Zachary Abuza - The Diplomat
Trà
Mi chuyển ngữ
Posted on January 1, 2017 by editor — 0
Comments
“Tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là Người
Miền Bắc.” – Nguyễn Phú Trọng.
*
Đấu
đá nội bộ trước Đại hội giữa kỳ
Đinh Thế Huynh đi Bắc
Kinh gặp Tập Cận Bình và đến Hoa Thịnh Đốn gặp John Kerry (Tháng 10, 2016). Nguồn
DCVONline tổng hợp.
Từ 24 đến 30 tháng 10 năm 2016, Đinh Thế Huynh, một thành viên cao cấp của Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị đã có chuyến thăm chính thức đến Hoa Kỳ dù ít người để ý đến. Nó đã gần như không gây tiếng vang nào trong giới truyền thông tại Hoa Kỳ nhưng lại quan hệ mật thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Vào tháng Giêng năm 2016, đảng Cộng sản Việt Nam đã
tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 12 bầu một Ủy ban Trung ương, một Bộ Chính trị mới,
nhưng bất ngờ, để Tổng Bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ở ghế
cao nhất đảng. Mặc dù Trọng đã được bầu làm TBT với nhiệm kỳ năm năm, người ta
vẫn tin rằng ông Tổng Bí thư 73 tuôi này chỉ giữ vai trò đó một nửa nhiệm kỳ là
nhiều nhất.
Đại hội Đảng tháng Giêng 2016 được cho là đã giải
quyết sự chia rẽ chính trị nghiêm trọng trong đảng. Nhưng chưa đầy một năm sau
đã có bằng chứng về sự đấu đá trong nội bộ đảng và cuộc chạy đua giành vị trí
hàng đầu, cho thấy Trọng sẽ về hưu sớm hơn người ta nghĩ. Chính trị nội bộ đảng
cộng sản Việt Nam, tuy trắng đục nhưng lai rất linh động.
Đinh Thế Huynh là một người lý luận chuyên nghiệp của
đảng cộng sản Việt Nam. Ông học ngành báo chí ở Liên Xô trong những năm 1980,
và leo thang quyền lực ở cơ sở truyền thông do đảng kiểm soát, mà đỉnh cao là Tổng
biên tập của tờ Nhân Dân. Huynh trở thành nhà tư tưởng và tuyên truyền hàng đầu
của đảng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 vào năm 2011. Ở vị trí
đó, ông đã có ảnh hưởng đáng kể đối với ý thức hệ, giáo dục, và việc giám sát
giới truyền thông.
Trong cuộc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12,
Huynh đã vận động để trở thành Tổng Bí thư. Ông là là lựa chọn của những người
bảo thủ trong đảng, những người sợ sự toàn cầu hóa ngày càng tăng của Việt Nam
khi hội nhập vào hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quan
trọng hơn, họ lập luận rằng Đảng ngày càng bị giới kỹ trị của chính phủ loại ra
ngoài những quyết định quan trọng cho Việt Nam. Mặc dù ông không được bầu làm Tổng
Bí Thư, đại ca của ông, Trọng, đã được miễn tuổi một lần nữa để vẫn là Tổng Bí
thư. Mặc dù Huynh không còn là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông ấy vẫn là
Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương; như thế, Huynh, ít nhất vẫn nhà tư tưởng
hàng đầu của đảng.
Vài ngày trước chuyến đi tới Washington, Huynh đã đến
Trung Quốc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao gồm cả Tập Cận Bình. Sau sự kiện giàn
khoan HYSY-981 vào năm 2014, Trung Quốc đã làm việc cần mẫn để hàn gắn quan hệ
giữa hai đảng cộng sản, một đối trọng với các mối quan hệ nhiều nguy hiểm giữa
hai chính phủ và quân đội hai nước. Huynh, người chưa bao giờ giữ chức trong
chính phủ và được biết đến như là người cộng sản bảo thủ về ý thức hệ, đương
nhiên là người đối thoại với Bắc Kinh, nơi vẫn còn coi trọng mối quan hệ lịch sử
và tìnhhuynh đệ giữa hai đảng cộng sản.
