Wednesday, November 30, 2016

NHIỆT LƯỢNG ỐP ĐỒNG FIDEL CASTRO (VietTuSaiGon)




Thứ Ba, 11/29/2016 - 23:49 — VietTuSaiGon

Có thể nói rằng hiện tại, thế giới đang đón nhận một cơn ốp đồng phát sinh sau cái chết của Fidel Castro kinh khủng hơn bao giờ hết! Vì sao lại nói cái chết Fidel bốc nhiệt hơn bao giờ hết? Vì lẽ, khi Hồ chi Minh chết, nhiệt lượng bốc ra cũng không nhỏ nhưng nó chỉ bốc ra tại miền Bắc và hình như ngoài miền Bắc Việt Nam ra, chẳng có quốc gia nào khóc thương Hồ Chí Minh. Ngược lại, giữa thế kỉ 21, Fidel chết, tại Cu Ba, Mỹ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, nhiệt lượng bốc ra dữ dội. Và đương nhiên cũng chưa bao giờ cả hai loại nhiệt cùng tỏa trong một lần như cái chết của Fidel. Người ta khóc thương như điên như dại, và người ta cũng reo mừng như đón quốc khánh.

Người dân tại Little Havana, Miami ăn mừng sau khi nghe tin về cái chết của lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro, ngày 26 tháng 11 năm 2016.

Sở dĩ diễn ra hai tình trạng này cùng một lúc, cái chết của Fidel khác hẳn cái chết của lãnh tụ Cộng sản Hồ Chí Minh hay các lãnh tụ CS Bắc Hàn, lãnh tụ CS Trung Hoa, Nga, bởi vì hơn bất kì một quốc gia nào, Cu Ba chỉ cách bang Florida chỉ 150 km về phía nam, và người dân Cu Ba có thể đứng trên bờ biển của họ mà nhìn sang nước Mỹ, mà ước mơ một nền kinh tế thịnh vượng, quyền được sống tự do, được làm người như nước láng giềng của họ. Và có không ít người Cu Ba đã quyết định bỏ thiên đường CSXHCN Cu Ba để trốn sang xứ “tư bản giãy chết” như Mỹ. Và đời sống trên xứ tư bản đã ươm mầm cho hàng triệu giấc mơ từ dòng máu Cu Ba. Người dân rất dễ dàng để nhận ra sự lạc hậu, thiếu đói, đau khổ mà họ gánh chịu, và họ cũng dễ dàng nhận ra kẻ đã đẩy đất nước, dân tộc cu Ba vào chỗ bế tắc như hiện tại.

Và sau cái chết của kẻ độc tài Fidel, có một nhóm không nhỏ người Cu Ba và những cư dân tự do trên thế giới reo mừng, một nhóm khác lại bắt đầu lên đồng, bắt đầu trò khóc than và tưởng niệm. Đây là tập tính chung của người Cộng sản, nghĩa là họ luôn đẩy mọi sự việc lên đến đỉnh điểm kịch tính để cố tạo ra một thứ gì đó thần thánh, vượt ngoài khả năng có thật của con người để thực hiện ý đồ độc thần của họ. Hồ Chí Minh từng được nhào nặn thành một phong thánh, một vị bồ tát, một vị thần của Việt Nam với không biết bao nhiêu kiểu thêu dệt. Và hệ quả của việc này là không ít người Việt Nam và bạn bè quốc tế từng tưởng đó là thật, từng sùng bái ông tra như một vị thánh cứu thế. Và mãi đến bây giờ, vẫn có nhiều người sùng bái ông ta.

Và có vẻ như tại Việt Nam, cái thời sùng bái Hồ Chí Minh một cách điên rồ như người ta từng thần tượng Nguyễn Văn Tám đã qua rồi. Nhiệt lượng của cuồng tín và ốp đồng tập thể cũng dần vơi cạn, phôi phai, mãi cho đến khi Võ Nguyên Giáp chết, ngọn lửa đó được hâm nóng nhưng có vẻ như cũng nhanh chóng lụi tàn. Và, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam lại khủng hoảng thần tượng như hiện tại. Chính vì vậy, cái chết của FiDel Castro là cái chết của một lãnh tụ Cộng sản Cu Ba, người Cu ba xem đó là chuyện bình thường, chỉ có một nhóm nhỏ có lợi ích dây mơ rễ má đến đảng Cộng sản thì thương tiếc, đa phần người dân Cu Ba dửng dưng trước tin này, và không ít người Cu ba tiến bộ vui mừng vì cái chết của Fidel dù sao cũng khép lại chuỗi dài bóng đêm độc tài trên xứ sở Cu Ba.

