Tuổi Trẻ Online
29/01/2017
09:54 GMT+7
TTO
- Hỗn loạn, hoang mang và giận dữ - đó là những phản ứng trên thế giới sau lệnh
cấm người tị nạn và nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn đến Mỹ của Tổng thống
Mỹ Donald Trump.
Hàng trăm người, bao gồm
những người Mỹ da trắng, đã xuống đường biểu tình phản đối lệnh cấm của ông
Trump bên ngoài sân bay quốc tế San Francisco ở California ngày 28-1. Ảnh:
Reuters
Nỗ
lực thực hiện lời hứa trong suốt quá trình vận động tranh cử của ông Trump đã
gây nên sự hỗn loạn ngày 28-1, không chỉ đối với những người tị nạn mà còn đối
với những người sắp trở công dân Mỹ hợp pháp nhưng có gốc từ những quốc
gia Hồi giáo nằm trong "danh sách đen" gồm Iran, Iraq, Libya,
Somalia, Sudan, Yemen và Syria.
Theo
Reuters, rất nhiều trường hợp hành khách trên các chuyến bay tới Mỹ đã bị từ chối
nhập cảnh khi hạ cánh xuống Mỹ, không ít bị đưa lên máy bay khác để về nước dù
vẫn chưa đặt chân lên đất Mỹ sau khi lệnh cấm có hiệu lực.
Tại
Mỹ, các luật sư chuyên về luật di trú và những người phản đối lệnh cấm đã làm
việc suốt đêm để giúp đỡ những người bị mắc kẹt về nước. Trong khi đó, giới luật
sư ở New York - quê nhà của ông Trump, tuyên bố sẽ kiện lên tòa án, yêu cầu
đình chỉ sắc lệnh và nhấn mạnh rất nhiều trường hợp đã bị phía Mỹ giam giữ bất
hợp pháp, bao gồm cả một người Iraq làm việc cho quân đội Mỹ.
Cảm
nhận rõ nhất vào lúc này tại các sân bay quốc tế của Mỹ là sự hỗn loạn và hoang
mang. Trong khi các nhân viên của cục di trú và hải quan chật vật giải thích với
các trường hợp bị từ chối nhập cảnh về quy định mới, các hành khách, đặc biệt
là những người đang giữ thẻ xanh vẫn chưa tin rằng đến một lúc nào đó họ phải đối
mặt với nguy cơ bị "đuổi cổ" khỏi đất nước này.
"Tưởng
tượng tới chuyện bị đưa trở lại sau một chuyến bay dài tới 12 tiếng đồng hồ đi.
Họ sắp trở thành công dân hợp pháp. Họ có công việc và xe cộ ở đây rồi", Mana
Yegani - một luật sư di trú bức xúc với Reuters.
Người
giữ thẻ xanh cũng bị ảnh hưởng
Người
phát ngôn Bộ An ninh nội địa Mỹ Gillian Christensen tối 28-1 xác nhận lệnh
cấm sẽ được áp dụng với cả những trường hợp đang giữ thẻ xanh tại Mỹ - một hình
thức cho phép các công dân nước ngoài sinh sống và làm việc thường xuyên tại nước
này với tư cách "cư dân hợp pháp".
Nhưng
giờ họ đang tuyệt vọng trước viễn cảnh không có khả năng quay lại Mỹ, hoặc
bị tách ra khỏi các thành viên trong gia đình hoặc thậm chí vĩnh viễn bị mắc kẹt
ở nước ngoài.
Mohammad
Hossein Ziya, 33 tuổi, một người bất đồng chính kiến ở Iran và đến Mỹ từ năm
2011 vẫn chưa tin đó là sự thật: "Tôi chưa bao giờ nghĩ một cái gì đó như
thế này sẽ xuất hiện ở nước Mỹ".
Một phụ nữ với khăn
choàng kiểu Hồi giáo giơ tấm biển phản đối có dòng chữa "Đừng cấm gia đình
của tôi" sau khi có thông tin lệnh cấm sẽ áp dụng với cả người giữ thẻ
xanh - Ảnh: Reuters
Sự
giận dữ đã lan ra nhiều nước sau lệnh cấm. Các du khách Ả rập tại Trung Đông và
Bắc Phi nhấn mạnh sắc lệnh là một sự sỉ nhục và không còn từ gì khác để miêu tả
ngoài "phân biệt đối xử". Nhiều đồng minh của Mỹ tại châu Âu như Pháp
và Đức đã lên tiếng chỉ trích lệnh cấm, nhóm người Mỹ gốc Ả rập và các tổ chức
nhân quyền cũng vào cuộc.
Tại
thủ đô Washington, các cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý vấn đề nhập cư và tị nạn
đang vật lộn với việc nên giải thích lệnh cấm mới như thế nào cho hợp lý. Một
quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ tiết lộ, họ thậm chí còn không được tham vấn
từ trước và cho tới bây giờ những gì họ biết được cũng chính là những gì đã được
công bố trên truyền thông.