Chuyến đi của Huynh tới Mỹ làm mốt số hụt hẫng. Ông
ta hiếm khi đi đến những quốc gia ngoài khối cộng sản hoặc khu vực quanh Việt
Nam, nhưng ở Hoa Kỳ, Huynh đã gặp các quan chức chính phủ cao cấp trong đó có
Ngoại trưởng John Kerry, Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes, Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman, và những người khác. Điều thú vị là, Hoa Kỳ
đã đặt cho Huynh những chức danh mới như “Ngài” (His Excellency) và “Thư ký điều
hành” (Executive Secretary).
[Người Mỹ lúng túng khi phải dịch sang tiếng Anh một
số vai trò trong đảng cộng sản Việt Nam mà họ chưa quen thuộc. “Executive
Secretary tiếng Mỹ tương đương với “Thư ký điều hành” nhưng thực nghĩa là “Thường
trực Ban Bí thư Trung ương Đảng” của đảng Cộng sản Việt Nam. Huynh không phải
là người đứng đầu nhà nước, và chỉ là một đảnh viên cao cấp hiện đang xếp hạng
thứ năm trong Bộ Chính trị. — TM]
Chuyến đi Mỹ là để Huynh mở rộng tiếp xúc của mình với
thế giới bên ngoài và để giới thiệu ông với giới lãnh đạo thế giới. Chuyến đi Mỹ
hồi cuối tháng Mười là chỉ dấu khá rõ cho thấy Huynh sẽ thừa kế vai trò của Trọng
làm Tổng Bí thư đảng cộng sản tại Đại hội giữa kỳ.
Không phải tất cả đảng viên trong đảng đều ủng hộ việc
thăng tiến rõ ràng của Đinh Thế Huynh. Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước hiện nay,
là một ứng cử viên hàng đầu để trở thành Tổng bí thư tại Đại hội lần thứ 13
trong năm 2021. Mặc dù có sự hỗ trợ đáng kể cho Huynh trở thành lãnh đạo đảng ở
Đại hội lần thứ 12, cuối tháng Giêng 2016, nhưng Huynh được coi là quá trẻ và cần
nhiều kinh nghiệm rộng lớn hơn. 2021, Quang sẽ 65 tuổi, không cần được miễn tuổi
(mặc dù đã có những cáo buộc cho rằng Quang đã khai man về tuổi của mình để đủ
điều kiện ngồi ghế lãnh đạo ở Đại hội 12), nhưng đã có nhiều kinh nghiệm hơn về
hai mặt an ninh và kinh tế quốc gia.
Sự bất lực của Quang trong việc ngăn chặn Huynh trở
thành Tổng Bí thư là điều đáng ngạc nhiên. Trong mười năm qua, ông là Thứ trưởng,
sau đó Bộ trưởng Bộ Công an. Quang biết mọi thứ về tất cả mọi người, và trong
quá trình mười năm đã cài đặt tay chân vào mọi ban ngành trong chính phủ. Ông
đã bắt đầu đưa ảnh hưởng của mình về việc hiện đại hóa ngành công an và quân sự
và được biết đến là người rất có trình độ, một người thực dụng hơn là một nhà
lý luận. Ông cũng đã tỏ ra bực bội với vai trò Chủ tịch Nước, phần lớn là một vị
trí có tính nghi lễ.
Trong nhiều cách, sự bổ nhiệm Huynh có thể là chỉ
đơn giản là để thưởng cho một đảng viên trung kiên, với một vài năm ở vị trí
hàng đầu của đảng. Trừ khi Huynh được miễn tuổi, ông ta sẽ không đủ điều kiện
tiếp tục giữ ghế trong Quốc hội thứ 13, vào năm 2021 (đã 68 tuổi). Quang, có thể
chỉ đơn giản là chờ sự không thể tránh khỏi, mua thời gian, xây dựng mạng lưới
hậu thuẫn cho mình, tự tin rằng ông có thể giữ Huynh ở thế kẹt trong 2-3 năm tới.
Nó có thể không có lợi khi phải bỏ vốn chính trị hoặc phải đẻ ra kẻ
thù chính trị trong thời gian tới để ngăn chận những gì Quang hy vọng là sự
thăng tiến tạm thời của Huynh.
