Thứ Hai, 01/02/2017 - 10:36 — VietTuSaiGon
Tết dương lịch 2017 vừa trôi qua, vẫn còn phảng phất
không khí, Tết âm lịch, tức Tết Nguyên Đán cũng đang cận kề, khi đã bước qua
tháng Chạp, nghĩa là thời gian để đón năm mới chỉ còn đếm ngược, đây cũng là
khoảng thời gian mà theo thói quen, tập tục của người Việt là một cuộc đại đoàn
tụ gia đình, ở đó, mọi lời điều tốt đẹp, mọi ước mơ được gửi gắm, ký thác qua lời
chúc đầu năm và sự nồng ấm người ta dành tặng cho nhau để cùng đón một vận hội
mới. Nhưng với tình hình Việt Nam hiện tại, liệu có được một cái Tết cho ra Tết?
Vì chưa năm nào mà cho đến những ngày thượng nguyên
của tháng Chạp, ruộng đồng, bờ bãi của người nông dân vẫn trơ nước với sình như
năm nay. Thường niên, cứ đến cuối tháng 11 thì lúa đã bắt đầu lên xanh, đến giữa
tháng Chạp thì người nông dân làm cỏ đợt thứ nhất và yên tâm đón Tết. Thế nhưng
năm nay mọi chuyện lại khác.
Những trận lũ do thủy điện xả đập liên tục đã lấy đi
mùa màng, niềm hi vọng của người nông dân, thậm chí có gia đình cho đến thời điểm
này, không khí tang tóc, đau khổ, tiếc thương vẫn còn hiện hữu mọi nơi chỉ vì xả
đập. Để đảm bảo những con đập được hoạt động ổn định, không bị rạn nứt, hàng
triệu người dân, hàng triệu số phận bỗng chốc trở nên lạnh lẽo, hiu quạnh và mất
mát, tang thương. Thay vì được đón một cái Tết sum vầy thì Tết trở thành quãng
thời gian để người ta phải ngồi âm trầm nhớ người thân, im lặng mà hoàn hồn sau
một mùa mưa lũ!
Và đâu riêng gì mưa lũ, rừng chết, biển chết, hàng
triệu số phận khác của các gia đình ngư dân phải trả giá cho một lần xả độc của
Formosa Hà Tĩnh. Rồi Sài Gòn, Tây Ninh, Tây Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên… Dường
như tỉnh nào, nơi nào cũng có sự cố, toàn những sự cố nổi cộm, gây ảnh hưởng đến
cả một cộng đồng người và làm hư hại cả một vùng thiên nhiên. Có thể nói chưa
bao giờ đất nước lại dập nát và khủng hoảng như hiện tại. Nói như vậy nghe có
hơi quá không? Thì người ta vẫn sống đó thôi, người ta vẫn cứ phải đi làm, ăn uống,
sinh con đẻ cái và lại lòng vòng trong cái quĩ đạo ấy cả ngàn năm nay, hà cớ gì
chuyện bây giờ?
Thì nếu hỏi vậy thì nó ra vậy, có gì đâu để bàn! Vấn
đề là sau mọi nỗ lực, sau mọi gìn giữ và xây đắp, mọi thứ bỗng dưng đổ ầm, mọi
thứ tiêu tan và biết kẻ gây ra tội lỗi, những kẻ ấy vẫn cứ sờ sờ ra đó, thậm
chí phè phỡn, hưởng lạc ngay trong lúc đồng loại của bọn họ phải gồng lưng chịu
trận nhưng rồi đâu lại vào đó, người dân khổ vẫn cứ khổ, kẻ phạm tội vẫn cứ nhởn
nhơ…
Người ta nói rằng cha nó lú có chú nó khôn. Trong
lúc nhân dân cả nước phải oằn vai chịu đau do những nhóm lợi ích, những nhóm tư
bản đỏ gây ra và do cả những kẻ ngoại bang mang tới. Trong trạng huống này, nhà
nước phải đứng vai trò cha mẹ, đứng ra bảo vệ con dân, bảo vệ những “ông chủ,
bà chủ” đã đóng góp từng đồng thuế để nuôi lấy nhà nước.
Và người đứng đầu nhà nước, đại diện tối cao của nhà
nước (mặc dù chức vụ ông ta không phải là đứng đầu nhà nước nhưng thực quyền
thì không ai mạnh hơn ông ta) Nguyễn Phú Trọng lẽ ra phải đứng ra để đấu tranh,
tìm mọi cách, bằng mọi giá bảo vệ nhân dân, giữ sự bình an cho dân tộc, quốc
gia… Thì đằng này, ông Trọng ngang nhiên đi bắt tay với giặc. Cái tên Trọng Lú
mà người dân dành cho Nguyễn Phú Trọng thực ra cũng là chút tôn trọng cuối cùng
mà nhân dân dành cho ông ta, nhân dân vẫn xem ông ta là cha là mẹ, là người đứng
mũi chịu sào khi hữu sự. Nhưng vì cách hành xử của ông ta rõ ràng là cách hành
xử của một ông “cha nó lú”. Trọng Lú là do vậy mà có.
