Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.
Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự
định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo
Hội
Hữu nghị Áo-Việt
Dự án thành lập tượng đài HCM được xúc tiến bởi Hội
Hữu nghị Áo - Việt (một tổ chức thân nhà nước Việt Nam) có trụ sở ở thủ đô Viên
của Áo. Năm ngoái ngày 03.08.2016 hội Hữu nghị Áo-Việt đã vui mừng thông báo
trên trang web chính thức của hội rằng, thành phố Viên đã cấp giấy phép xây dựng
tượng đài trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo.
Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donau sẽ do
phía Việt Nam đảm nhận. Khi hoàn tất sẽ bàn giao cho giới hữu trách thành phố
Viên quản lý, chăm sóc và bảo trì.
Dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành
vào cuối năm nay nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt
(1/12/1972 - 1/12/2017).
Ông Marcus Strohmeier thành viên Hội đồng quản trị của
hội Hữu nghị Áo-Việt đồng thời là đảng viên của đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội
Áo) là người đi vận động hành lang (Lobby) để chính quyền thành phố Viên cấp giấy
phép cho dự án.
Ông từng trả lời phỏng vấn truyền hình ngày
06.12.2014 về đề tài quân đội nhân dân Việt Nam (https://www.youtube.com/watch?v=jhuNmQNAvyA)
và ông đem ra khoe bức ảnh chụp ông hân hạnh được tiếp kiến đại tướng Võ Nguyên
Giáp, người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM.
Ông Marcus Strohmeier khoe ảnh chụp ông được tiếp kiến
đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ảnh nhỏ: Ông Marcus Strohmeier (đứng ở giữa) bắt tay
Võ Nguyên Giáp
Làn
sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới
Thời gian kéo dài cho đến đầu năm 2017, mọi việc tưởng
chừng như trôi chảy êm xuôi, chỉ còn chờ lễ khánh thành tượng đài HCM vào cuối
năm nay. Nhưng vài ngày trước Tết ta, tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã
phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô
Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở nước Đức mà khắp nơi trên thế
giới. Trong kháng thư gửi đến chính quyền thành phố Viên được nhấn mạnh: "Chúng
tôi chống xây dụng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan niệm rằng tệ trạng sùng bái cá
nhân, một dấu hiện nhận diện ra độc tài, dành cho một nhân vật chính trị và lịch
sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ-tự do ở
Áo."
Ngay sau đó Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức
đã tổ chức thu chữ ký khắp nơi trên thế giới phản đối dự án này, đồng thời viết
thư phản kháng gửi đến chính quyền Áo, các chính đảng và liên lạc với các hội
đoàn người Việt ở Áo để kết hợp đấu tranh.
Hội Việt-Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã phối hợp với các hội
đoàn người Việt tị nạn cộng sản ở Áo, ở châu Âu để làm kiến nghị phản đối gửi đến
các giới chức, dân biểu Áo và báo chí truyền thông.
Ngoài ra còn có nhiều hội đoàn và đoàn thể cũng như
nhiều cá nhân khi hay tin đã nhiệt tình dấn thân góp phần đấu tranh dẹp bỏ tượng
đài HCM.
Đặc biệt là Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã vận động
chính giới Áo rất thành công và có sự kết hợp làm việc chặt chẽ giữa Hội Việt
Áo Văn Hóa và Dân Chủ và Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức.
Bùng
nổ làn sóng chỉ trích, phê phán ở Áo
Nhờ vào các hình thức phản đối và đấu tranh nêu trên
của người Việt tỵ nạn tại Áo vả Đức cũng như từ khắp nơi trên thế giới, chính
giới và báo chí Áo đã chú ý đến dự án thành lập tượng đài HCM này.
Sau khi tuần báo Falter là tờ báo đầu tiên ở Áo đưa
tin về dự án thành lập tượng đài HCM với câu hỏi: "Tại sao lại như
thế?" thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.
Tờ báo Krone viết: "Vô số tội phạm chiến
tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng
thành tích đầy xác người này rõ ràng là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với
một tượng đài ở thành phố Viên", và bài báo trích lời của nữ ký
giả trên tuần báo Falter: "thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả
của tòa thị chính thủ đô Viên lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng,
những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi
công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh".
Tờ Kleine Zeitung, ký giả Christian Weniger viết: "Một
điều không thể hiểu được là tại sao nước Áo lại cần lập đài tưởng niệm cho một
nhà chính trị cộng sản nhiều thị phi, khi mà đất nước của ông ta không phải là
mảnh đất phì nhiêu cho tự do và nhân quyền".
Tờ Die Presse, ký giả Erich Kocina viết: "Đài
tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục
được ai. Hồ Chí Minh, người đã kết thúc chế độ thực dân Pháp không phải người
là có thanh danh tốt đẹp nhất. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo
là tra tấn và giết các đối thủ chính trị".
