Monday, December 5, 2016

"KIẾM HÀNG CHỤC NGÀN EURO MỘT THÁNG" NHỜ TIN GIẢ VỀ TRUMP (Emma Jane Kirby - BBC News)




Emma Jane Kirby - BBC News
6/12/2016

Nhiều trang tin giả mọc lên trong chiến dịch bầu cử Mỹ có nguồn gốc từ một thành phố nhỏ của Macedonia. Tại đó, các thiếu niên bung ra các câu chuyện giật gân để có tiền nhờ quảng cáo.

Cậu thiếu niên ngồi trong quán cà phê trông thật trẻ - cậu ta đã không cạo râu vài ngày. Lông cằm và má cậu vẫn mềm. Áo khoác màu hải quân và áo sơmi trắng sạch khiến cậu trông như đang còn đi học.

Đó không phải hình ảnh mà sinh viên đại học 19 tuổi, Goran, muốn thể hiện.

"Người Mỹ yêu những câu chuyện của chúng tôi và chúng tôi có tiền nhờ chúng," cậu khoe, cho tôi thấy chiếc đồng hồ đắt tiền đang đeo. "Thật hay giả thì quan trọng gì."

Goran - không phải tên thật - là một trong nhiều, có lẽ hàng trăm thanh thiếu niên Macedonia, đứng đằng sau một ngành công nghiệp ở thành phố nhỏ Veles, tung ra hàng loạt tin giả ủng hộ Trump trong chiến dịch bầu cử Mỹ.

Goran bắt đầu tung ra các chuyện giật gân, thường sao chép từ các trang web cánh hữu Mỹ, từ mùa hè năm ngoái.

Sau khi cắt và dán nhiều bài, cậu ta tổng hợp thành tin mới, trả tiền cho Facebook để chia sẻ với độc giả Mỹ khát tin về Trump. Khi những người Mỹ đó bấm vào bài báo, thích, chia sẻ, cậu ta có tiền nhờ quảng cáo trên trang.

Goran nói cậu chỉ mới làm được một tháng mà đã kiếm tới 1.800 euro. Nhưng cậu bảo các bạn mình còn kiếm mấy ngàn euro một ngày.

"Thiếu niên ở thành phố của tôi không quan tâm người Mỹ bầu làm sao," cậu cười.
"Họ chỉ vui là có tiền, mua quần áo, đồ uống đắt tiền."

Việc đưa tin giả trên các trang tin không phải là phi pháp, nhưng có gì đó xấu xa, nhơ bẩn trong trò chơi lừa gạt độc giả.

Trong ngày giao lưu tại tòa thị chính, tôi gặp thị trưởng cánh hữu Slavco Chediev, người chỉ vào tôi giận dữ.
"Không có tiền bẩn ở Veles."

Ông ta lại bảo mình khá tự hào nếu các doanh nhân ở thành phố nhỏ, xa Mỹ hàng ngàn dặm, có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Mỹ.

Ubavka Janevska, một phóng viên điều tra cao cấp có trang web riêng, bật cười khi tôi kể lại cho cô.

Cô bảo cô tìm ra bảy nhóm tung tin thất thiệt lên mạng, và ước tính có hàng trăm học sinh đang làm riêng.
"Tôi lo ngại cho đạo đức thanh niên ở Veles."
"Từ sau bầu cử Mỹ, các em chỉ nghĩ đến dối trá và kiếm tiền từ dối trá."

Goran khẳng định cậu đã từ bỏ tin giả rồi, mặc dù cũng tiết lộ vừa mua một máy laptop.
Khi tôi thả cậu xuống trước nhà bố mẹ, tôi hỏi mẹ cậu sẽ nghĩ gì về hoạt động online của cậu.
Cậu ta nhìn tôi như thể tôi là người điên.

"Nếu con của chị kiếm được 30.000 euro một tháng, thế có xem là vấn đề không?"