Nhưng ở đây, khi Trọng bị lú thì có thằng “chú khôn”
nào không? Xin thưa là cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy ông “chú khôn”
nào xuất hiện, chỉ thấy toàn những ông chú nói lời có cánh, nói tít tận trên
mây theo kiểu “phải biến Sài Gòn thành một hòn ngọc chiếu sáng viễn đông” hay
“phải biến Đà Nẵng thành một thành phố vùa là Singapore vừa là Dubai”, hay “nếu
thép Cà Ná gây ô nhiễm thì tôi xin từ chức”… Đủ các kiểu nói lời có cánh! Chưa
dừng ở đó, cha lú Nguyễn Phú Trọng lại nện thêm một câu “Nhìn tổng quát, có bao
giờ đất nước được như hôm nay?”. Đến nước này thì miễn bàn!
Một cái Tết đang đền gần, rất gần với bộn bề lo toan
của người dân, mùa màng vẫn còn dang dở, trời miền Bắc giá rét, trâu bò, heo gà
sống không qua mùa Đông, người già lạnh không có chăn, miền Nam thì Sài Gòn lụt
lội, Tây Nam Bộ khô hạn, nhiễm mặn, miền Trung co cụm trong nạn biển, nạn rừng,
nạn thủy điện… Chẳng nơi nào bình yên. Một cái Tết ảm đạm, cho dù người ta có
gượng cười, có cố gắng nhoẻn môi thì cũng chẳng thể nào vui!
Một cái Tết mà người nông dân chỉ biết trông đợi vào
con cái đang làm công nhân ở xa mang một chút hơi ấm về để cho không khí vui
lên, đỡ ảm đạm. Nhưng đời sống của công nhân hiện nay ra sao? Liệu họ cói đủ tiền
để cuối năm về quê ăn Tết cùng gia đình? Lại là một câu chuyện đau lòng xâu chuỗi,
có tính liên tục dưới sự quản lý, lãnh đạo “thiên tài” của đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tết đến mà sao chỉ toàn thấy chuyện buồn, lẽ nào
không có chuyện vui để mà nói? Xin thưa là có đấy, bởi trong đau khổ đã chứa mầm
hạnh phúc, trong sự ảm đạm đã mang ánh sáng của sự sống và trong cơn đại họa từ
Bắc chí Nam, trong cảnh nhân dân bị nhà nước chơi trò đem con bỏ chợ, trong bối
cảnh mà thông tin thế giới phẵng đã phơi bày mọi thứ, khoảng cách không còn là
trở ngại… Người dân, đại bộ phận nhân dân, kể cả các đảng viên Cộng sản cao cấp,
các trí thức Cộng sản đã nhận chân được vấn đề, đã nhìn thấy sự khốn cùng của
chế độ cũng như đã nhìn thấy sự thối nát không thể bao che của chế độ, chắc chắn
rằng người ta hiểu mình nên làm gì và nên chọn thái độ như thế nào cho phù hợp
với tương lai, với sự tồn vong dân tộc.
Cũng may mắn rằng mọi thứ cặn bã của lịch sử Việt
Nam đã thực sự phơi bày, lột trần một cách rốt ráo trong nhiều nằm và đỉnh điểm
vào năm 2016. Điều này giống như một trận lũ, nó làm tan nát mùa màng quen thuộc
nhưng nó lại mang những hạt mầm dân chủ vốn co cụm, ẩn mình ở đâu đó để lan tỏa
khắp mọi nơi. Vấn đề ý thức về thân phận cá nhân cũng như thân phận dân tộc được
nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết mặc dù chỉ mới dừng ở quan tâm trong đại bộ
phận nhân dân.
Và câu chuyện lịch sử dân tộc có thể được thay đổi nếu
như hạt mầm dân chủ tiếp tục cựa mình và phát triển, ý thức dân chủ được chuyển
hóa thành những hành động cụ thể cho mục tiêu con người, mục tiêu dân tộc. Vấn
đề này không dễ mà không khó đối với Việt Nam.
Không dễ bởi dân tộc Việt Nam đã ngủ quên đến vài thế
hệ trong nền độc tài Cộng sản và đánh thức dân tộc là một câu chuyện nan giải.
Nhưng dễ bởi khi người ta ngủ quên trong một cái chăn có quá nhiều rệp, tự những
con rệp gây ngứa sẽ buộc người ta phải thức dậy và giũ cái chăn cho sạch sẽ, tự
làm vệ sinh cho bản thân.
Năm 2017, Việt Nam trở nên lớn mạnh hay yếu hèn, chết
vùi trong cơn mê ngủ, trở nên mạnh mẽ, tràn trề sinh khí mùa xuân hay ủ rũ mùa
Đông? Câu trả lời này thuộc về ý thức tự làm chủ của mỗi người dân. Dù sao, tôi
cũng xin chúc một năm mới an lành và thành công! Bởi tôi tin mùa xuân dân tộc
đang đến rất gần!
No comments:
Post a Comment