Monday, December 19, 2016

BIỆT GIAM LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN & BỎ TÙ 2 NGƯỜI HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ là NHỮNG HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (VNTB)






Vũ Quốc Ngữ dịch


(VNTB) - Đúng một năm sau ngày bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người đang bị biệt giam từ ngày 16/12/2015, chính quyền Việt Nam đã kết án hai nhà hoạt động dân chủ - Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng - 13 và 12 năm tù giam tương ứng.

   Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt và khởi tố

Việc đối xử khắc nghiệt của Việt Nam đối với các nhà hoạt động ôn hòa bao gồm giám sát chặt chẽ, sách nhiễu, hạn chế về đi lại, tấn công vật lý, bắt giữ và cầm tù, tra tấn và những hành vi ngược đãi khác vẫn không suy giảm, và phải chấm dứt ngay bây giờ. Là một quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Chống Tra tấn (CAT), Việt Nam có nghĩa vụ để duy trì một loạt các quyền con người, nhưng chính phủ Việt Nam rõ ràng không tuân thủ những cam kết.

Ngày 16/12 đánh dấu một năm kể từ khi Nguyễn Văn Đài bị bắt trên đường đi gặp phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) đang ở Hà Nội để tham gia đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam một ngày trước đó. Ông bị biệt giam với cáo buộc "tuyên truyền" chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Ông đã không được phép gặp gỡ luật sư hoặc gia đình của mình (thực tế ông đã được gặp mặt vợ ông trong trại giam hơn một tháng trước đây- người dịch). Ông đã thành lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam năm 2006 - nay gọi là Trung tâm Nhân quyền Việt Nam - và là một trong những thành viên đầu tiên của Khối 8406, một tổ chức dân chủ. Ông là người đồng sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, một nhóm thảo luận trực tuyến cổ súy dân chủ.

Ban đầu, ông bị giam giữ tại nhà tù B14 ở Hà Nội, nhưng nó có thể là ông đã bị chuyển đến một trại giam khác mà chính quyền không thông báo cho gia đình. Nguyễn Văn Đài là một cựu tù nhân lương tâm, từng bị bỏ tù trong thời gian 2007-2011 sau khi tổ chức các cuộc hội thảo về luật nhân quyền cho sinh viên đại học. Nếu bị kết tội, ông phải đối mặt với án tù giam có thể từ ba đến 20 năm.

Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng đã bị xét xử bởi một tòa án của tỉnh Thái Bình. Cả hai đều bị kết án về các hoạt động nhằm "lật đổ nhà nước" theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Hai ông là cựu tù nhân lương tâm được trả tự do vào năm 2015 và bị bắt lại trong cùng năm do liên quan đến kế hoạch thành lập một nhóm ủng hộ dân chủ mới có tên là Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ. Nhiều nhà hoạt động khác đã bị ngăn chặn khi tìm cách tham dự phiên tòa, công an canh gác bên ngoài ngôi nhà của họ và không cho họ ra ngoài trước và trong ngày xử án,

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do ngay và vô điều kiện cho ba nhà hoạt động đã bị giam giữ chỉ vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận và lập hội một cách ôn hòa, và trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam. Họ có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác.


---------------


Thông tin bổ sung

Việt Nam thường xuyên sử dụng các quy định trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự năm 1999 - như các Điều 88 và 79, để bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa.

Vào tháng 7/2016, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo tựa đề “Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam”, ghi lại việc đối xử hà khắc đối với các tù nhân lương tâm của Việt Nam, những hành động vi phạm nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của quốc gia này, bao gồm cả việc cấm tra tấn, xem tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/.

Giống như các tù nhân lương tâm khác, Nguyễn Văn Đài, Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng có nguy cơ bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo, bao gồm thủ tiêu, biệt giam trong thời gian dải và biệt giam phòng kín, gây đau đớn về thể chất, không cung cấp dịch vụ y tế, bỏ đói và chuyển nơi giam giữ mà không thông báo cho gia đình.

Tổ chức Ân xá Quốc tế tiếp tục nhận được các báo cáo về tra tấn và ngược đãi khác đối với các tù nhân lương tâm, kể cả vụ việc gần đây nhất của mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính, người đang thụ án phạt 11 năm. Gần đây, ông Chính đã bị chuyển đến một nhà tù khác xa hơn gia đình của ông mà không thông báo cho gia đình. Trường hợp khác là Nguyễn Đình Ngọc, còn được gọi là blogger Nguyễn Ngọc Già, đang bị trừng phạt một cách vô nhân đạo để trả thù cho việc ông khiếu nại về điều kiện khắc nghiệt của nhà tù và hành vi sai trái của quản giáo.

Có khoảng 88 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại các nhà tù của Việt Nam, và số lượng có thể cao hơn.





No comments:

Post a Comment