----------------------------------------------------------------

Tin liên quan

---------------------------------

XEM THÊM :

Lê Phan
November 19, 2016

“Đây là câu chuyện của thiên niên kỷ!” Đó là loan báo trên website WorldPoliticus.com. Dẫn một nguồn tin ẩn danh từ Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI, cái gọi là bản tin đó nói “Vào năm 2017 bà Hillary Clinton sẽ bị cáo buộc đưa ra tòa về các tội phạm liên quan đến vụ scandal về email.” Tựa đề của bài đó tuyên bố: “Những lời cầu nguyện của các bạn đã được đáp ứng.” Đối với những ủng hộ viên của ông Trump, điều đó hoàn toàn đúng. Họ đã giúp câu chuyện hoàn toàn vô căn cứ này có được đến 140,000 lần chia sẻ, phản ứng và bình luận trên Facebook.

Trong khi đó, khoảng 6,000 dặm cách đó qua một đại dương, trong một ngôi làng nhỏ ở một trong những nước Cộng Hòa thuộc Liên Bang Nam Tư cũ, nước Cộng Hòa Macedonia, một thanh niên thích thú nhìn đồng tiền đổ vào trương mục Google AdSense của mình.

Trong năm qua, thị trấn nhỏ xíu của Macedonia có tên là Veles, dân số chỉ có 45,000 người, đã được hưởng một hiện tượng mà Buzzfeed.com gọi là một cuộc khám phá ra vàng trong khi các thanh niên trong thị trấn tung ra đến ít nhất 140 địa chỉ chính trị Hoa Kỳ. Những địa chỉ này mang những tên nghe có vẻ Hoa Kỳ như WorldPoliticus.com, TrumpVision365.com, USConservativeToday.com, DonaldTrumpNews.co và USADailyPolitics.com. Và hầu hết trong nhóm họ cho phổ biến những nội dung ủng hộ một cách quá khích ông Trump nhắm đến những người bảo thủ và các ủng hộ viên của ông Trump ở Hoa Kỳ.

Tất cả những gì họ làm thuộc loại gọi là “clickbait” tức là dụ cho người ta click. Thành ra, ở Macedonia, một cậu tên là Alex đã dụ được những người ủng hộ cho ông Trump để họ ‘click’. Alex bảo “Tôi tin là số người ra vào địa chỉ của tôi sẽ tốt ngày nào ông Trump còn có ảnh hưởng. Có quá nhiều người thù ghét trên internet, và tất cả độc giả của tôi đều ghét bà Hillary.”

Nhưng các thanh thiếu niên Macedonia này không có ác ý. Họ làm hoàn toàn vì tiền.

Những thanh niên Macedonia điều hành các địa chỉ này chẳng cần biết gì đến ông Donald Trump hay chính trị Hoa Kỳ. Họ chỉ phản ứng cho một khuyến khích kinh tế thuần túy: Như phúc trình thường niên của Facebook cho thấy, những người sử dụng Facebook ở Hoa Kỳ trị giá gấp bốn lần những người sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ. Cái số tiền chưa được một phần của một đồng penny cho mỗi click của con chuột để quảng cáo sản phẩm Hoa Kỳ, một thị trường đang xuống dốc cho các nhà xuất bản Hoa Kỳ, có giá trị rất lớn ở Veles. Nhiều thiếu niên và thanh niên điều hành những địa chỉ này giải thích cách hay nhất mà họ tạo người lui tới là làm sao cho câu chuyện chính trị của họ lan vào Facebook -và cách tốt nhất để tạo “shares- chia sẻ” trên Facebook là cho đưa ra những tin tức giật gân, và thường là giả mạo để chiều lòng những người ủng hộ ông Trump.

Kết quả là cái gốc kỳ lạ của những địa chỉ ủng hộ ông Trump ở nước Cộng hòa Nam Tư Macedonia vẫn tiếp tục đóng một vai trò đáng kể trong việc phổ biến những nội dung sai hay không đúng được tìm thấy trong các phân tích trên các trang Facebook cực đoan. Những địa chỉ này mở ra một cánh cửa cơ hội để đi vào những lợi ích kinh tế cho việc cung cấp thông tin sai đặc biệt cho thị trường quảng cáo giàu có nhất hành tinh và đặc biệt cho Facebook, mạng lưới liên lạc xã hội lớn nhất thế giới, cũng như bên trong các hệ thống quảng cáo online như Google AdSense.