Trong
khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ sẽ có một số trường
hợp được "đặc cách" nếu việc từ chối nhập cảnh có thể ảnh hưởng tới
"lợi ích quốc gia" của nước Mỹ cũng như các trường hợp theo Kitô giáo
phải trốn chạy vì bị đàn áp. Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận vẫn chưa có
giới hạn cho tiêu chí này.
Mọi
sự chú ý đang đổ dồn về một người: Donald Trump. Từ Nhà Trắng ngày 28-1, Tổng
thống Trump đã lên tiếng trấn an rằng không nên hiểu đây là một lệnh cấm người
Hồi giáo và nhấn mạnh "mọi thứ vẫn đang hoạt động rất trơn tru".
Trong
một diễn biến mới nhất, Nhà Trắng trong một tuyên bố được phát đi cuối ngày
28-1 đã lên tiếng trấn an các trường hợp nằm trong danh sách những nước bị cấm
nhưng giữ thẻ xanh và đang ở ngoài nước Mỹ. Theo đó, nếu muốn quay trở lại Mỹ,
những người này cần đến ngay đại sứ quán hay tổng lãnh sự quan của Mỹ ở nước họ
đang ở và làm thêm một số thủ tục kiểm tra an ninh cần thiết trước khi lên máy
bay.
*
Ngày 27-1, Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm tạm thời người tị nạn và các du khách từ Iran,
Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria đến Mỹ trong vòng 4 tháng. Ông
Trump lý giải sắc lệnh này sẽ bảo vệ nước Mỹ khỏi các nguy cơ khủng bố mới.
---------------------
VOA
29.01.2017
Tổng thống Donald
Trump giơ một sắc lệnh hành pháp mà ông vừa ký trong Phòng Bầu dục tại Tòa Bạch
Ốc ở Washignton, ngày 28 tháng 1, 2016.
Tổng thống Mỹ Donald
Trump hôm thứ Bảy ký thêm ba sắc lệnh hành pháp nữa, bao gồm một kế hoạch tiêu
diệt Nhà nước Hồi giáo, tổ chức lại của Hội đồng An ninh Quốc gia, và kéo dài
thêm ba năm một lệnh cấm những quan chức chính quyền tham gia vận động hành
lang sau khi rời Tòa Bạch Ốc.
Những
sắc lệnh này là diễn biến mới nhất trong một loạt những hoạt động mà ông Trump
đã thực hiện kể từ khi ông nhậm chức chỉ hơn một tuần trước.
Tòa
Bạch Ốc không công bố toàn văn những sắc lệnh này ngay tức thì.
Về
sắc lệnh kêu gọi một kế hoạch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo mà Tòa Bạch Ốc gọi là
ISIS, Tổng thống Trump nói: "Tôi nghĩ nó sẽ rất thành công." Sắc lệnh
này ra thời hạn 30 ngày cho hội đồng tham mưu để đưa ra một kế hoạch tiêu diệt
Nhà nước Hồi giáo.
Trong
một cuộc họp báo về những sắc lệnh hành pháp trước khi chúng được ký hôm thứ Bảy,
một quan chức chính quyền cho biết sắc lệnh này "sẽ là một tuyên bố sâu sắc
từ phía Hoa Kỳ rằng chúng tôi quyết tâm chấm dứt sự tàn bạo này. ... Kết quả nhắm
tới sẽ cứu được một số lượng người dân lớn không thể biết được về mặt nhân đạo."
Sắc
lệnh về vận động hành lang áp đặt một lệnh cấm năm năm đối với những hoạt động
vận động hành lang của những thành viên trong chính quyền Trump sau khi họ rời
khỏi Tòa Bạch Ốc. Sắc lệnh này mở rộng lệnh cấm hiện tại, có thời hạn là hai
năm sau khi một cá nhân thôi phục vụ tổng thống.
Về
sắc lệnh tổ chức lại Hội đồng An ninh Quốc gia và Hội đồng An ninh Nội địa, ông
Trump nói: "Nó đại diện rất nhiều điều. ... Người ta đã nói về chuyện thực
hiện điều này suốt một thời gian dài. Từ nhiều năm nay."
Việc
tái tổ chức Hội đồng An ninh Quốc gia là để làm cho hội đồng ứng phó hữu hiệu
hơn trước những mối đe dọa kỹ thuật số.