Nhưng vai trò mới của Huynh sẽ không tốt cho sự
phát triển chính trị và kinh tế của Việt Nam. Huynh có thể gây ra rất nhiều thiệt
hại trong 2-3 năm, đặc biệt là với hệ thống chính trị bè phái của đảng Cộng sản
Việt Nam. Mặc dù Huynh ít khi nói về nền kinh tế một cách chi tiết và cụ thể,
Huynh theo ý thức hệ đối đầu với những đổi mới kinh tế cần thiết mà Việt Nam cần
phải làm để tránh bị kẹt trong cái bẫy là một nước có thu nhập trung bình.
Huynh đã lên tiếng phản đối việc tư nhân hóa một số trong 2.500 doanh nghiệp
nhà nước,những công ty đang mắc nợ lớn, ngày càng tăng cao, gây lo ngại cho Quỹ
Tiền tệ Thế giới.
Quan trọng nhất, ông đã chống lại những chính sách
không còn gây bất lợi cho khu vực tư nhân năng động như Anton Tsvetov đã viết
trong những trang này, đang gây ra hiệu ứng biến đổi về kinh tế và xã
hội. Đặc biệt, lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam và các ngành công nghiệp viết
phần mềm đã trở nên nổi bật. Nhưng họ dễ biến đổi, và cuối cùng, họ mâu thuẫn với
Việt Nam một nước có internet hạn chế nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, vì
sự đắc cử của Donald Trump tại Hoa Kỳ, việc phê chuẩn TPP đã được hoãn lại, tuy
Việt Nam vẫn tuyên bố sẽ thực hiện thỏa thuận thương mại đó. Trong khi Huynhsẽ
không phải là một người ủng hộ mạnh mẽ đối với hiệp đinh TPP, bất chấp những
tác động tích cực nó sẽ có đói với nền kinh tế của Việt Nam, trong lúc đó chính
phủ Việt Nam lại có vẻ rất cam kết tiếp tục những đồi mới cần thiết cho việc
gia nhập khối TPP.
Vào thời điểm khi mực tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại
do yếu tố bên ngoài, gồm cả sự thất bại của TPP, Việt Nam cần cải cách mạnh dạn
nhiều hơn, chứ không phải kém đi. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Uỷ ban kinh tế
của Quốc hội Việt Nam cho biết, “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những
gì chúng tôi đã lên kế hoạch.” Trong tháng 10 năm 2016, Ủy ban Chính
trị và Trung ương đảng cộng sản đã thông qua một nghị quyết tiếp tục mở cửa về
kinh tế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chịu giảm thuế cho những công ty tân lập từ
20 xuống 15 phần trăm.
Tuy nhiên, tự do hóa kinh tế đã song hành với một cuộc
đàn áp chính trị mới, một dấu hiệu thường đi trước sự chuyển đổi chính trị. Việt
Nam vẫn là một trong mười nước cai ngục hàng đầu, bắt giam nhà báo, hiện nay có
tám nhà báo đang ở trong nhà tù Việt Nam.
Nhưng năm nay có khác, với một vụ đổ hóa chất lớn hồi
tháng Tư đã dẫn đến việc cá biển chết hàng loạt khổng lồ ở miền Trung. Mặc dù
chính phủ phạt công ty Formosa Plastics, một trong những công ty đầu tư nước
ngoài lớn nhất nước, 500 triệu USD, phản ứng của chính phủ đã không làm vừa
lòng công chúng. Hồi tháng Chín có các cuộc biểu tình trên toàn quốc như chưa từng
có. Chính phủ đã không thể đàn áp các cuộc biểu tình quần chúng, lo ngại bị phản
ứng dữ dội của người dân, nhưng đồng thời, họ cũng sợ rằng cuộc biểu tình về
môi trường hiện nay sẽ đưa đến những hoạt động chống nhà nước rộng lớn hơn.
