Sunday, March 19, 2017

HIỆN TƯỢNG TRIỆU PHÚ RỜI BỎ VIỆT NAM (tin tổng hợp)




Thứ Sáu, 17/03/2017 16:50

 Không kiểm soát được ngoại tệ sẽ trở thành mối đe dọa vô cùng nguy hiểm.


"Cửa thoát" cho tham nhũng?
Đứng trước những lo ngại và mong muốn được tìm hiểu về thực trạng làn sóng di cư của các triệu phú Việt Nam, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, hiện tượng trên không mới, nó đã diễn ra từ nhiều năm trước.
Đáng nói, đi cùng với cuộc di cư nói trên, Việt Nam cũng phải chứng kiến có một dòng tiền lớn đang bị chảy ra nước ngoài theo các triệu phú, tỷ phú này.

Cuộc di cư này không chỉ có đại gia, triệu phú mà còn bao gồm cả những quan chức, người có tiền, có quyền. Vị PGS cho biết, hiện tượng trên cần được nhìn nhận ở nhiều góc độ.
Đối với những người làm ăn, kinh doanh chân chính họ có tiền, mong muốn được sống tại nơi có điều kiện vật chất, điều kiện xã hội tốt hơn nhiều so với Việt Nam thì đó là mong muốn chính đáng.

Ông Thịnh kể, từ những năm 90, ông từng biết nhiều trường hợp triệu phú đô-la là người Việt mang cả vợ, con sang định cư ở Mỹ, Nga. Theo ông Thịnh, để kiểm soát số lượng triệu phú di cư không khó nhưng rất khó kiểm giữ được, ngăn chặn được dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài theo cùng với các triệu phú nói trên. Vì như đã nói, đó là cuộc di cư với mong muốn chính đáng và họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống như họ mong muốn.

Tất nhiên, trên phương diện quản lý,  mong muốn giữ lại dòng vốn của những triệu phú trên để đầu tư, phát triển tại đất nước, tạo ra công ăn việc làm cho người dân lao động là ý muốn của những người làm quản lý. Nhưng để giữ được chân những triệu phú này lại phải đảm bảo cho họ có được một môi trường sống tốt hơn, khả năng đáp ứng cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải làm thế nào để người dân hiểu rằng đi đâu, sống ở đâu cũng không tốt bằng Việt Nam, đó là trách nhiệm của những người làm quản lý. Đây là thách thức lớn với một đất nước đang phát triển và còn nhiều vấn đề như Việt Nam.

Theo ông Thịnh, vấn đề đáng lo ngại và cần phải tìm giải pháp ngăn chặn là tình trạng tham nhũng, buôn lậu rồi chuyển tiền ra nước ngoài.  Số này không hề nhỏ, ông Thịnh cho biết.
Theo ông Thịnh, hiện tượng "chảy máu ngoại tệ" nêu trên là do vấn đề quản lý ngoại tệ của Việt Nam còn quá nhiều vấn đề và chưa kín kẽ.  Nếu đúng như số liệu công bố, 9 tỷ USD đã được chuyển ra nước ngoài chỉ trong năm 2013 là con số quá lớn.

"Chúng tôi đã đề cập tới một vấn đề rất nghiêm trọng là, từ trước tới nay chúng ta mới chỉ quản lý giao dịch vay ngoại tệ nước ngoài cũng như vay ngoại tệ của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội mà chưa có biện pháp quản lý các hình thức vay ngoại tệ của các hộ gia đình, cũng như không quản lý vay nợ của các hộ gia đình.
Bản chất của loại hình này là có giao dịch với đồng nội tệ và ngoại tệ được dịch chuyển tại hai quốc gia nhưng lượng tiền không được chuyển dịch qua hai lãnh thổ. Tức là hoán đổi nội tệ với ngoại tệ trực tiếp thông qua giao dịch trung gian.
Chính kẽ hở này đã tạo điều kiện cho dòng tiền đen được hợp thức hóa lượng tiền chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam một cách hợp pháp", ông Thịnh nói.

