Tuesday, February 7, 2017

TẾT MẬU THÂN - BỐN MƯƠI NĂM SAU (1968-2008) - PHẦN 1, 2, KẾT (Trần Giao Thủy - DCV Online)




Trần Giao Thuỷ
Posted on February 5, 2017 by editor — 0 Comments

Truyền thông Mỹ thất bại trong thông tin về cuộc “Tổng công kích Mậu Thân” vì cách sử dụng thông tin, do thiếu thông tin cần phải có, và do không có thông tin nhưng vẫn làm như đã có, v.v.

Thắp nén hương cho Huế

Mậu Thân – 1968, Thảm sát ở Huế, Tổng tiến công-Tổng nổi dậy, Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa, tiêu đề của rất nhiều nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau từ 1968 đến nay. Đã có rất nhiều trang giấy viết về Tết Mậu Thân. Bốn mươi năm sau, giới truyền thông có thông tin gì mới hay đã không còn quan tâm? Và các nhà nghiên cứu, các học giả, có nhận định phân tích nào khác, đáng chú ý? Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay nhận định thế nào về sự kiện Tết Mậu Thân 1968 và cuộc thảm sát ở Huế?

Đại đa số tài liệu, nhận định thường có một số ghi nhận chung: cuộc tổng công kích Mậu Thân là cú đánh bất ngờ; phe cộng sản thiệt hại nặng, nhưng thắng về mặt tuyên truyền dù không đạt được mục đích toàn chiếm miền Nam bằng tổng nổi dậy của quần chúng; hình ảnh thảm khốc của chiến tranh vào tận phòng khách của dân chúng Hoa Kỳ; Mỹ và miền Nam Việt Nam chưa thua nhưng tổn thất nặng nề; tài liệu về biến cố Mậu Thân của phía Cộng sản Việt Nam (Việt Cộng) vẫn còn nằm trong tủ hồ sơ kín.

Trong đa số các thư mục về cuộc tổng tấn công cách đây đúng 40 năm, hay về chiến tranh Việt Nam nói chung, thường liệt kê rất nhiều những tài liệu, bài viết, nhận định phân tích đã nổi tiếng và đã là những “soundbite” những hình ảnh được giới truyền thông chuyển đi như những hình ảnh tiêu biểu của về chiến tranh Việt Nam.

Cả thế giới đều đã biết đến những “thông tin” đó. Một là tấm hình của Eddie Adams chụp ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu cán binh Việt Cộng Nguyễn Văn Lém ở Chợ Lớn vào ngày mồng 4 Tết Mậu Thân (1 tháng 2,1968), hai là lời phát biểu cho là của một sĩ quan Mỹ ở Bến Tre, “We had to destroy the town in order to save it”, ba là tấm ảnh một em bé gái trần truồng khóc thét chạy trốn Mỹ đánh bom napalm vào thường dân ở Trảng Bàng.
Bốn mươi năm đã qua, sự thật về biến cố lịch sử năm Mậu Thân đã được lần lượt đưa ra ánh sáng; Tuy thế, những ảnh hưởng tiêu cực vì thất bại của giới truyền thông thế giới nói chung và Mỹ nói riêng về cuộc tổng công kích Mậu Thân (và cuộc chiến Việt Nam nói chung) vẫn còn vương vất, tồn đọng qua một số bài viết nhân dịp đảng cộng sản Việt Nam tổ chức kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa.

Giới truyền thông – những hình ảnh, thông tin không trung thực

Bé gái trần truồng, quân Mỹ thô bạo – Trong chiến tranh Việt Nam, Tấm hình chụp Kim Phúc bị phỏng, trần truồng chạy tránh bom napalm do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972, khi quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam gần hết. Chính Nick Út cho hay cuộc đánh bom ở Trảng Bàng do Không quân Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của đơn vị tại mặt trận. Những nhân chứng khác là phóng viên đài truyền hình UPI, Christopher Wain, và ký giả của Associated Press, Peter Arnett (1).

Sau chiến tranh, Hà Nội muốn dùng Kim Phúc để tiếp tục tuyên truyền với thế giới. Kim Phúc khước từ, sau đó thoát ly sang khối tự do và hiện sống tại Toronto, Canada.
Tội phạm chiến tranh – Tấm hình chiếm giải Pulitzer Ảnh về Tin ngắn và giải Nhiếp ảnh Báo chí Thế giới năm 1969, nhiếp ảnh gia Eddie Adams đã nói nhiều lần trong cuộc phỏng vấn với National Public Radio (NPR), trong điếu văn Tướng Loan trên Tạp chí Time, và ở cả cuộc phỏng vấn (2) với David Culbert, một sử gia tại Louisiana State University.


*
*

Trần Giao Thuỷ
Posted on February 6, 2017 by editor — 0 Comments

Thế giới có thể quên Mậu Thân 1968 nhưng không ai có thể xoá trang Mậu Thân 1968 trong lịch sử Việt Nam thế kỷ thứ 20. Nhiều người Việt Nam trẻ tuổi chưa biết đang tìm biết. Người Việt Nam đã biết lại càng không thể quên khi thủ phạm tay vấy máu đồng bào vẫn còn chưa trả lời trước toà án lương tâm và thế giới.

