Thông thường ở Việt Nam cái khẩu ngữ “Bỏ Túi” có
nghĩa là “lấy tiền của công làm của riêng”. Nhóm từ “Án Bỏ Túi” để chỉ những “vụ
án chưa xử đã biết trước kết quả, vì có tiền mua chuộc đã bỏ trong túi người xử
án”. Bây giờ những người Việt Nam có chức có quyền có loại "Cán Bộ Bỏ
Túi". Phải nói cho đúng hơn là “Cán Bộ Việt Cộng Bỏ Túi”, vì hầu hết cán bộ
loại này phải là đảng viên thuộc dòng dõi gia đình Việt Cộng và thuộc diện “ưu
tiên”, hay được “mua quan bán chức” có truyền thống.
Từ những năm trước đã có hệ thống đào tạo nhân sự của
Việt Cộng có loại “Cán Bộ Đã Được Quy Hoạch” nhằm hướng “cha truyền con nối” của
những gia đình cách mạng trung thành với đảng, cho nên có những trường hợp “cả
họ làm quan việt cộng” ở khắp các địa phương.
Đã nói như Đại Biểu Quốc Hội Việt Cộng Bùi Thị An là
“Lãnh đạo cũng có tố chất di truyền”. Bởi vì yếu tố quyết định việc tuyển dụng
làm việc của chế độ việt cộng là tính trung thành với đảng, nên những gia đình
chí cốt cách mạng việt cộng có điểm “ưu tiên”. Hơn nữa, những gia đình chí cốt
này có “Tố Chất Di Truyền Việt Cộng” khó thay đổi được. Cái tố chất di truyền
đó được thể hiện rõ nét trong những người lãnh đạo các ngành chuyên môn. Cái
tính cách “Cha Truyền Con Nối” đã xảy ra phổ biến ở mọi lãnh vực, vì Đảng Việt
Cộng độc tài muốn độc quyền quản trị xã hội Việt Nam nên phải đào tạo nhân sự
chỉ huy, quản lý theo kiểu “con vua thì được làm vua”.
Tuy ngoài mặt tuyên truyền là mọi người đều bình đẳng;
người nào “phấn đấu, rèn luyện tốt” đều có thể được đề cử vào những chức vụ
quan trọng, nhưng những người có truyền thống gia đình chí cốt việt cộng, cũng
như họ có sẵn “Cái Gốc”, họ có điều kiện lấy kinh nghiệm của cha mẹ mình, của
chú bác cô dì mình làm “Cái Vốn” cho mình.
Một cách lý tưởng, trong mọi tổ chức, lãnh vực, và
các địa phương, nếu có người chỉ huy giỏi và hạnh kiểm tốt, được mọi người tín
nhiệm, mến phục và làm theo, thì công việc chắc chắn có kết quả tốt như mong muốn.
Nói như vậy để thấy rằng trên nguyên tắc nhân sự, chức vụ làm việc là cái quan
trọng mà người dân giao phó để phục vụ nhân dân, xã hội. Thí dụ như những chức
vụ dân cử chủ tịch uỷ ban xã ấp, quận huyện, tỉnh thành, thị trưởng thị xã, ủy
viên cảnh sát, vân vân, phải được ứng cử bần cử tự do. Người đạt tiêu chuẩn được
tuyển chọn nhận chức vụ làm việc, ai không đạt tiêu chuẩn thì không được tuyển
dụng. Người không có khả năng, làm không được việc giao phó thì phải từ chức. Ở
Việt Nam chế độ Việt Cộng không có bầu cử ứng cử tự do, chưa quen hay không có
văn hóa từ chức. Còn người nào làm hỏng việc thì phải bị cách chức; tùy theo mức
độ tổn hại nặng nhẹ mà bị trừng phạt thích đáng.