Khi
được hỏi về những sắc lệnh hành pháp mà ông ký hôm thứ Sáu, trong đó có sắc lệnh
kêu gọi đình chỉ thị thực cấp cho công dân đến từ những nước thuộc diện
"quan tâm đặc biệt," Tổng thống nói, "đó không phải là lệnh cấm
người Hồi giáo, nhưng chúng tôi hoàn toàn chuẩn bị sẵn sàng. Nó đang được thi
hành rất tốt. Chúng ta sẽ có một lệnh cấm rất, rất nghiêm ngặt và chúng ta sẽ
phải rà soát cực kỳ gắt gao và lẽ ra chúng ta nên có lệnh cấm này trong nhiều
năm qua."
Sắc
lệnh này cũng cấm bất cứ người tị nạn Syria nào nhập cảnh Mỹ trong một khoảng
thời gian vô hạn định, cho đến khi Tổng thống đưa ra quyết định khác.
Ngoài
ra hôm thứ Sáu, ông Trump cũng ký một bản ghi nhớ của tổng thống dành cho bộ
trưởng quốc phòng mới và Văn phòng Quản lý Ngân sách, định ra trách nhiệm của họ
trong việc thẩm định những chính sách an ninh của quốc gia.
VOA
30.01.2017
Ông Trump giơ một sắc
lệnh hành pháp, và cảnh người biểu tình phản đối.
Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 29/1 đã lên tiếng giữa sự chỉ trích từ cộng đồng
quốc tế, sự tức giận của các nhà hoạt động dân quyền cũng như các thách thức
pháp lý liên quan tới sắc lệnh hành pháp của ông về việc ngưng cho nhập cảnh
người tị nạn và người dân từ 7 quốc gia có phần đông dân số là tín đồ Hồi giáo.
Trong
một hành động được coi là mạnh mẽ nhất kể từ khi nhậm chức hôm 20/1, ông Trump
hôm 27/1 tạm ngưng cho nhập cảnh người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, và cấm
vĩnh viễn người tị nạn từ Syria, và thực thi lệnh cấm kéo dài 90 ngày đối với
các công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen.
Tân
Tổng thống Mỹ viết trên Twitter hôm 29/1: “Đất nước chúng ta cần các biên giới
vững mạnh và việc thẩm tra kỳ càng, ngay lúc này. Nhìn xem những gì đang xảy ra
khắp châu Âu, và trên toàn thế giới – một mớ hỗn độn khủng khiếp”.
“Các
tín đồ Công giáo ở Trung Đông đã bị xử tử với số lượng lớn. Chúng ta không thể
cho phép nỗi kinh hoàng này tiếp diễn”, ông Trump viết thêm.
Ông
Trump cho rằng mệnh lệnh hành pháp trên nhằm bảo vệ người dân Mỹ khỏi mối đe dọa
của các phần tử thánh chiến Hồi giáo.
Tuy
nhiên, thượng nghị sĩ John McCain lại cho rằng việc làm đó sẽ tạo cơ hội cho
Nhà nước Hồi giáo có cơ hội để tuyên truyền, theo Reuters.
Không
chỉ ở trong nước Mỹ, mà cả đồng minh truyền thống trên thế giới của Mỹ cũng lên
tiếng chỉ trích.
Thủ
tướng Canada Justin Trudeau đã lên Twitter để bày tỏ thái độ của đất nước mình
đối với người tị nạn: "Xin gửi lời đến những người chạy trốn khỏi sự đàn
áp, khủng bố và chiến tranh, người Canada sẽ chào đón quý vị, bất kể quý vị có
đức tin gì. Sự đa dạng là sức mạnh của chúng ta. #Hoan nghênh quý vị đến với
Canada của chúng tôi".
Tòa
án liên bang vào cuộc
Một
tòa án liên bang đã can thiệp sau khi sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ
Donald Trump về hạn chế người từ bảy quốc gia đông dân theo Hồi giáo nhập cảnh
vào Mỹ dẫn đến sự hoang mang rộng khắp khi những người tị nạn, những người có
thẻ xanh, sinh viên và người lao động bị giữ lại tại các sân bay Mỹ hoặc bị cấm
lên các chuyến bay quốc tế đến Mỹ
Cuối
ngày thứ Bảy, 28/1, Thẩm phán Khu vực tư pháp Liên bang Ann Donnelly ở New York
đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời ngăn chặn việc trục xuất những người có thị
thực hợp lệ đã bị cầm giữ sau khi hạ cánh tại các sân bay Mỹ. Lệnh này cũng
ngăn chặn việc tạm giữ bất cứ ai có đơn xin tị nạn đã được phê duyệt.
Một
tuyên bố của Bộ An ninh Nội địa ban hành đầu ngày Chủ nhật, 29/1, cho biết họ sẽ
"tuân thủ theo các lệnh tư pháp", nhưng cũng nói thêm bộ cũng sẽ
"thực hiện Sắc lệnh Hành pháp của tổng thống để đảm bảo rằng những người
nhập cảnh vào Hoa Kỳ không tạo ra mối đe dọa cho đất nước hoặc người Mỹ chúng
ta".
*
Liên quan
No comments:
Post a Comment