Tại Đức, bài của bà Vera Lengfeld (cựu dân biểu liên
bang Đức) trên tờ ef có đoạn: "Vào tháng 10 năm nay một đài tưởng
niệm tên độc tài và kẻ giết người hàng loạt Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành tại
công viên Donau ở thủ đô Viên. Cán bộ công đoàn Marcus Strohmeier trong hội đồng
quản trị Hội Áo-Việt đã thành công trong việc vận động Tòa thị chính thành phố
Viên cho dự án này".
Các
chính đảng Áo lên tiếng phản kháng
Chống đối mạnh nhất là đảng Nhân dân Áo (ÖVP). Ông
Manfred Juraczka, Chủ tịch khối nghị viên đảng ÖVP thủ đô Viên, đã bình phẩm việc
xây đài tưởng niệm Hồ Chí Minh: "Đây đúng là một sự sỉ nhục khi
thành phố Viên không sợ liên hệ đến một kẻ sát nhân hàng loạt". Còn
bà Maria Fekter, nữ phát ngôn văn hóa của đảng ÖVP thì mỉa mai rằng, "Đây
có lẽ là một chuyện đùa của lễ hóa trang".
Ông Gernot Blümel, Chủ tịch chi bộ đảng ÖVP thành phố
Viên nói: "Thật kỳ lạ, người ta muốn dựng tượng đài cho một nhân vật
lịch sử cực kỳ gây tranh cãi như Hồ Chí Minh ngay trong lúc thành phố Viên đang
bàn luận chuyện đổi tên quảng trường Heldenplatz".
Đảng tự do Áo (FPÖ) cũng lên tiếng chỉ trích liên
minh 2 đảng Đỏ-Xanh (SPÖ – Grüne) đang cầm quyền thủ đô Viên về quyết định cho
phép dựng tượng đài. Ông Norbert Hofer, Phó chủ tịch FPÖ và Đệ tam chủ tịch Hội
đồng quốc gia cho rằng, "Bộ trưởng văn hóa liên bang Drozda phải
lên tiếng chống đối chuyện dựng tượng đài ở công viên Donau vinh danh kẻ sát
nhân hàng loạt Hồ Chí Minh".
Sau đó đảng Xanh là đảng đang liên minh với đảng SPÖ
(đảng Dân chủ Xã hội Áo) cầm quyền thủ đô Viên đã lên tiếng bằng Tweeter rằng, "đảng
bộ địa phương và thành phố đã không hề đồng ý với dự án dựng tượng đài
HCM".
Trước làn sóng chỉ trích và phản đối mãnh liệt trên,
ông Peter Jankowitsch, Chủ tịch Hội Áo - Việt và là cựu Bộ trưởng ngoại giao
(thuộc đảng Dân chủ Xã hội SPÖ) đã biện luận, "Để chào mừng 45 năm
kỷ niệm mối bang giao Áo - Việt, nhà nước Việt Nam hoạch định nhiều việc, trong
đó có ý kiến tặng thủ đô Viên một tượng bán thân Chủ tịch HCM”. Nguyện vọng này
đã đề đạt lên thành phố Viên và được sự đồng ý".
Ông Jankowitsch không hoàn toàn hiểu được những chỉ
trích quyết định vì tai tiếng Hồ Chí Minh. "Đối với Việt Nam hiện
nay, ông ấy là một anh hùng dân tộc, như vua Franz Jopsef ở Áo – Hung xa xưa.
Điều này người ta có thể chấp nhận hay phủ nhận. Nhưng trong bang giao, thật
khó khăn để chúng ta từ chối biểu tượng quốc gia của họ".
Ông Jankowitsch cho rằng, cáo buộc Hồ Chí Minh là kẻ
sát nhân hàng loạt là "nực cười". Điều này lịch sử không minh chứng. "Ở
đây ta cũng có thể nói Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát nhân hàng loạt
vì đã tiến hành chiến tranh Việt Nam". Những cáo buộc là phần
"chiến dịch trả thù" mà người Việt lưu vong đang thực hiện.
Chính
quyền thủ đô Viên quyết định đình chỉ dự án
Cuối cùng, chiều thứ năm ngày 23.02.2017 tại văn
phòng của Nghị viên thành phố phụ trách văn hóa, Andreas Mailath-Pokony (Đảng
dân chủ xã hội Áo -SPÖ), một nữ phát ngôn của ông đã tuyên bố với thông tấn xã
Áo (APA): "Thành phố Viên đã cho ngưng lại dự án xây dựng tượng
đài HCM".
Bà nhấn mạnh: "Các căn cứ quyết định sẽ
được thẩm định lại". Ngoài ra cần phải hoàn thiện những quy định
cho rõ ràng để tương lai tránh được trường hợp những tượng đài được thiết lập "mà
không phù hợp với giá trị mỹ thuật hoặc giá trị lịch sử văn hóa và không liên
quan gì đến thành phố Viên"./.
25/2/2017
No comments:
Post a Comment