Nhưng tại Việt Nam, các đảng viên Cộng sản, đặc biệt là trung ương Cộng sản Việt Nam lại lên đồng, có một cuộc ốp đồng tập thể sau cái chết của Fidel. Vì sao lại có chuyện buồn cười như vậy? Vì hiện tại, cái cớ để ốp đồng có vẻ như không còn, giới lãnh tụ Cộng sản sau thời Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, có vẻ như chẳng còn ai đủ ảnh hưởng để tạo ra một cơn ốp đồng tập thể cho chủ nghĩa Cộng sản, cho việc xây dựng thần tượng.

Nói cho cùng thì Fidel là cơ hội cuối cùng để người Cộng sản tự ốp đồng, tự tạo ra một chuỗi thương tiếc và xây dựng thần tượng bằng nước mắt, bằng lòng ngưỡng mộ, kính cẩn hay gì gì đó để ít ra cũng giảm bớt nhiệt lượng bất mãn, mất niềm tin và coi thường nhau ngay trong nội bộ Cộng sản cũng như sự khinh bỉ của người dân đối với thứ chủ nghĩa độc tài mà họ đã cam chịu suốt nhiều thập kỉ nay.

Và lần này, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, chủ nghĩa Cộng sản đã lung lay tận gốc rễ, việc sụp đổ hay không sụp đổ cũng chỉ có giá trị ngang nhau bởi thứ quyền lực thật sự của một nhà nước, một đảng cầm quyền thì họ không có. Họ tồn tại dựa trên bạo lực và sự dối trá, và sự tồn tại của họi đóng vai trò là một gánh nặng quốc gia, dân tộc. Dường như tâm lý chung của người Cộng sản là vô vọng, vô vọng trong giàu có, vô vọng trong xa hoa, vô vọng trong tiền bạc và mọi thứ vật dục bu bám, vô vọng trong bộ vó quyền lực và lịch lãm vốn dĩ không phải của mình… Giữa không khí vô vọng và nhốm màu chạng vạng của chủ nghĩa, Fidel chết, cái chết như một tia chớp lóe lên, giúp người Cộng sản hưng phấn bởi cơn ốp đồng thần tượng mới.

Điều đó lý giải tại sao những nước Cộng sản kỳ cựu và độc tài như Trung Quốc, Bắc Hàn, Campuchia, Lào,  Venezuela … cũng đều có kiểu nhảy ốp đồng giống Cộng sản Việt Nam. Bởi ngay trong thế giới Cộng sản, vấn đề khủng hoảng thần tượng vẫn đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo độc tài. Chính vì vậy, khi có một ông kệch đổ xuống thì có hàng triệu bài ai điếu nổi lên hầu cứu rỗi những thần tượng đang trôi nổi vật vờ giữa dòng lịch sử.

Có thể nói rằng từ Lê Văn Tám, ngọn đuốc sống đã đốt hàng triệu trái tim thanh niên miền Bắc để họ xông xáo và cuồng nhiệt lên đường, mặc dù nước mắt rớt lả chã thì vẫn cứ hát quốc ca tiến thẳng vào miền Nam để bỏ xác cho trận Mậu Thân 1968 cho đến ngọn lửa ốp đồng tuy cố thổi bùng nhưng nó vẫn leo lét cháy của Fidel Castro là một bước tiến dài của những đồng loại còn mắc kẹt trong thế giới độc tài. Nếu như cách đây chừng 20 năm hoặc 10 năm, Fidel chết, có lẽ không khí ốp đồng sẽ mạnh hơn, không èo ọp và đôi khi lộ rõ tính chất nhảm nhí, tệ hại như hiện tại. Bởi trong cái nhìn của thế giới tiến bộ, sự lố lăng rất dễ hiện hình!

VietTuSaiGon's blog

---------------------------------

XEM THÊM :

Người con gái bỏ trốn sang Mỹ của Fidel Castro nói gì về cha mình? 



No comments:

Post a Comment