Vì vậy, chính phủ đã nhắm vào những nút chốt của các
cuộc biểu tình: đó là những blogger và giới lãnh đạo trực tuyến của phong trào
vì môi trường sạch. Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và phụ tá của ông, bị
bắt hồi tháng Mười năm 2014, bị kết án 5 năm tù hồi tháng 3 năm 2016, trong khi
Nguyễn Quang A đã bị bắt giữ và sách nhiễu, và bị ngăn cản không cho gặp Tổng
thống Obama vào tháng Năm, 2016. Gần đây nhất, chính phủ ccojng sản Việt
Nam bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka Mẹ Nấm), vì sự lãnh đạo của
bà kích động những cuộc biểu tình vì môi trường sạch.
Blogger vì môi trường
sạch: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm. Nguồn: DanLamBao
Dưới sự lãnh đạo Đinh Thế Huynh, chúng ta không nên
chuẩn bị thấy không có sự khoan nhượng với giới đối kháng, và những cuộc đàn áp
lớn hơn trên mặt truyền thông xã hội. Giới hoạt động nhân quyền đang cảnh cáo rằng
Đạo Luật mới đang gây tranh cãi về Tín ngưỡng và Tôn giáo không có gì khác hơn
nhắm để cắt trù dập hơn nữa xã hội dân sự non trẻ của Việt Nam.
Vụ cá chết hàng loạt đã có một tác động thực sự với
đảng cộng sản Việt Nam. Hồi cuối tháng Chín, hơn 500 Ki tô hữu nộp đơn kiện
Formosa với tư cách cá nhân. Điều này đã chính phủ và đảng cộng sản vào thế khó
xử. Họ là người kiểm soát các cơ quan tư pháp, và xoá bỏ những đơn kiện, hoặc
quyết định chống lại 500 nguyên đơn sẽ có hậu quả chính trị rất lớn cho chế độ.
Đồng thời, một phán quyết chống lại Formosa có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với
giới đầu tư nước ngoài và nền kinh tế. Chính phủ cuối cùng đã bác bỏ vụ kiện, với
lý do “thiếu bằng chứng về thiệt hại thực tế”.
[Sau khi bác bỏ hơn 500 lá đơn kiện Formosa, hậu quả
chính trị đối với chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Chưa ai thấy rõ. –
TM]
Nhưng người ta thực sự đang nhìn thấy những đấu đá
trong nội bộ chính trị của đảng cộng sản và những cuộc cuộc điều tra tham nhũng
chưa từng có và nổi bật đang diễn ra. Trong khi chống tham nhũng là điều tốt đối
với một nước yếu kém như Việt Nam, vấn đề là khi giới truyền thông do nhà nước
kiểm soát đưa tin về những vụ điều tra nổi bật lại không dinh gì đến việc giải
quyết tham nhũng mà chính ra là ngón đòn để hạ gục đối thủ chính trị và vây
cánh của họ. Gần đây có ít nhất ba ví dụ.
Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương
mại, trớ trêu thay người đã ký thỏa thuận TPP, gần đây bị điều tra vì đã bổ nhiệm
con của mình vào một vị trí lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước lớn. Ngoài tội
gia đình trị, Hoàng cũng bị điều tra về việc thuê một quan chức cao cấp Dầu khí
Việt Nam (sẽ bàn đến phía dưới) sau khi nhân vật này cũng bị bị điều tra về
tham nhũng. Đảng đã sa thải ông khỏi tất cả các chứng vụ hồi tháng Mười một và
đang cân nhắc về việc trục xuất ông ra khỏi đảng, trong khi Quốc hội đang điều
tra ông, mở đường cho các cáo buộc hình sự trong tương lai.
Trịnh Xuân Thanh, người chủ trì công ty cổ phần Xây
lắp dầu khí Việt Nam (PVC), một nhà thầu chính cho và cũng là công ty con của
công ty năng lượng nhà nước, đã bị điều tra việc thua lỗ 3,3 nghìn tỷ đồng Việt
Nam (147 triệu USD). Thanh hiện đang chạy trốn ra nước ngoài, và Việt Nam đã
ban hành Lệnh Đỏ để Interpol bắt Trịnh Xuân Thanh. Đây là một trường hợp đặc biệt
đáng chú ý, vì Trọng đã rất thẳng thắn về viên chức tương đối nhỏ này; Trọng chủ
trì các cuộc họp trục xuất Thanh ra khỏi Đảng và liên tục kêu gọi bắt Xuân
Thanh cho bằng được. Khả năng đi du lịch nước ngoài trong khi đang bị điều tra
đã đưa ra những câu hỏi khác, và một số người đã phỏng đoán rằng Thanh không thể
thoát khỏi Việt Nam mà không có sự trợ giúp ngầm của Cục xuất nhập cảnh, dưới sự
kiểm soát của Bộ Công an.
