Vì
tiền thì “chính quyền TPHCM” hay “chính quyền Hà Nội” đều giống y như
nhau thôi: Họ ăn tất tần tật không từ một cái gì, và “cạn tầu ráo
máng” với tất cả mọi thứ, chứ nào có riêng chi “lịch sử.” Tuy nhiên,
theo một blogger khác – Viết
Từ Sài Gòn – thì “vấn đề không nằm ở yếu tố kinh tế mà lại nằm ở
lĩnh vực chính trị.” Theo tôi chắc cả hai. Ngoài việc cưỡng chế đất đai
vì lợi nhuận, chuyện phá bỏ đình/chùa/đền/miếu/thánh thất/giáo
đường và những cơ sở tôn giáo (ngoài vòng kiểm soát của nhà nước)
vốn là chủ trương bất biến và xuyên suốt của những người CSVN. Họ
cũng đang họ “cổ võ” hay “khuyến khích” loại tín ngưỡng thực dụng
như Hầu Đồng hay Hầu Bóng. Bởi thế, nên giới quan chức dùng cả chục
chiếc xe ô tô (trong giờ hành chính) để đi “hầu” mà vẫn được coi như
là chuyện riêng tư, được pháp luật cho phép và bảo vệ!
*
Khen
ai khéo vẽ sự lên đồng
Một
lúc lên ngay sáu bảy ông...
Ðồng
giỏi, sao đồng không giúp nước
Hay
là đồng sợ súng thần công? - Tú Xương
Tôi
vừa nhìn thấy qua F.B hình Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam cao
ngất ngưởng, ở giữa lòng Hà Nội.
Ảnh: Ngô Nhật Đăng
Bức
ảnh khiến tôi nhớ đến một đoạn văn mô tả cảnh “bắt đồng” trong hồi
ký (Chiều
Chiều) của Tô Hoài.
"Chúng
tôi xộc lên gác. Cái gác lửng cạnh sân thượng, trong phòng mù mịt khói hương.
Góc trong, người cung văn già, áo đại cán, chòm râu lưa thưa, quần vải nhuộm cậy,
cây đàn với người nghiêng ngả ê a bên một bà, tôi đã nhận ra mụ Na béo phục phịch.
Mụ Na kéo trên đầu xuống một vuông nhiễu điều, miệng nhai trầu, mặt đỏ như uống
rượu. Xung quanh, mấy bà nạ dòng đương rì rầm khấn vái.
Thấy
người lố nhố, tất cả im bặt.
Trên
bàn thờ, khói hương trắng mờ. Mấy nải chuối xanh chồng lên nhau giữa mâm ngũ quả.
Hai bên chân án thư dán hai con thanh sà bạch sà bằng giấy viền trang kim vàng
choé miệng há ngậm hòn ngọc giấy điệp nhấp nhánh. Cái đuôi con rắn ngoắt lên.
Mấy
người quay ra, ơ mặt nhìn cô công an. Cô Đàng đội mũ lưỡi trai, áo kà ki vàng cứng
nếp, nom oai vệ nhất. Tưởng cô ấy sắp lấy còng số 8 ra xích cả lại.
Mụ
chủ nhà bỏ hẳn vuông nhiễu trên đầu xuống, trông rõ không phải vuông lụa vuông
nhiễu, mà là hai ba cái khăn quàng đỏ của trẻ đi học khâu ríu lại.
Tôi
hỏi:
-
Bà là bà Na?
-
Thưa vâng.
-
Thế này là tụ tập trái phép làm mê tín dị đoan... Tôi nhân danh chính quyền cấm
gia đình từ nay không được phạm vào đồng bóng dị đoan. Chúng tôi tịch thu các đồ
mê tín. Yêu cầu các đồng chí bảo vệ làm việc...”
Hề
Hoài Linh hầu đồng: Ảnh: Đất
Việt
Tô Hoài đã lìa trần. Đám công an và dân phòng
cùng đi “bắt đồng” với nhà văn năm xưa, nếu chưa mồ yên mả đẹp, cũng
đều đã trở thành những ông già bà lão cả rồi. Chả ai còn sức để
có thể “xộc lên” những cao ốc cao chót vót, giữa lòng Hà Nội, để
“nhân danh chính quyền cấm đồng bóng dị đoan” như trước nữa.
