Trang này gồm những
bài :
*
*
31
tháng 1 2017
Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư pháp Sally Yates sau khi
bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh.
Ông Dana Boente, chưởng
lý Quận Đông Virginia, sẽ thay thế bà để thực thi sắc lệnh tổng thống.
Mặc
dù có các luật sư của chính phủ bên mình, quyền uy tổng thống về các vấn đề nhập
cư tuy rộng lớn nhưng cũng có giới hạn.
Những
giới hạn đó được hệ thống tư pháp Mỹ diễn dịch và thi hành. Trong trường hợp về
sắc lệnh cấm nhập cảnh, điều đó đang xảy ra.
Sau
khi ông Trump ký sắc lệnh tổng thống, các thẩm phán liên bang ở bốn tiểu bang
đã tạm thời chấp nhận yêu cầu của Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU), tạm chưa trục
xuất những người bị giữ ở phi trường Mỹ.
Mặc
dù các phán quyết này được xem là thắng lợi cho người chống ông Trump, nhưng nó
chỉ tạm thời và có giới hạn.
Chiều
thứ Hai, tiểu bang Washington có thách thức lớn, được các công ty công nghệ như
Amazon và Expedia ủng hộ.
Bộ
trưởng tư pháp bang Washington Bob Ferguson tuyên bố: "Chung cuộc, hoặc anh tuân thủ Hiến pháp hoặc không."
"Theo chúng tôi,
tổng thống đang không tuân thủ hiến pháp trong việc này."
Hội
đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo (CAIR) cũng đã nộp đơn kiện chống lại "Mệnh lệnh
loại bỏ Hồi giáo", đại diện cho một nhóm người Hồi giáo Mỹ và các công dân
thuộc các nước trong lệnh cấm.
ACLU
cũng đang định kiện chống lại cả sắc lệnh tổng thống.
CAIR
và các nhóm khác cho rằng ông Trump đã âm thầm nhắm tới người Hồi giáo và vì thế
sắc lệnh của ông giống như xây dựng một tôn giáo nhà nước, vi phạm Tu chính án
thứ nhất của Hiến pháp.
Những
người chống ông Trump cũng cho rằng hành động này vi phạm Tu chính án Năm và 14
bảo đảm "quy trình luật pháp đầy đủ".
Nhưng
luận điểm phản bác thì rất rõ. Theo đó, các công dân nước ngoài ở nước ngoài
không được phép đòi hiến pháp Mỹ bảo vệ. Dan McLaughlin viết trên National
Review: "Người nước ngoài không có quyền, theo Hiến pháp của chúng ta, để
đòi vào Mỹ hay thách thức nguyên do chúng ta có để cấm họ."
Luật
liên bang
Trong
sắc lệnh, ông Trump dẫn ra luật nhập cư năm 1952 cho phép tổng thống được tạm
thời cấm người vào Mỹ khi xem có hại cho lợi ích quốc gia.
Nhưng
sửa đổi luật này năm 1965 lại nói công dân không thể bị phân biệt trong việc cấp
visa nhập cảnh vì "chủng tộc, giới tính, quốc tịch, nơi sinh, nơi sống".
David
J Beir, từ Viện Cato, cho rằng ngôn ngữ của luật nghĩa là phân biệt người nhập
cư theo nguồn gốc quốc gia là phi pháp.
Tuy
vậy, ông cũng ghi nhận ngôn ngữ của luật chỉ áp dụng cho người nhập cư. Du
khách, sinh viên và người ở tạm thời vẫn có thể bị cấm vào.
Dẫu
thế, quan điểm của ông Beir cũng bị phản bác. Andrew McCarthy, viết trên
National Review, nói rằng quyền lực tổng thống trong trường hợp này cao hơn luật
của quốc hội.
"Trọng
tâm là vấn đề liên quan hành xử ngoại giao - thuộc hàng quan trọng nhất vì nó
liên quan đe dọa của nước ngoài cho an ninh quốc gia."
"Nếu
ở đây có xung đột, thì quyền hạn hiến pháp rõ rệt của tổng thống để bảo vệ Hoa
Kỳ đứng cao hơn quyền hạn mơ hồ của Quốc hội để hạn chế việc cấm công dân nước
ngoài của tổng thống."
Ông
này cũng cho rằng trước đây khi Quốc hội Mỹ thông qua và có chữ ký
của Tổng thống Barack Obama nhằm loại những ai đã thăm 7 nước liên quan ra khỏi
Chương trình Miễn Visa, thì thực ra nó đã cho phép phân biệt công dân dựa theo
nguồn gốc quốc gia, ít nhất là với 7 nước kia.
Thủ
tướng Đức Angela Merkel, khi gọi điện cho Tổng thống Trump, thì nói rằng lệnh của
ông có thể vi phạm cam kết quốc tế.
