Mallory Shelbourne | DCVOnline
Posted
on January 31,
2017 by editor — 0
Comments
Trong
một cuộc gọi điện thoại vào thứ bẩy, Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích sắc
lệnh kiểm soát và chận người tị nạn của Tổng thống Donald Trump đồng thời nhắc
nhở ông về chính sách người tị nạn theo Công ước Geneva.
Donald Trump nghe
Angea Merkel nhắc nhở nghĩa vụ nhận người tị nạn chiến trang theo Công ước
Geneva hôm thứ Bẩy ở phòng Bầu dục. Ảnh: Michael Reynolds/EPA
Phát
ngôn viên Steffen Seibert của thủ tướng Merkel nói trong một tuyên bố, “Công ước tị nạn Geneva đòi hỏi cộng đồng quốc
tế đón nhận người tị nạn chiến tranh vì lý do nhân đạo. Tất cả mọi quốc gia đã
ký công ước đều có nghĩa vụ phải thực hiện. Chính phủ Đức giải thích chính sách
này trong cuộc gọi ngày hôm qua.”.
Hoa
Kỳ là thành viên của Công ước Geneva, bao gồm một số hiệp ước quốc tế hợp với
pháp luật quốc tế liên quan đến việc đối xử với tù binh và thường dân trong những
cuộc xung đột vũ trang.
Người
phát ngôn nói Merkel “rất tiếc lệnh cấm nhập cảnh của chính phủ Hoa Kỳ và cấm cửa
người tị nạn là công dân của một số quốc gia.” Seibert nói tiếp, “Bà Merkel tin
chắc rằng cuộc đấu tranh quyết liệt chống khủng bố không không thể biện minh
cho một sự nghi ngờ chung chống lại nhứng người có nguồn gốc hoặc theo một tôn
giáo nào đó.”
Tờ
Guardian đưa tin, một bản tóm tắt cuộc gọi điện thoại của bà Merkel và Trump,
được phối hợp phát hành hôm thứ Bảy, đã không đề cập đến lệnh cấm người tịn nạn
thuộc 7 quốc gia vào Mỹ. Thay vào đó, nó nhấn mạnh “tầm quan trọng cơ bản” của
NATO và ý định “thắt chặt thêm mối quan hệ song phương đã tốt trong những năm sắp
tới.”
Hôm
thứ Sáu, Trump đã ký một sắc lệnh cấm nhận người tị nạn trong vòng 120 ngày,
ngoài việc không nhận vô thời hạn người tị nạn từ Syria. Sắc lệnh này còn cấm
nhận người tị nạn từ 7 quốc gia — phần lớn là những nước Hồi giáo – trong vòng
90 ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
©
DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài
từ DCVOnline.net”
*
Nguồn: Merkel reminds Trump of Geneva Convention’s refugee policy.
Mallory Shelbourne. The Hill, 01/29/17.
------------------------
01.02.2017
Gần
900 giới chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ký tên vào một bản ghi nhớ nội bộ bày
tỏ bất đồng, chỉ trích sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm người tị nạn và
công dân từ 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, Reuters trích một
nguồn tin không muốn nêu tên cho biết ngày 31/1.
Một
giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao xác nhận rằng bản ghi nhớ đã được đệ
trình lên cấp lãnh đạo điều hành.
Phát
ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sean Spicer, hôm 30/1 tuyên bố có hay tin về bản ghi nhớ
vừa kể nhưng cảnh cáo các nhà ngoại giao rằng ‘một là họ chấp nhận chương trình
này hai là họ có thể thôi việc.’
--------------------------
01.02.2017
Các
nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ có ý kiến bất đồng với sắc lệnh siết chặt di trú của
Tổng thống Trump có hai sự chọn lựa, "đó là thực thi sắc lệnh của Tổng thống,
hoặc là ra đi”, theo lời người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Sean Spicer. Hôm thứ Hai
ông Spicer khẳng định với các nhà báo rằng “sắc lệnh này có mục đích bảo vệ sự
an toàn của nước Mỹ.”
Ông
Spicer thừa nhận sự hiện diện của một tài liệu nội bộ được phổ biến giữa các giới
chức ngoại giao và các nhân viên khác thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ là một kênh hợp
pháp để bày tỏ những vấn đề quan tâm. Nhưng ông Spicer cho rằng chống đối sắc lệnh
của tổng thống cấm du hành áp dụng đối với cư dân của 7 quốc gia có đa số dân
theo Hồi giáo, đã bị "phóng đại và thổi phồng."
Tài
liệu nội bộ truyền qua Kênh Bất đồng phản đối sắc lệnh hạn chế du hành và nhập
cảnh đối với người di dân, cho rằng hành động của chính phủ Trump "sẽ
không đạt được mục đích đề ra & và có phần chắc sẽ phản tác dụng."
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Bộ có biết về tài liệu nội bộ này, nhưng từ chối
bình luận về nội dung của tài liệu đó.
Đài
VOA đã được xem một bản thảo cho biết là tài liệu này bày tỏ quan ngại về tính
hiệu quả của lệnh cấm, nói rằng lệnh sẽ không đạt được mục tiêu "bảo vệ
người dân Mỹ chống lại các cuộc tấn công khủng bố do những người nước ngoài được
phép nhập cảnh Hoa Kỳ thực hiện."
Tài
liệu nội bộ còn cảnh báo rằng lệnh cấm "lập tức làm xấu đi quan hệ" với
các đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, bởi vì công
dân của những nước này giờ bị hạn chế, không được nhập cảnh Hoa Kỳ.
Tài
liệu này còn đề xuất các giải pháp thay thế như tăng cường công tác sàng lọc
các hồ sơ xin thị thực và di trú.
Kênh
Bất đồng trong Bộ Ngoại giao Mỹ được lập ra vào năm 1971 giữa lúc đang có tranh
cãi về các chính sách liên quan tới chiến tranh Việt Nam, để cho phép các nhà
ngoại giao tự do nói lên những quan tâm của mình về chính sách đối ngoại.
Theo
Bộ Ngoại giao Mỹ thông thường có từ 4 đến 5 thông điệp truyền qua Kênh Bất đồng
mỗi năm.
Những
người sử dụng Kênh ý kiến bất đồng được bảo vệ chống các hành động trả đũa, các
biện pháp kỷ luật hoặc bị trừng phạt vì sử dụng kênh này mà không được phép,
theo các quy định của chính phủ được ghi trong Cẩm nang của Bộ Ngoại giao.
----------------------------------------
No comments:
Post a Comment