Việc “chính quyền cấm đồng bóng dị đoan” nay cũng
đã qua. Đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới. Mọi người, nhất là
giới quan chức, đang có những “đam mê” mới – theo tin loan của báo Người
Tiêu Dùng:
"Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng.
Đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” mà
không ít người đam mê.
Trong số những người theo nét văn hóa tín ngưỡng “Hầu
đồng” này, một số cán bộ có chức, có quyền rất thành tâm khi đi “hầu đồng”, có
cán bộ của Bộ Y tế đi "hầu đồng" điều một lúc 7 chiếc xe ô tô, đi cả
trong giờ hành chính, đến bao trọn đền Bảo Lộc (tỉnh Nam Định) để ngồi "hầu
đồng" mong được “thăng quan tiến chức”...
Theo ghi nhận, trong khoảng thời gian từ 12h đến
17h30 ngày thứ 7 (ngày 1/10/2016), một trong những ngày mà ông Phạm Văn Tác, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) kéo đoàn xe đi "hầu đồng", đền Bảo
Lộc chỉ tiến hành cầu “may mắn” cho ông Tác và không cho người lạ vào khu vực.
Có tất cả 7 chiếc ô tô trong đoàn “hầu đồng” đến đền Bảo Lộc.
Trong buổi hầu đồng, theo nguồn tin cung cấp, ông Phạm
Văn Tác mua lễ 110 triệu đồng, đặt lễ 80 triệu đồng và mục đích chính của việc
này là cầu “thăng quan tiến chức”.
Được biết, trong 4 tháng qua, ông Tác đi "hầu đồng"
đến 17 lần và mục đích chính cũng chỉ như lần này: “Thăng quan tiến chức”."
Trong một chế độ mà “ghế ít đít nhiều” thì
việc cầu cõi âm (hay “cõi trên”) cho được “thăng quan tiến chức” là
một nhu cầu tất yếu, và được luật pháp “bảo đảm” – như thông tin của
báo An
Ninh Thủ Đô:
"Ngày 10-10, Bộ Y tế đã nhận được đơn kiến nghị
của ông Phạm Văn Tác phản ánh về việc ngày 9-10, Báo điện tử Người tiêu dùng
thuộc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có đăng bài phản ánh về
việc ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế đi “hầu đồng” cầu
thăng quan tiến chức.
Sau khi nghiên cứu vụ việc, đối chiếu với các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ Y tế có ý kiến như sau: “Việc ông Phạm Văn Tác
tổ chức lễ tạ đền Bảo Lộc thờ Đức thánh Trần là việc cá nhân, gia đình đồng
chí, không liên quan đến công việc của ngành y tế.”"
Dùng một lúc bẩy chiếc xe ô tô đi hầu đồng,
trong giờ hành chính (và mua lễ cả trăm triệu) để cầu thăng quan tiến
chức... mà được coi chỉ “là việc cá nhân, gia đình đồng chí, không liên
quan đến công việc của ngành y tế” thì quan niệm của bà Bộ Trưởng Kim
Tiến về tình đồng chí - rõ ràng - rất thoáng!
Vụ trưởng Phạm Văn Tác hầu đồng. Ảnh: nguoitieudung
Thiệt là may phước cho ông Vụ Trưởng. Nếu không
có chút tình “đồng chí” thì phen này nếu không bị lôi thôi lớn, e
cũng lôi thôi lắm. Ông Tống Hồ Phương, người dựng tượng Ðức Thánh Trần - ở
xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng - không có được sự may mắn
tương tự - theo tường trình của biên tập viên Hoà
Ái, RFA:
“Vụ việc chính quyền địa phương không cho phép người
dân đặt tượng thờ Đức Thánh Trần-Hưng Đạo Vương trên bục, trong khuôn viên gia
đình ở Lâm Đồng làm dấy lên quan ngại rằng dân chúng Việt Nam thể hiện tín ngưỡng
thuần Việt của họ như thế nào mới là đúng luật?
Ông Tống Hồ Phương kêu cứu kể từ ngày 4 tháng 1 năm
2017, là thời điểm dựng tượng Đức Ông-Trần Hưng Đạo, cao khoảng 1,6 mét lên bục.