Người
phát ngôn của bà Merkel cho biết công ước Geneva về người tị nạn yêu cầu quốc tế
chấp nhận người tị nạn chiến tranh.
Cho
đến nay, chưa có đơn kiện nào nói về điểm này.
----------------------
January
30, 2017
WASHINGTON
DC (NV) – Quyền Bộ Trưởng Tư Pháp Sally Q Yates, người
lưu nhiệm từ chính phủ Obama, hôm Thứ Hai ra lệnh cho Bộ Tư Pháp không được
bênh vực trước tòa án đối với lệnh hành pháp về di dân do Tổng Thống Donald
Trump ban hành.
Báo
NY Times trích lời bà Yates qua một lá thư viết cho các luật sư thuộc Bộ Tư
Pháp.
Quyết
định của bà Yates chỉ có tính cách biểu tượng vì ông Jeff Sessions, người được
Tổng Thống Trump đề cử thay thế chỗ bà, đang chờ sự chuẩn thuận của Quốc Hội,
nhưng điều này cho thấy có sự phân hóa giữa Bộ Tư Pháp với các cơ quan khác của
chính quyền đối với lệnh của ông Trump.
Trong
khi chờ ông Sessions chính thức được bổ nhiệm, tổng thống yêu cầu bà Yates ngồi
nán lại với tính cách là quyền bộ trưởng tư pháp và bà nhận lời.
Trong
lá thư, có đoạn bà Yates viết: “Chừng nào
tôi còn là quyền bộ trưởng tư pháp, chừng đó Bộ Tư Pháp sẽ không đứng ra bênh vực
cho lệnh hành pháp ấy, ngoại trừ và cho đến khi nào tôi tin rằng sự bênh vực ấy
là thích đáng.”
Quyết
định của bà được thông báo với Tòa Bạch Ốc vào chiều tối Thứ Hai nhưng chưa có
sự phúc đáp nào.
Người
ta trông đợi một sự phản ứng mạnh mẽ từ phía tân tổng thống trước một thách thức
công khai đối với quyền hạn của ông.
Việc
làm của bà Yates gợi nhớ lại vụ “Saturday Night Massacre” xảy ra hồi năm 1973,
khi Tổng Thống Richard M Nixon đuổi cả bộ trưởng lẫn phó bộ trưởng Bộ Tư Pháp,
khi họ từ chối sa thải viên công tố đặc biệt trong vụ Watergate.
Nhiều
chánh án liên bang hồi cuối tuần qua chận lại một phần lệnh hành pháp của ông
Trump, sau khi các luật sư đại diện một số người bị tạm giữ ở phi trường nộp
đơn kiện.
Những
chánh án này ra lệnh cho chính quyền không được trục xuất những người bị tạm giữ
về nguyên quán.
Phiên
điều trần của tòa án dự trù sẽ diễn ra trong vài ngày tới ở tại nhiều nơi trên
khắp Hoa Kỳ.
Thắc
mắc hiện nay là các luật sư thuộc Bộ Tư Pháp nhưng đang hoạt động bên ngoài liệu
họ có bênh vực lệnh hành pháp của Tòa Bạch Ốc hay không. (TP)
-------------------------------
January
30, 2017
WASHINGTON
(NV) –
Chính phủ của Tổng Thống Donald Trump hiện
nới lỏng một giới hạn đối với người có thẻ xanh đang trên đường từ ngoại quốc
trở về Mỹ, sau một cuối tuần nhiều hỗn loạn tại phi trường, các cuộc biểu tình
phản đối và phản ứng giận dữ khắp thế giới về một lệnh cấm về di trú được đưa
ra mà không được chuẩn bị kỹ.
Sắc
lệnh do ông Trump ký ban hành trưa ngày Thứ Sáu 27 Tháng Giêng cấm không cho
người dân từ bảy quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo gặp phải tình trạng hỗn loạn
ở phi trường khi giới chức quan thuế và di trú phải thi hành những luật mới mà
chính họ chưa nắm vững, theo bản tin Reuters.
Các
cuộc biểu tình phản kháng diễn ra trên cả nước, nhiều đơn kiện được nộp và một
thẩm phán toà liên bang ra phán quyết tạm ngưng việc trục xuất những người bị bắt
theo sắc lệnh vốn bị sự chỉ trích của giới tranh đấu cho nhân quyền và người di
dân.
Nghị
Sĩ Bob Corker, thuộc đảng Cộng Hòa, một trong những người ủng hộ Tổng Thống
Trump, và là Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện, nói rằng sắc lệnh của Tổng
Thống không được thi hành đúng cách, nhất là với những người có thẻ xanh.
“Chính phủ phải ngay
lập tức có các điều chỉnh, và tôi hy vọng rằng sau một cuộc duyệt xét kỹ càng
và thi hành các biện pháp cải sửa, những chương trình này sẽ được cải thiện,” ông Corker nói, theo
Reuters.
