Kevin Rudd - Financial Times
Bình
Yên Đông lược
dịch
03/12/2016
Bắc Kinh ghét cay
ghét đắng cái không thể đoán trước. Với Trump, họ có cái không thể đoán trước
chiến lược ở quy mô lớn.
Trung
Hoa thích giao thiệp với người ác độc mà họ biết. Bắc Kinh rất sẵn sàng để giao
thiệp với một Tổng thống Hillary Clinton, nhưng cũng như hầu hết chúng ta, cơ
quan phụ trách chánh sách đối ngoại của họ không biết phải làm thế nào sau khi
Donald Trump đắc cử. Đây chính là cái tạo ra sự bấp bênh thật sự ở Bắc Kinh.
Các
phân tích gia về chánh sách của Bắc Kinh hiện đang làm việc ngày đêm để phác họa
tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ. Nói chung, có 3 trường phái chồng chéo lên
nhau. Phản ứng của Bắc Kinh đối với ông Trump sẽ được xếp đặt bởi những gì đang
thịnh hành. Dù bằng cách nào, nó sẽ thực dụng một cách hung bạo và rất xa vời với
lý thuyết.
Trường
phái thứ nhất có
thể gọi một cách đơn giản là trường phái “bất ổn”. Trung Hoa có một cách tiếp cận
rất bảo thủ với chánh sách quốc tế. Họ không thích cái không thể đoán trước. Với
ông Trump, họ nhận được cái không thể đoán trước ở quy mô lớn.
Trường
phái thứ hai là
lạc quan dứt khoát, bởi nhiều lý do. Những người ủng hộ thấy “những hỗn loạn”
trong kỳ bầu cử ở Hoa Kỳ như là một bằng chứng với dân số trong nước về nền dân
chủ cấp tiến Tây phương không thể thực hiện được. Họ cũng xem ông Trump như một
chánh trị gia chuyển tiếp, được các chủ thuyết về chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ
và tổ chức nhân quyền và tình báo làm nhẹ gánh nặng. Vì thế, đối với họ, ông là
một lãnh đạo có nhiều tiềm năng hơn để họ giao thiệp, trên phương diện an ninh
quốc gia hay chánh sách kinh tế.
Hơn
nữa, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – không có Trung Hoa
tham dự – nay đã chết, Bắc Kinh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn với cái sẽ thay thế
nó.
Luận
điệu chống Hồi giáo của ông Trump có tiềm năng làm hao mòn quyền lợi chiến lược
của Hoa Kỳ ở Indonesia và Malaysia, nơi mà Trung Hoa đã có những tiến bộ đáng kể
trong việc bành trướng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Rộng lớn hơn, những người lạc
quan xem lời lẽ tranh cử mơ hồ của ông Trump đối với các đồng minh Nam Hàn và
Nhật Bản làm gia tăng xác suất để láng giềng của Trung Hoa sẽ bắt đầu thích
nghi với quyền lợi của Bắc Kinh.
Những
người lạc quan cũng thấy một cơ hội về chánh sách ngoại giao cho Trung Hoa để
trở thành một người đi đầu, không chỉ là một người đi sau, đối với việc giải
phóng thương mại và thay đổi khí hậu – một mối lợi tiềm tàng cho năng lực mềm của
Trung Hoa.
Trường
phái thứ ba là
trường phái bi quan. Ông Trump, đối với họ, đã khẳng định Trung Hoa, chứ không
phải Nga, như là một đe dọa đáng để ý duy nhất đối với sức mạnh của Hoa Kỳ. Họ
xem kế hoạch tăng cường quân đội Hoa Kỳ của Tổng thống tân cử, đặc biệt là hải
quân, như là một hành động trực tiếp chống lại Trung Hoa.
Những
người bi quan xem “bình thường hóa” những mối quan hệ Mỹ-Nga – thí dụ, thỏa thuận
về Syria và Ukraine, có thể gồm cả việc bãi bỏ cấm vận – có thể tác động đến giọng
điệu, nội dung và mục tiêu của công quản chiến lược mà Bắc Kinh vừa hình thành
với Mạc Tư Khoa. Họ kết luận rằng điều này sẽ giúp cho Tổng thống Vladimir
Putin được tự do trong việc thỏa hiệp với Trung Hoa. Điều này xảy ra trong một
khung cảnh của mối quan hệ phức tạp và luôn thù địch giữa Mạc Tư Khoa và Bắc
Kinh từ thời Sa hoàng, và gần đây hơn, trong việc cạnh tranh ảnh hưởng chiến lược
ở Trung Á.
Những
người bi quan cũng ghi nhận rằng “đe dọa” kinh tế của Trung Hoa là trọng tâm của
thông điệp vận động tranh cử của ông Trump về lý do tại sao giới trung lưu Mỹ
đang đi thụt lùi và tại sao các kỹ nghệ đóng cửa và dời ra ngoại quốc. Họ xác định
rất đúng ông Trump, tự bản năng, là một người chủ trương bảo vệ nền kỹ nghệ
trong nước; khi ông nói về thuế tổng quát 45% đánh trên hàng hóa Trung Hoa, và
tuyên bố Trung Hoa là một “kẻ đầu cơ tiền tệ”, ông có thể không nói đùa – vì nó
có thể là thảm họa cho Hoa Kỳ, Trung Hoa và kinh tế thế giới trong việc theo đuổi
chiến tranh thương mại và tiền tệ.
Theo
quan điểm của những người bi quan, điều nầy sẽ đi vào trọng tâm của những ưu
tiên quốc gia của Trung Hoa hiện nay: có tên là thành quả tương lai của nền
kinh tế.
Hơn
thế, những người bi quan cho thấy rằng ông Trump ít quan tâm đến nhân quyền,
dân chủ và chủ nghĩa đạo đức ngoại lệ Mỹ tạo cho Hoa Kỳ một cơ hội sửa sai những
quan hệ chiến lược với các đồng minh truyền thống chẳng hạn như Philippines và
Thái Lan.
Trường
phái nào trong các trường phái trên sẽ thịnh hành ở Bắc Kinh? Sự thật là trái
banh đang nằm trong sân của ông Trump. Mỹ đã trở thành “biến số chiến lược”
trong mối quan hệ tương lai Hoa-Mỹ.
Tổng
thống tân cử gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh càng sớm
càng tốt. Cả hai lãnh đạo có lẽ sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ. Nhưng điều
này có thể tạo đủ sự tương kính hỗ tương để có được mối quan hệ có hiệu quả.
Điểm
mà hai lãnh đạo có thể thành công là Bắc Hàn, nơi mà đồng hồ nguyên tử đang chạy
nhanh. Một thỏa thuận về vấn đề này có thể đủ để tái xác định triệt để tương
lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ một cách sớm sủa trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Và
đó sẽ là “nghệ thuật thỏa hiệp” tối thượng.
Tác
giả là cựu Thủ tướng Australia và Chủ tịch của Asia Society Policy Institute ở
New York.
B.Y.Đ.
Dịch
gỉả gửi BVN
Nguồn
nguyên bản lấy từ trang viet-studies:
No comments:
Post a Comment