Trong vòng ba ngày liên tiếp, cho đến ngày mùng 6 tháng 1, chủ tịch và phó chủ
tịch cùng công an và cán bộ địa chính xã Ninh Gia đến tận nhà yêu cầu gia đình
hạ tượng. Anh Nguyễn Xuân Quang, cháu của ông Tống Hồ Phương kể lại diễn tiến của
vụ việc:
“Bắt đầu xây cái bục tầm khoảng ngày 9, ngày 10
tháng 12. Mình xây xong thì họ chẳng nói gì hết. Khi đưa tượng Ông về thì họ
nói là vi phạm không có giấy phép xây dựng. Họ kêu phải tháo dỡ tượng Ông xuống.
Biên bản lập yêu cầu tháo dỡ xuống. Gia đình em xin không tháo dỡ mà để Ông đứng
đó. Họ mới nói dời cái lư hương, không cho để bát nhang, thắp nhang. Gia đình mới
dời cái lư hương. Mình xin thì họ đồng ý như vậy, nhưng họ nói miệng rằng trong
vòng 60 ngày nếu không có một công văn nào phản hồi cho họ thì họ vào làm việc;
không có giấy phép xây dựng thì họ phạt từ 3 đến 5 triệu đồng và họ cưỡng chế.”
Việc “tháo dỡ” và “cưỡng chế” một pho tượng,
trong khuôn viên của gia đình, với số tiền phạt vài ba triệu bạc –
nói nào ngay – chỉ là chuyện nhỏ, và có tính cách cá nhân. Ở tầm
mức quốc gia, liên quan đến tôn giáo/tín ngưỡng, nước Việt còn có
lắm chuyện kinh thiên/động địa hơn nhiều, theo lời của blogger Nguyễn
Anh Tuấn:
“Trước thì san bằng Chùa Liên Trì, nay lại định giật
sập Tu viện và Nhà thờ Thủ Thiêm có lịch sử tới 177 năm trước cả khi thực dân
Pháp đến Việt Nam, chính quyền TPHCM đang cho thấy vì tiền họ có thể cạn tàu
ráo máng với lịch sử như thế nào ...”
Vì tiền thì “chính quyền TPHCM” hay “chính
quyền Hà Nội” đều giống y như nhau thôi: Họ ăn tất tần tật không từ
một cái gì, và “cạn tầu ráo máng” với tất cả mọi thứ, chứ nào
có riêng chi “lịch sử.” Tuy nhiên, theo một blogger khác – Viết Từ Sài Gòn – thì
“vấn đề không nằm ở yếu tố kinh tế mà lại nằm ở lĩnh vực chính trị.”
Theo tôi chắc cả hai. Ngoài việc cưỡng chế
đất đai vì lợi nhuận, chuyện phá bỏ đình/chùa/đền/miếu/thánh
thất/giáo đường và những cơ sở tôn giáo (ngoài vòng kiểm soát của
nhà nước) vốn là chủ trương bất biến và xuyên suốt của những người
CSVN. Họ cũng đang họ “cổ võ” hay “khuyến khích” loại tín ngưỡng
thực dụng như Hầu Đồng hay Hầu Bóng. Bởi thế, nên giới quan chức
dùng cả chục chiếc xe ô tô (trong giờ hành chính) để đi “hầu” mà vẫn
được coi như là chuyện riêng tư, được pháp luật cho phép và bảo vệ!
Khi mà cả nước đều “lên đồng” và “đời sống
tâm linh” của mọi người chỉ còn giới hạn vào việc cầu xin lợi lộc
cho cá nhân (hoặc gia đình) thôi thì bọn cầm quyền hiện hành – tất
nhiên – cũng cảm thấy sẽ bớt lo lắng hơn nhiều về sự tồn vong của
chế độ. Bởi thế, Wikipedia (tiếng
Hà Nội) nay có đoạn sau:
Trong cách mạng, các đền phủ không chỉ là nơi hương
khói phụng sự mà nhiều nơi là căn cứ cách mạng nơi cứu dân độ thế.
"Ai bảo là đồng không giúp nước
Âm phù dương trợ chẳng kể công"
27.1.2016
No comments:
Post a Comment