Tuesday, February 14, 2017

NHÀ VĂN DUYÊN ANH (Vĩnh Phúc - DCV Online)




Vĩnh Phúc
Posted on February 13, 2017 by editor — 0 Comments

Hôm nay, mở Email, tôi thấy một bài, tựa đề 20 Năm Nhà Văn Duyên Anh Lìa Cõi Tạm. Kèm theo, có ít lời của Nguyễn Tiến Đức và ba bài viết về Duyên Anh của Nguyễn Hữu Ích, Đinh Tiến Luyện, và Julie.

Tôi biết gì về Duyên Anh?

Cái Email này khiến tôi không thể làm thinh sau mấy năm qua đã quyết định gác bút, bế môn tạ khách và diện bích. Lý do khiến tôi cầm bút lại, là vì lời nhắc nhở hai mươi năm nhà văn Duyên Anh lìa cõi tạm đã gây xúc động mạnh trong tôi. Tôi ngồi lặng người, để mặc cho bao nhiêu ký ức về Duyên Anh chợt dồn dập trở về. Thì ra, những sự việc tôi tưởng đã có thể quên được sau quyết định gác ngoài tai mọi chuyện đời để chỉ sống với mình, nay vẫn còn đậm nét và nguyên vẹn như mới xảy ra hôm qua, tuần trước. Tôi còn nhớ như in, chiều ngày 30 tháng chạp năm Bính Tý, từ Luân Đôn tôi bàng hoàng nhận được tin Duyên Anh qua đời ở Paris ngày hôm trước. Tính theo dương lịch thì là ngày 6 tháng 2 năm 1997. Tang lễ cử hành 10 giờ sáng 14/2/1997, hoả thiêu lúc 14 giờ cùng ngày. Cuối cùng, tôi đi tới quyết định phải kể lại những điều tôi biết về Duyên Anh, để giúp những người ái mộ nhà văn hiểu rõ hơn về anh, đồng thời đính chính những hiểu lầm của người đời, do vô tình hay cố ý.

Ngay khi Duyên Anh sống trên trại đảo Pulau Bidong thuộc Mã Lai chờ được sang Pháp xum họp với vợ con, anh đã liên lạc với tôi ở Ban Việt ngữ đài BBC Luân Đôn. Và cũng vào thời gian này, rắc rối đã xảy ra. Hồi đó, có người kể lại với tôi rằng một số người trên đảo nghe nói là Duyên Anh làm ăng ten khi đi tù cộng sản, nên họ dọa đánh. Cũng trong thời gian này, con gái Duyên Anh là Vũ Nguyễn Thiên Hương gửi cho tôi và giáo sư Patrick Honey (cố vấn cho Ban Việt Ngữ – BBC ) bản thảo hai truyện Đồi Fanta, và Một Người Nga Ở Saigon. Tôi thấy trong Đồi Fanta tác giả mượn lời mấy đứa trẻ bụi đời, để chửi các nhân vật lãnh đạo cũ của VNCH như Nguyễn Vă Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, hoặc nhà văn Mai Thảo. Tôi dùng bút chì đánh dấu những chỗ đó rồi chú thích đề nghị Duyên Anh bỏ các đoạn đó đi, với lý do chúng chỉ làm rẻ tác phẩm mà thôi. Sau đó tôi cảm động và ngạc nhiên khi thấy Duyên Anh nghe theo lời khuyên mà bỏ những đọan văn đó. Tôi mừng vì nghĩ rằng môt con người cao ngạo và bướng bỉnh như Duyên Anh mà bây giờ biết “tu tỉnh” và biết nghe lời khuyên hợp lý rồi chăng? Nhưng không lâu sau thì chứng nào vẫn tật nấy khiến tạo ra biết bao nhiêu là hệ lụy. Tuy nhiên, trong mối giao tình suốt gần hai thập niên 1980 – 90, đã có những lần Duyên Anh chịu lắng nghe tôi.