Một sinh viên đang học đại học ở Veles, vốn là chủ nhân của một trong những địa chỉ chính trị này, công nhận “Đúng, những thông tin trên các blog này xấu, sai hay không đúng, nhưng lý luận chính là ‘nếu nó được người ta click vào và tham gia rồi phổ biến nó’ thì nó sẽ mang tiền đến.”

Truy nguyên miền theo địa chỉ ghi danh và qua các cuộc tìm kiếm online, BuzzFeed News tìm thấy trên 100 địa chỉ chính trị đang tích cực hoạt động được điều hành từ Veles. Những địa chỉ lớn nhất trong số này có trang Facebook với lời khoe là có nhiều trăm ngàn người theo.

Tờ Guardian nhận diện được hơn 150 địa chỉ miền đã được ghi danh bởi những người có địa chỉ ở Veles. Đây là những địa chỉ đã có những tựa đề nảy lửa như “Email bất hợp pháp của Hillary mới giết chết điệp viên Hoa Kỳ đầu tiên” hay “Đây là cách những người tự do cấp tiến phá hủy Hoa Kỳ” hay “Đây là lý do tại sao chúng ta cần Trump ở tòa Bạch Ốc.” Một số các địa chỉ này, theo Guardian, tự nhận có nhiều triệu người xem một tháng.

Một thiếu niên 17 tuổi điều hành một địa chỉ với bốn người nữa giải thích với Buzzfeed: “Tôi mở địa chỉ này vì đó là cách dễ dàng để làm tiền. Ở Macedonia, nền kinh tế yếu kém và vị thành niên không được quyền làm việc, thành ra chúng tôi phải kiếm những cách sáng tạo để kiếm tiền. Tôi là một nhạc sĩ nhưng tôi không có đủ tiền để mua nhạc cụ. Ở Macedonia, tiền từ một website nho nhỏ thế này cũng đủ để chúng tôi có thể mua được nhiều thứ lắm.”

Hầu hết những bài trên các địa chỉ này được viết lại theo ý chung chung, hay là hoàn toàn copy, từ những địa chỉ thuộc cánh cựu hữu ở Hoa Kỳ. Những thanh thiếu niên ở Macedonia thấy một câu chuyện đâu đó, viết một tít thật giật gân, và ngay lập tức đưa lên địa chỉ của họ. Rồi họ chia sẻ trên Facebook để tìm cách tạo người đến xem. Càng nhiều người click vào qua Facebook, họ càng kiếm được thêm tiền từ những quảng cáo trên địa chỉ của họ.

Đầu năm nay, một số ở Veles thử nghiệm với nội dung cánh tả hay ủng hộ cho ông Bernie Sanders, nhưng không có gì kiếm được nhiều click trên Facebook bằng nội dung mà những người ủng hộ ông Trump thích. Một cậu 16 tuổi ở Macedonia vốn là chủ nhân của địa chỉ BVANews.com, giải thích “Ở bên Mỹ người ta thích đọc tin về ông Trump.”

Điều mà cả tờ Guardian lẫn BuzzFeed News tìm thấy là những câu chuyện thành công nhất từ các địa chỉ này hầu hết là giả mạo hay sai.

Chẳng hạn một trong những bài thành công nhất ở một trong những địa chỉ ở Macedonia là dựa trên một câu chuyện từ một địa chỉ chuyên viết tin bịa đặt. Tựa đề của câu chuyện của ConservativeState.com là “Hồi năm 2013 Hillary Clinton tuyên bố ‘Tôi muốn thấy những người như Donald Trump ra ứng cử; Họ lương thiện và không bị mua chuộc.’” Post đó chỉ mới có một tuần và đã có được đến một con số khổng lồ 480,000 người chia sẻ, phản ứng và bình luận trên Facebook.

