Minh Anh – RFI
Đăng
ngày 24-11-2016
.
Đòi hỏi chủ quyền của
Trung Quốc trong phạm vi đường 9 đoạn tại Biển Đông. UNCLOS/CIA
.
Ngày
23/11/2016, Bắc Kinh loan báo sắp khai trương một viện bảo tàng về Biển
Đông, trưng bày các bằng chứng lịch sử nhằm xác quyết các đòi hỏi chủ quyền của
họ trong khu vực. Trước đó một hôm, Philippines thông báo dự án biến một khu đầm
phá nàm trong bãi cạn Scarborough thành khu bảo tồn biển.
Với
diện tích 10 ha, bảo tàng này nằm ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Theo kế
hoạch, bảo tàng được khai trương vào tháng Ba năm 2017, giới thiệu một loạt các
cổ vật về lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên vùng Biển Đông. Mục đích
làm nổi bật những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển rộng lớn đang
có tranh chấp này.
Theo
ông Đinh Tuệ (Ding Hui), cán bộ phụ trách văn hóa của chính quyền tỉnh Hải Nam,
trong số các hiện vật được trưng bày có 10 hiện vật gốm quý được hai tập đoàn
Trung Quốc trao tặng cho bảo tàng sau khi mua lại được từ các cuộc bán đấu giá ở
New York hồi tháng 9/2016.
Bên
cạnh đó, cơ quan phụ trách bảo tàng cho biết thêm đã nhận được 832 cổ vật do
ngư dân Đàm Môn, Hải Nam, trao tặng. Đó là những cổ vật rất có giá trị để
nghiên cứu về thương mại và giao lưu văn hóa dọc theo "Con Đường Tơ Lụa"
trên biển cổ xưa.
Thông
báo mở bảo tàng của Bắc Kinh được đưa ra sau khi các quan chức Philippines cho
biết Tổng thống Rodrigo Duterte lên kế hoạch thành lập một khu bảo tồn biển và
cấm ngư dân Philippines đến đánh cá vùng đầm phá ở bên trong bãi cạn
Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham Đảo. Bãi san hô này đã bị Trung Quốc
chiếm vào năm 2012. Philippines khẳng định đề xuất này là "một hành động
đơn phương".
Theo
tổng thống Rodrigo Duterto, được truyền thông Philippines hôm nay dẫn lại cho rằng
Trung Quốc cũng nên có một giải pháp tương tự cấm ngư dân của mình đến đánh bắt
bên trong bãi cạn Scarborough (như tại bãi cạn Panatag hay Bajo de Masinloc).
----------
26.11.2016
.
Ông Trump hiếm khi nhắc
đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng tập trung vào quan hệ
kinh tế với Bắc Kinh.
.
Một
nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump không có nghĩa là Mỹ sẽ rút ra khỏi Biển
Đông, nhưng sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mộng “bá chủ khu vực”, các học giả Trung
Quốc, những người đã soạn thảo một phúc trình cho một viện nghiên cứu có ảnh hưởng
của chính phủ, bình luận hôm thứ Sáu.
Đảm
bảo việc “kiểm soát tuyệt đối" ở Biển Đông là điểm mấu chốt của chiến lược
quân sự Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo bản báo cáo được các tác giả cho
biết là lần đầu tiên công khai đánh giá về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ
trong khu vực, được công bố hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh.
"Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông", ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.
"Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông", ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.
Ông
Trump hiếm khi nhắc đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng tập
trung vào quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đe dọa sẽ coi Trung Quốc là nước thao
túng tiền tệ và đánh thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc.
Ông Ngô nói thêm rằng các cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh cũng như lập trường bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Ông còn cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông có khả năng gia tăng đồng thời với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Ông Ngô nói thêm rằng các cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh cũng như lập trường bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Ông còn cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông có khả năng gia tăng đồng thời với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Nỗ
lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm đối phó với việc hạn chế tự do hàng hải của Trung
Quốc ở Biển Đông đã khiến Bắc Kinh nổi giận và làm dấy lên lo ngại xung đột
quân sự.
Bộ
Quốc phòng Trung Quốc đã gọi một cuộc tuần tra của tàu chiến Hoa Kỳ hồi tháng
10 là “bất hợp pháp” và “khiêu khích”.
Báo
cáo cho biết “Theo quan điểm của Hoa Kỳ, các hoạt động xây dựng bành trướng của
Trung Quốc ở Biển Đông đã khẳng định sự nghi ngờ của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có
ý định thực hiện chiến lược ngăn tiếp cận đối với vùng biển này”.
Sẽ
có “sự tiếp diễn hơn là thay đổi” trong chính sách quân sự của ông Trump ở châu
Á-Thái Bình Dương, ông Chu Phong, giám đốc Trung tâm Biển Đông thuộc Đại học
Nam Kinh, cho biết tại buổi ra mắt báo cáo.
Ông
Trump có thể không dùng thuật ngữ “tái cân bằng” khu vực nhưng có thể ông sẽ giữ
lại hầu hết các chính sách, ông Chu cho biết thêm.
Các
học giả đều nhất trí rằng có khả năng cao trong việc gia tăng cho tiêu quân sự
của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Trump.
Chính
quyền của ông Trump sẽ “không phải là ngoại lệ” so với các chính quyền thuộc Đảng
Cộng hòa khác và sẽ gia tăng chi tiêu quân sự, ông Chu nói.
--------------------------
VOA
No comments:
Post a Comment