Có thể nói rằng Duyên Anh mang một cuộc sống nội tâm nhiều dằn vặt. Phải chăng điều này tạo ra một Duyên Anh bề ngoài khinh mạn, bướng bỉnh, phá phách? Có những chuyện riêng tư dường như Duyên Anh chỉ giữ kín trong lòng không hề thố lộ với ai, kể cả người bạn thân nhất, từng gắn bó với Duyên Anh từ thời trai trẻ hàn vi hồi mới di cư, từng hy sinh rất nhiều cho Duyên Anh cả về vật chất lẫn tinh thần, là Đặng Xuân Côn. (Đặng Xuân Côn lớn tuổi hơn Duyên Anh nhưng lấy cô em vợ Duyên Anh – cô Minh ). Đây là ví dụ cho thấy tình thân giữa hai người bạn, và sự hy sinh của Đặng Xuân Côn dành cho Duyên Anh như thế nào: Hồi hai người còn nghèo, với đồng lương thư ký và chỉ đi làm bằng chiếc xe mô-bi-lét cọc cạch, mà Đặng Xuân Côn dám mua chiếc xe vespa mới toanh đầu đời cho Duyên Anh. Và ba lần vợ Duyên Anh đi sanh, thì chính Đặng Xuân Côn là người vào bảo sanh viện trông nom săn sóc sản phụ và hài nhi, khiến cho các bác sĩ và y tá cứ tưởng Đặng Xuân Côn là cha mấy đứa trẻ!

Tôi nghĩ rằng hệ lụy đeo đẳng cuộc đời Duyên Anh có lẽ đã từ khi Duyên Anh kết hôn. Duyên Anh theo đạo Phật trong khi vợ theo đạo Chúa. Song hình như Duyên Anh cũng không quan tâm chuyện tôn giáo. Nguyễn Ngọc Phương – vợ Duyên Anh – là con nhà đại điền chủ Mìền Nam Nguyễn Ngọc Đề, em Phó Tổng thống thời đệ Nhất Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ. Ở Long Xuyên có con kinh gọi là Kinh Ông Đề, chính do cha vợ Duyên Anh cho đào để đem nước vô giúp dân làm ruộng. Dù lấy vợ nhà giàu và có thế lực nhưng Duyên Anh hầu như không nhờ nhà vợ gì cả, vì mẹ ruột Ngọc Phương mất sớm, và ba chị em gái gặp bà dì ghẻ khắc nghiệt. Tuy vậy cũng khó tránh được “lời ong tiếng ve” và chính Duyên Anh sau này có viết mấy lần về thái độ xem thường của cậu em vợ, để rồi khi đã có danh vọng thì Duyên Anh “tuyết hận “ (chữ của Duyên Anh). Sau này nhờ có dịp tiếp xúc nhiều nên tôi được biết khá rõ về tính tình của vợ Duyên Anh. Chính vì giữa hai vợ chồng không có được mối quan hệ hoà thuận kẻ tung người hứng, hiểu nhau, thông cảm cho nhau, nên gia đình thỉnh thoảnh xảy ra cảnh bất hoà. Theo ông Trần Kim Tuyến, hồi những năm trước 1975, cứ trung bình khoảng 2 – 3 tháng, vợ Duyên Anh lại đến khóc lóc nhờ ông và linh mục Thiên Hổ (Nguyễn Quang Lãm, báo Xây Dựng ) đi tìm Duyên Anh vì anh chàng cãi nhau với vợ, đã bỏ nhà đi biệt. Hai vị niên trưởng lại phải cho người đi dò la tin tức Duyên Anh, rồi khuyên nhủ hắn về với gia đình. Đã đành vợ chồng nhà nào cũng đôi khi có chuyện mà người ta gọi là “bát đĩa có khi xô”. Nhưng với Duyên Anh hình như tình trạng này không phải chỉ xảy ra “thỉnh thoảng”. Sau này, khi đã lâm cảnh mất nước, mất nhà, thân đi tù đi tội, thế mà cũng vẫn còn cảnh xào xáo lục đục. Lắm khi tôi cứ giả thiết: nếu Duyên Anh lấy một người vợ tính tình nhu mì, biết cách chiều chồng, biết nhẫn nhịn chịu đựng, thì có lẽ Duyên Anh đã không gây gỗ và có cuộc sống gia đình thật hạnh phúc. Duyên Anh ham bạn, rồi khi có sẵn đồng tiền thì lại ham chơi vung vít. Khi sống cuộc đời tỵ nạn ở Paris, không còn tiền để vung vít nữa, nhưng tính ham bạn vẫn còn. Cộng thêm hoàn cảnh sống gò bó cả tinh thần lẫn vật chất, nên càng thèm bạn và chỉ còn cách tìm sự khuây khỏa bằng ly rượu. Bởi vậy, trong một lá thư gửi cho tôi hồi cuối năm 1987 trước khi bỏ Paris sang Hoa Kỳ, Duyên Anh viết:





No comments:

Post a Comment