So sánh với điều này, bản tin độc quyền của tờ New York Times tiết lộ là ông Donald Trump tuyên bố lỗ $916 triệu trong bản khai thuế năm 1995 chỉ có được hơn 175,000 phản ứng trên Facebook trong một tháng.

Câu chuyện về bà Clinton được lấy từ địa chỉ TheRightists.com, một địa chỉ công nhận họ phổ biến cả nội dung thật lẫn ngụy tạo. Theo emails được phổ biến từ WikiLeaks, bà Clinton, trong một bài diễn văn riêng đọc tại Ngân Hàng Goldman Sachs, nói là bà muốn thấy nhiều nhà kinh doanh thành công tham gia chính trị hơn. Bà chưa bao giờ nhắc đến ông Donald Trump. Lời được đưa lên làm tựa đề đó hoàn toàn không đúng.

Bốn trong năm những bản tin thành công nhất của các địa chỉ ở Macedonia được tìm thấy là sai sự thật. Chúng bao gồm những điều như Đức Giáo Hoàng ủng hộ ông Trump, hay ông Mike Pence nói bà Michelle Obama là “đệ nhất phu nhân tầm thường nhất mà chúng ta có.” Bốn cái post đó tổng cộng có đến một triệu chia sẻ, phản ứng và bình luận trên Facebook. Việc này dẫn đến số người đến thăm thật nhiều và lợi tức quảng cáo đáng kể cho chủ nhân của các địa chỉ này. Dĩ nhiên không ai nghĩ đến biết bao nhiêu người đã tin vào tin dỏm.

Nhưng phe ở Macedonia nói ngày nay có quá nhiều địa chỉ ủng hộ ông Trump thành ra thị trường quá đông, khiến khó kiếm tiền hơn. Những người tung ra các địa chỉ đầu năm 2016 kiếm được nhiều tiền nhất theo một sinh viên. Anh bảo bạn mình kiếm được $5,000 một tháng. Có khi may mắn có thể có đến cả $3,000 một ngày.

Cậu bé 16 tuổi điều hành BVCNews.com cùng với một partner nói cậu cũng điều hành một số website về y tế cộng với số về chính trị Hoa Kỳ. Họ tung ra địa chỉ này đầu năm 2016 và nay trung bình có một triệu người xem một tháng, partner của cậu cho biết. Nhưng hai cậu từ chối không cho biết lợi tức là bao nhiêu.

Cậu sinh viên tung ra website của mình hôm Tháng Tám và nay không còn update nó nữa mà quay sang một website chuyên về sức khỏe và y tế thành công hơn. Cậu dự đoán là có “nhiều ngàn” địa chỉ liên hệ đến sức khỏe được điều hành từ Veles. Chỉ mới năm nay chính trị mới là một cơ hội tốt để làm tiền, nhờ sự tập hợp của ông Trump và Facebook.

Ngoài chuyện kiếm tiền cũng có một yếu tố tự hào nữa khi những người biết về web ở một quốc gia nhỏ bé như Macedonia có thể kiếm tiền bằng cách lợi dụng Facebook, Google và người Mỹ. Cậu 17 tuổi còn nói “Đa số thế giới nghĩ Macedonia lạc hậu, nhưng điều đó không đúng.”

Các cậu ở Macedonia biết là nguồn lợi tức từ ông Trump khó kéo dài. Họ chờ đợi sẽ giảm dần một khi bầu cử kết thúc. Nhưng nay họ hy vọng là ông Trump thắng cử sẽ giúp các địa chỉ của họ tiếp tục hoạt động. Cậu 16 tuổi, partner của cậu 17 tuổi giải thích “Nếu ông Trump thua tôi tính chuyển địa chỉ sang thể thao. Nó có nghĩa là chả có gì đáng nói về chính trị nữa.”



No comments:

Post a Comment