Anh Vũ – RFI
Đăng ngày 27-02-2017
Hôm
nay 27/02/2017, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỳ họp thường niên
kéo dài hơn một tuần. Mọi cặp mắt đổ dồn vào Hoa Kỳ, trong bối cảnh chính quyền
Donald Trump đang gây không ít lo ngại, ngờ vực xung quanh những cam kết của
Washington với định chế quốc tế bảo vệ nhân quyền này.
Trong phiên họp năm nay, đại diện 47 quốc gia tham
gia Hội Đồng Nhân Quyền sẽ bàn thảo nhiều về tình hình nhân quyền ở Syria, Bắc
Triều Tiên, Miến Điện hay về chủ đề liên quan đến đối xử với di dân, tự
do tín ngưỡng ….
Tuy nhiên, những cuộc thảo luận về các chủ đề như vậy
chưa phải là tâm điểm chú ý của giới quan sát. Kỳ họp lần này diễn ra trong bối
cảnh gần đây đang có nhiều tiếng nói chỉ trích các biện pháp mới của chính quyền
Mỹ trong lĩnh vực nhân quyền. Đó là sắc lệnh chống nhập cư, về những người chuyển
giới và đồng tính của tổng thống Donald Trump. Trong tuần, đại diện của Mỹ ở Hội
Đồng sẽ có bài phát biểu đầu tiên từ khi ông Trump làm tổng thống. Người ta
đang chờ xem lập trường mới của Mỹ về vấn đề quyền và vai trò của Mỹ trong cơ
quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ ra sao ?
Ông John Fisher, thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền
Human Rights Watch, đánh giá : “ Dưới các chính quyền trước đây, Hoa Kỳ đã đóng
một vai trò quan trọng từ khi gia nhập Hội Đồng, thậm chí trong một số sáng kiến
chủ chốt Mỹ còn đóng vai trò lãnh đạo”.
Trước kỳ họp hàng năm của Hội Đồng Nhân Quyền hôm
nay, vấn đề Washington rút ra khỏi Hội Đồng đã được đề cập đến trong nhiều cuộc
họp tại Nhà Trắng. Một cựu quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định : “ Vấn đề
tính hữu ích của một định chế như vậy (Hội Đồng Nhân Quyền) và sự cần thiết có
mặt của Hoa Kỳ trong tổ chức đó đang được bàn luận”.
Theo trang mạng
thông tin tại Mỹ, Politico, Donald Trump có thể dự tính rút Mỹ ra khỏi Hội Đồng
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, vì cho rằng định chế bảo vệ nhân quyền này đã hành động
không công bằng với Israel và nhắm mặt làm ngơ trước các vi phạm nhân quyền ở
Trung Quốc hay Ả Rập Xê Út, hai nước thành viên của Hội Đồng.
Các tuyên bố của ông Trump về nhân quyền cho đến giờ
vẫn không nhiều và không mấy gây sốc mạnh như thường thấy ở những vấn đề khác,
nhưng giới bảo vệ nhân quyền vẫn thấy cần có sự hiện diện tích cực của Mỹ ở Hội
Đồng để thúc đẩy các mục tiêu quan trọng. Đôi khi đó có thể là những mục tiêu
được định hướng chính trị.
Gần đây nhiều tổ chức phí chính phủ bảo vệ nhân quyền
ở Mỹ đã gửi một bức thư tới ngoại trưởng Rex Tillerson, đề nghị Mỹ không nên ra
khỏi tổ chức quốc tế này. Các tổ chức này khẳng định: “ Vai trò lãnh đạo mạnh mẽ
của Mỹ tại Hội Đồng Nhân Quyền đã giúp thúc đẩy quyền lợi và giá trị của đất nước
chúng ta, vẫn gắn với hàng loạt các ưu tiên trong lĩnh vực nhân quyền”.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ buông lơi lĩnh vực
nhân quyền. Chính quyền Bush năm 2006 đã từng rút khỏi Hội Đồng, và phải đến
năm 2009, chính quyền Obama mới đưa Mỹ quay trở lại.
Đến lúc này, Hoa Kỳ vẫn chưa bổ nhiệm đại sứ mới ở Hội
Đồng. Dưới chính quyền Trump, viễn ảnh Mỹ cắt giảm đóng góp vào ngân sách hoạt
động của Liên Hiệp Quốc càng rõ nét, cũng như không có gì bảo đảm Washington sẽ
tham gia tích cực hơn vào Hội Đồng Nhân Quyền.
---------------------
Politico
Đức
Dũng (Lược dịch) - Infonet
10:24 - 27/02/2017
Chính
quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc rút đại diện của nước Mỹ khỏi Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).
Thông tin trên được Tạp chí Politico dẫn lời các
quan chức Mỹ cho biết.
Theo nguồn tin, Mỹ có thể quyết định thực hiện bước
đi trên do thực tế rằng Hội đồng này có thể tác động đến việc thông qua nghị
quyết của Liên hợp quốc lên án hoạt động định cư của Israel.
Nguồn tin tiết lộ, trong phiên họp tới đây, Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ thảo luận vấn đề này, nhưng dự kiến sẽ không có quyết
định từ phía Mỹ.
Trong nghị quyết được Liên hợp quốc thông qua ngày
23/12/2016, hành động của Israel được coi là "sự vi phạm trắng trợn"
luật pháp quốc tế. Tài liệu này được 14 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc thông qua, đoàn Mỹ bỏ phiếu trắng, không phủ quyết.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một tổ chức quốc
tế trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, thay thế Ủy ban Nhân quyền. Phiên họp
đầu tiên của Hội đồng được tổ chức vào năm 2006. Các thành viên của Đại Hội đồng
Liên hợp quốc sẽ bầu các thành viên của Hội đồng Nhân quyền (Hội đồng nhân quyền
có 47 chỗ).
No comments:
Post a Comment