Vì vậy, vị chuyên gia cho rằng, lỗ hổng trong quản lý vay ngoại tệ các hộ gia đình cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc.

Công chức bình thường cũng có tài sản tỷ USD?
Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nếu không kiểm soát được tình trạng "di cư ngoại tệ" nêu trên nó sẽ trở thành mối đe dọa nguy hiểm.

"Tôi còn cho biết, nhiều những trường hợp không làm ăn, không kinh doanh gì những vẫn có khối tài sản khổng lồ lên tới cả trăm, cả nghìn tỷ gửi cả ngân hàng trong nước và nước ngoài mà không ai hay biết, đó là điều vô lý. Lại cũng có những dư luận, nhiều người chỉ là công chức nhà nước bình thường nhưng vẫn sở hữu cả gia tài khổng lồ, tiền gửi hàng tỷ USD ở nước ngoài mà vẫn không biết nguồn gốc ở đâu. Những thông tin đó cần được xác minh, kiểm chứng và công khai cho dư luận", ông Thịnh thẳng thắn.

Theo đó, ông Thịnh đề nghị, các cơ quan quản lý phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong quản lý ngoại hối.

"Một điều dễ hiểu, tất cả các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tội phạm đều phải dùng tới tiền. Nếu dòng tiền ra vào được kiểm soát chặt chẽ sẽ không còn tình trạng rửa tiền, như vậy cũng sẽ góp phần vào công cuộc ngăn chặn, chống lại các tổ chức tội phạm.
Thứ hai, nó liên quan tới vấn đề ổn định tiền tệ trong nước. Rõ ràng, dòng tiền ra vào quá lớn lập tức sẽ tạo ra những bất ổn về mặt xã hội cũng như những bất ổn cho nền kinh tế.
Cuối cùng, một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý chính là tạo được lòng tin với người dân và xã hội. Một điều đáng tiếc, trong thời gian qua đã có rất nhiều hình ảnh, thông tin về một vài trường hợp là quan chức, cán bộ đã có tài khoản ở nước ngoài với khối tài sản khổng lồ lên tới nhiều tỷ USD. Dù chưa biết trắng, đen rõ ràng nhưng nó đã tạo ra dư luận không tốt.
Vì vậy, quản lý tốt ngoại tệ không những có thể tận dụng được nguồn lực rất lớn để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội trong nước. Đó còn là điều kiện tích cực trong công cuộc phòng chống nạn tham nhũng, rửa tiền, phòng chống tội phạm", ông Thịnh cho biết.

Lam Lam
-----------------------------
VOV.vn
Chủ nhật, 19:01, 19/03/2017

VOV.VN - Trong bổi cảnh FED liên tục tăng lãi suất, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ 'chảy máu' ngoại tệ từ Việt Nam.
Sau nhiều đồn đoán, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức tăng lãi suất đồng USD thêm 0,25%, đạt mức 0,75-1% trong tuần vừa qua. Như vậy, trong vòng 3 tháng trở lại đây, FED đã tăng lãi suất 2 lần, thêm tổng cộng 0,5%.
Dễ nhận thấy. khi lãi suất tiền gửi của Mỹ tăng lên thì sẽ kích thích một nguồn tiền gửi lớn từ các nước khác, trong đó Việt Nam đổ vào các ngân hàng Mỹ để hưởng lãi suất.

