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”.
No comments:
Post a Comment