[Một trong nhiều tấm hình ở nước ngoài chụp Trịnh
Xuân Thanh đang cầm đọc cuốn “Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai”, dự
án chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, môt tổ chức chinh trị
cũng đang có rạn nứt trong tổ chức và lãnh đạo.– TM]
Một đồng nghiệp của Thanh, Vũ Đức Thuận, nguyên ủy
viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC đã bị bắt, trong một cuộc điều tra tương tự về
việc quản lý yếu kém tại công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Điểm chung trong ba cuộc điều tra này là Đinh La
Thăng, hiện là Bí thư Đảng ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Sự nghiệp của ba người, đặc
biệt là của Vũ Đức Thuận, đã theo sát hoạn lộ của Thăng qua thời gian Thăng làm
việc tại doanh nghiệp nhà nước, chính phủ và với đảng.
Bè cách của Trần Đại
Quang? Nguồn: DCVOnline tổng hợp.
Sinh năm 1960, Thăng là một trong những thành viên
trẻ nhất của Bộ Chính trị thứ 12 và đã được phe đổi mới trong đảng CSVN ủng hộ
như một nhà lãnh đạo trong tương lai. Phe bảo thủ trong đảng đã đưa Thăng vào tầm
ngắm của họ.
Đánh vào những nhân vật thân tín của ông đã đưa
Thăng vào thế thủ và đã giữ khoảng cách với họ. Trong tháng Mười, Thăng nói rằng
Trịnh Xuân Thanh sẽ bị theo đuổi và trừng phạt một cách nghiêm túc, nhưng nhóm
bảo thủ đã nhận thấy điểm yếu của Thăng và tiếp tục cuộc tấn công của họ chống
lại những nhân vật thân tín khác của Thăng. Tại thời điểm Đại hội Đảng lần thứ
12, có tin đồn rằng Trần Đại Quang đã phấn đấu để Thăng được đưa vào Bộ Chính
trị. Vì vậy, các cuộc tấn công chống lại Thăng và những nhân vật thân tín của
Thăng được xem là cuộc tấn công gián tiếp vào Trần Đại Quang, làm suy yếu vị
trí của Quang trong cả Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương.
Đại hội đảng lần thứ 12 đã nhằm dẹp tan những tranh
chấp phe phái lớn trong đảng cộng sản Việt Nam, ít nhất là trong một vài năm.
Tuy nhiên, đấu đá nội bộ trước giữa kỳ Đại hội đang xảy ra giữa ban ngày. Chính
trị sau bức màn tre của đảng cộng sản Việt Nam đang cố che giấu các cuộc đấu đá
dữ dội đang xảy ra. Trong khi nó có vẻ rất rõ ràng là nhà lý luận cộng sản Đinh
Thế Huynh có khả năng trở thành Tổng bí thư của đảng tại Đại hội giữa kỳ, và
các vận động chính trị thực sự cho Đại hội đảng lần thứ 13 vào năm 2021 rõ ràng
là đã bắt đầu.
[Trước khi Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12
khai mạc, Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố, “Tổng bí thư phải là người có
lý luận và phải là Người Miền Bắc.”
Đinh Thế Huynh sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã
Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từng là Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và
hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương.
Nguyễn Phú Trọng lại sắp sửa đúng thêm một lần nữa.
– TM]
*
Zachary Abuza là giáo sư tại trường Cao đẳng Chiến
tranh Quốc gia ở Washington, DC, chuyên về an ninh và chính trị Đông Nam Á .
Trên đây là quan điểm cá nhân.
© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
Nguồn: The Fault Lines in Vietnam’s Next Political Struggle. Infighting
ahead of the next mid-term Congress is already visible. By Zachary Abuza, The
Diplomat, December 23, 2016.
No comments:
Post a Comment