Nguy cơ 'chảy máu' ngoại tệ
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết, động thái tăng lãi suất lên 0,25% vừa qua là nằm trong kế hoạch của FED. Bởi vì, thông thường, FED sẽ quyết định tăng lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tiệm cận 2% và tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. 
"Kế hoạch tăng lãi suất lần này của FED đã có từ năm ngoái, không phải do yếu tố bất thường nào tác động như nhiều tin đồn gần đây. Đây là một điều bình thường của ngân hàng trung ương khi họ thấy rằng cần phải kiềm chế lạm phát nên họ tăng lãi suất để siết chặt chính sách tiền tệ", TS. Hiếu Phân tích.
Về tác động của chính sách tăng lãi suất của FED lần này, chuyên gia Nguyến Trí Hiếu cho rằng, khi lãi suất tăng lên sẽ kéo những giá trị tài sản được tính bằng đồng USD tăng lên, ngay cả giá trị đồng USD cũng tăng lên. Điều này sẽ thu hút nguồn vốn lớn đầu tư từ nước ngoài. Đặc biệt là các dòng vốn sẽ rời khỏi những thị trường mới nổi như Việt Nam để trở về Mỹ.
Theo đó, ông Hiếu dự báo thời gian tới, một nguồn tiền lớn sẽ chảy về Mỹ. Việc này sẽ xảy ra mạnh mẽ hơn nếu thời gian tới FED tiếp tục tăng lãi suất (dự kiến thêm 2 lần nữa trong năm nay - PV). Nếu mỗi lần đơn vị này tăng 0,25% lãi suất thì thị trường tài chính Mỹ sẽ trở nên cực kỳ hấp dẫn thời gian tới.
Phân tích sâu hơn về tác động tới nền kinh tế Việt Nam, ông Hiếu nói chính sách tăng lãi suất của FED sẽ tác động tới Việt Nam theo 2 hướng chính. Thứ nhất là sẽ có sự chuyển dòng tiền đầu tư từ Việt Nam về Mỹ. Thứ hai là làm tăng áp lực tỷ giá lên tiền đồng đối với đồng USD.
Khi giá đồng USD tăng mà đồng Việt Nam ổn định thì giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước sẽ đắt đỏ hơn và doanh nghiệp Việt có thể mất tính cạnh tranh trên hàng xuất khẩu. Chính vì thế, có thể tại một thời điểm nào đó, nếu áp lực quá lớn thì Việt Nam sẽ phải điều chỉnh tăng tỷ giá tiền đồng để hàng xuất khẩu của Việt Nam sang nước khác rẻ hơn, TS. Hiếu nhận định.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng đánh giá khi lãi suất tiền gửi của Mỹ tăng lên thì sẽ kích thích một nguồn tiền gửi lớn từ Việt Nam đổ vào các ngân hàng Mỹ để hưởng lãi suất. Để chặn đứng điều này, có thể cho phép các ngân hàng trả lãi suất trên tiền gửi USD mà hiện tại đang duy trì ở mức 0%.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách hạ lãi suất huy động USD về mức 0% đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn, kết hợp với nhu cầu vay ngoại tệ ở mức thấp đã làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thanh khoản ngoại tệ.

Cần lưu ý đến tác động 'âm thầm'
Chia sẻ trên Đầu tư Chứng khoán, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, tác động của việc FED tăng lãi suất không diễn ra ngay lập tức vì thị trường đã tính toán trước.
Tuy nhiên, theo ông Hải, về lâu dài, khi lãi suất USD tăng lên, nếu lãi suất tiền đồng Việt Nam không tăng thì trong vài tháng tới sẽ thấy tác động lên ngoại hối.
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nhận định, nếu FED tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất trong năm nay (dự kiến thêm 2 lần nữa trong năm 2017 và 3 lần trong năm tiếp theo - PV), xu hướng chung của các đồng tiền trong khu vực 6 tháng đầu năm sẽ mất giá so với đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại.
Khi kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu, vì thế, theo ông Hải, cần phải chú ý tới biến động của các đồng tiền trong khu vực để đảm bảo Việt Nam không bị mất lợi thế cạnh tranh. Rủi ro về áp lực dòng tiền nóng chảy ra do chênh lệch lãi suất ở Việt Nam sẽ không cao, nhưng tác động âm thầm và dài hơi đến xuất nhập khẩu là điều cần kiểm soát./.

*
VOV.VN
VOV.VN

 

No comments:

Post a Comment