Huế – Mậu Thân

Vài điểm cần được nhắc lại về cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế.

Thứ nhất, những hình ảnh kinh hoàng của cuộc giết người hàng loạt trong tháng 2, 1968 tại Huế chưa khi nào xuất hiện trên màn hình TV tại Mỹ trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam người ta thích nhớ và hay nói về Mỹ Lai về Tướng Loan Bắn Bảy Lốp, về Bến Tre, về bé Kim Phúc ở Trảng bàng, v.v. Đó là hội chứng “vô tình có lựa chọn” (selective inattention).

Thông tin trên báo chí về sự kiện này có nhiều cách nhìn khác nhau nhưng tựu chung không ai phủ nhận cuộc thảm sát Mậu Thân đã xẩy ra, và hàng ngàn người bị giết một cách thảm khốc.

Trong bài “Tet Offensive” (12) đăng trên the Vietnam Experience, Boston Publishing Company, tác giả John Colvin – một nhà ngoại giao Anh, là Tổng lãnh sự tại Hà Nội trong những năm 1965-7, viết:

“Cuối tháng 2, 1968 khi quân đội VNCH đã tái chiếm Huế, chính quyền miền Nam đã tìm thấy trên 1200 xác người bị giết và chôn tập thể và sau đó, ở những mồ chôn tập thể khác trong tỉnh. Tổng số xác tìm được khoảng 2500 nhưng con số thường dân mất tích lên đến 6000 người. Nhiều người bị giết hại là tín đồ Công giáo đang tị nạn trong nhà thờ, một số khác bị quân cộng sản Việt Nam bắt đi “cải tạo” nhưng trên đường di chuyển cũng bị giết hại vì quân VNCH và đồng minh đã đuổi theo quá sát.
Nạn nhân ở các mồ chôn tập thể tại Huế là những người đã bị bắt đi và bị giết vì là “kẻ thù của nhân dân”, “kẻ thù của cách mạng”.”

Một tác giả khác, Douglas Pike, trong “The Viet Cong Strategy of Terror” (13) ghi nhận:

“Ngày 26 tháng 2, những nạn nhân của Tổng tiến công tổng nổi dậy được tìm thấy đầu tiên là 170 xác người chôn ở sân trường trung học Gia Hội.
Trong vài tháng sau đó gần 1200 xác người khác tìm thấy ở 18 mồ chôn tập thể rải rác trong tỉnh.
Bẩy tháng đầu năm 1969, chính quyền miền Nam lại tìm thêm được 800 xác người chôn ở đồi các quận Phú Thứ, Hương Thuỷ, Vĩnh Lộc, Nam Hoà.
19 tháng 9, số nạn nhân bị thảm sát tăng cao khi chính quyền phát giác thêm mồ chôn tập thể dân Phú Cam ở khe Đá Mài. Ngày mồng 5 Tết, khoảng 400 dân đang tị nạn tại nhà thờ đã bị Việt Cộng đem đem đi gọi là “cải tạo” nhưng đã bị thảm sát sau đó.
Tháng 11, 1969 một mồ chôn tập thể khác được tìm thấy ở Phú Thứ có ít nhất 300 nạn nhân và con số có thể lên đến cả ngàn người.”


*
*

Trần Giao Thuỷ
Posted on February 7, 2017 by editor — 0 Comments

Ai bắn, ai đạp, ai đập, ai giết đồng bào Huế – Việt cộng nằm vùng hay Việt cộng chính quy? Tất cả chỉ là chi tiết. Tranh cãi những điểm này chỉ là nguỵ biện, chỉ là bao che cho tội ác. (Ảnh bên: Gia đình nạn nhân cuộc thảm sát Tết Mậu Thân bên đống xương những người đã bị giết. Nguồn: Vietnam Bulletin)

Báo chí thế giới 40 năm sau “Tet Offensive”

Viết về Mậu Thân 40 năm sau dường như không phải là đề tài nóng hổi, giựt gân, thu hút bạn đọc nên các bài viết về Mậu Thân 1968 ở báo chí thế giới năm 2008 là điều hiếm có. The Lies of Tet (34) của Arthur Herman, đăng ngày February 6, 2008 trên Wall Street Journal Online là một thí dụ.

“Vietnam Syndrome” (Hội chứng Việt Nam) (35) của David Warren, một columnist của tờ Ottawa Citizen – Ottawa, Ontario, Canada – viết ngày 3 tháng 2, 2008 là một bài khác. Trong bài Hội chứng Việt Nam, Warren đã nhắc lại cuộc tổng công kích Mậu Thân của Việt Cộng:
“Cộng sản tuyên bố Tổng khởi nghĩa, nhưng việc đó đã không xẩy ra. Chỉ vài ngày sau quân và đồng minh đã chuyển sang phản công. Khi tái chiếm lại các thị xã, và thành phố họ phát hiện những cuộc thảm sát do quân cộng sản thực hiện. Mục tiêu chính của cuộc tổng công kích của địch là tiêu diệt cả xã hội.” (nguyên văn “decapitate a whole society”)






No comments:

Post a Comment