Tuy nhiên, công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ trẻ ở
hầu hết các nơi trong nước Việt Nam khiến người ta thắc mắc, lo lắng. Chức vụ
đã trở thành một thứ đặc quyền, đặc lợi, đặc ân đối với nhiều người Việt trẻ.
Không phải không có lý do khiến người ta cố gắng hết sức chạy chọt, đút lót để
được tuyển dụng, và được thăng quan tiến chức. Hai chữ chức vụ tự nó “không phải
là tiền đô, nhà to, đất rộng”, nhưng chức vụ, nhất là những chức vụ chỉ huy từ
xã ấp cho đến quận huyện, tỉnh thành, chức vụ quan trọng trong một số lãnh vực
ngành nghề, sẽ “sinh ra tiền đô, nhà to, đất rộng” rất dễ dàng. Và cả nước Việt
Nam là một hệ thống tham nhũng khổng lồ phát sinh từ cách tổ chức của Đảng Việt
Cộng từ trên trung ương xuống tận cơ sở.
Đó là tình hình hiện tại có một số rất đông người đã
lợi dụng chủ trương Việt Nam trẻ trung hóa hàng ngũ cán bộ để dùng áp lực đặt để
con cháu, đàn em, phe cánh của mình vào những vị trí chỉ huy vụ này, lãnh đạo sở
kia. Một cách khách quan nhận xét những người mới tốt nghiệp đại học, hay được
vài năm vào làm việc ở cơ quan nhà nước; những người này có kinh nghiệm gì, đã
lập được thành tích gì mà phát triển nhanh đến hàng giám đốc sở, hay trưởng,
phó vụ. Những thí dụ cụ thể là ông bí thư tỉnh ủy ở một tỉnh miền Trung VN đã
đưa con trai của mình lên ghế giám đốc. Và có ông bộ trưởng giở trò điều động
thuyên chuyển nhân viên để hô biến một cán bộ yếu kém thành một người tài giỏi,
và đã giới thiệu về địa phương tham gia cấp ủy làm đến chức phó chủ tịch tỉnh.
Những kiểu cách điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm,
cất nhắc con cháu, đàn em, phe cánh nấp dưới chiêu bài trọng dụng người trẻ tài
giỏi, trẻ trung hóa hàng ngũ cán bộ Việt Cộng kiểu này, người dân Việt Nam biết
rõ hết. Người dân Việt Nam nhận thấy Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy
Thành Hồ, đã hàm hồ nói một câu trịch thượng, xúc phạm dân tộc Việt Nam. Câu
nói đó như sau, “Con cháu của lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc”.
Trong khi con cháu của lãnh đạo được Đảng tín nhiệm giao trọng trách quản lý
nhà nước, làm thủ lãnh chỉ huy các cấp từ trung ương xuống tận địa phương theo
kiểu “cả họ làm quan việt cộng”. Đây đúng là hạnh phúc của Đảng; ngược lại là nỗi
bất hạnh của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Thị Quyết Tâm
Còn số người trẻ tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ thì được
lãnh đạo đảng và nhà nước lên kế hoạch cho xuất cảng lao động cấp cao. Và đây
là điều hạnh phúc của những người đi lao động nước ngoài (?). Nhân Dân Việt Nam
không có gì phải thắc mắc, nghi ngại Đảng Việt Cộng đang cầm quyền?? Như thế
thì những người Việt Nam trẻ tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ nhưng đang bị thất
nghiệp, hoặc phải đi lao động nước ngoài, có cảm nghĩ thế nào? Có cảm thấy bị đối
xử bất công hay không nếu so sánh với con cháu của lãnh đạo? Nên nhớ một sự thật
rằng “Cán Bộ Việt Cộng Bỏ Túi” hay “Con Cháu Của Lãnh Đạo Làm Lãnh Đạo Là Hạnh
Phúc Của Đảng Việt Cộng; Ngược Lại, Là Nỗi Bất Hạnh Của Dân Tộc Việt Nam”./.
Sài Gòn 18/2/2017
No comments:
Post a Comment