Bộ
Nội An, vốn chỉ huy lực lượng quan thuế và biên phòng, gặp nhiều khó khăn trong
việc diễn dịch và thi hành lệnh cấm của ông Trump trong cuối tuần qua.
Tình
trạng của những người có thẻ xanh đặc biệt rắc rối, vì cả các giới chức Bộ Nội
An cũng như các giới chức khác của chính phủ Trump đều nói rằng tất cả các công
dân từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng, dù là có thẻ xanh của Mỹ, vẫn sẽ bị cấm không
cho vào.
Đến chiều ngày Chủ Nhật
29 Tháng Giêng lại có một thông cáo khác của Bộ Nội An nói rằng những người
mang thẻ xanh sẽ được lên phi cơ bay tới Mỹ và sẽ qua cuộc xem xét tại các phi
trường.
Trong
bản tweet gửi ra sáng sớm ngày Thứ Hai 30 Tháng Giêng, ông Trump nói rằng tình
trạng rối ren tại các phi trường là do người biểu tình, hệ thống điện toán của
hãng hàng không Delta Airlines gặp trở ngại và cũng vì Nghị Sĩ Chuck Schumer,
thuộc đảng Dân Chủ, đại diện tiểu bang New York, ứa nước mắt khi nói về lệnh cấm,
chứ việc thi hành rất tốt đẹp. (V.Giang)
------------------------
January
30, 2017
WASHINGTON
(NV) – Hàng chục nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ hiện
đang phục vụ tại các nhiệm sở trên khắp thế giới, vì quá lo ngại về sắc lệnh mới
của Tổng Thống Donald Trump liên quan đến việc ngăn cấm người tị nạn Syria và
các di dân khác vào Mỹ, nên tính tới việc làm một điều hiếm thấy: cùng nhau gửi một thư phản đối
trực tiếp đến các chỉ huy cao cấp nhất của họ ở Washington.
Bản
tin của ABC News cho hay, trong những ngày gần đây, các bản dự thảo của bức thư
bày tỏ sự bất đồng quan điểm đang được luân lưu giữa các nhà ngoại giao Mỹ ở mọi
cấp tại ngoại quốc, nêu lên sự lo ngại rằng các giới hạn mới được đưa ra – theo
Tổng Thống Trump là để “giữ nước Mỹ được an toàn” – là hành động đi ngược với
truyền thống Mỹ và thực ra chỉ làm tê liệt các nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn
công của khủng bố trên đất Mỹ.
“Sự cấm đoán này sẽ
không đạt được mục tiêu đề ra là bảo vệ người dân Mỹ trước các cuộc tấn công do
người ngoại quốc được cho vào Mỹ,” theo một bản dự thảo mà ABC News có được.
Bản
dự thảo này nói rằng sắc lệnh vừa qua sẽ làm tăng thêm tinh thần chống Mỹ và
ngay lập tức làm xấu đi mối quan hệ với các đồng minh quan trọng trong cuộc chiến
chống khủng bố.
Bản dự thảo nói thêm rằng phản ứng không
được suy xét cẩn thận của ông Trump dựa trên ý tưởng sai lầm về khủng bố ở bên
trong nước Mỹ, nêu ra rằng “đại đa số” các cuộc khủng bố ở Mỹ không do người mới
đến Mỹ thực hiện mà từ những người sinh ra ở Mỹ hay là các công dân nhập tịch,
“từng sống ở Mỹ từ nhiều thập niên, nếu không muốn nói rằng từ khi mới ra đời.”
Việc
gửi thư phản đối hay báo cáo “vượt cấp” này được coi là hành động quan trọng đến
nỗi ông Warren Christopher, người từng làm ngoại trưởng vào năm 1995, phải có lời
cảnh cáo rằng: “Vì đây không phải là hệ
thống thông thường và những gì gửi đi được cấp cao nhất của Bộ Ngoại Giao đọc,
những người viết phải chắc chắn rằng quan điểm của họ được suy nghĩ kỹ càng,
trình bày rõ ràng, và cũng không còn cách nào khác để nêu lên quan điểm của họ.”
Hệ
thống chuyển các báo cáo “vượt cấp” được thành lập trong thời gian chiến tranh
Việt Nam để bảo đảm rằng các nhà ngoại giao có thể nêu lên các quan điểm trái
ngược lên giới chỉ huy cao cấp.
Ông
Christopher cho biết trong 24 năm đầu của hệ thống này, có hơn 200 báo cáo được
gửi qua hệ thống này.
Tờ
New York Times cho hay chỉ mới năm ngoái, có hơn 50 nhà ngoại giao cùng nhau gửi
văn thư phản đối chính sách của chính quyền Obama, bày tỏ sự lo ngại về tình
hình Syria và kêu gọi có hành động quân sự nhắm vào ISIS tại Syria. (V.Giang)
--------------------
Châu
Anh/VOV
Soha
No comments:
Post a Comment