23.11.2016
Một
năm sau “giai đoạn quyết định” trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, đang có những
dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết
định” mới.
Những
tín hiệu đồng pha
Từ
trung tuần tháng 11/2016, đột nhiên xuất hiện vài bài viết trên mạng xã hội
công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời ông còn là Chủ tịch Quảng Nam cho
đến khi làm phó thủ tướng và nay là thủ tướng.
Cùng
thời gian trên, không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp Quốc hội cuối năm
2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc hội đòi lật lại vụ
Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng
sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.
Đáng
chú ý, một số tin tức dùng để công kích ông Phúc không chỉ thể hiện bằng vụ việc
mà bằng cả lời thoại, cho thấy bài viết công kích ông Phúc có thể đã sử dụng những
nguồn tin từ nội bộ đảng.
Trong
lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né
tránh các câu hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh. Báo chí nhà nước vừa ám chỉ thái độ
tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết
lộ” từ Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương.
Theo
tướng Lê Quý Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol Quốc tế đã phát lệnh truy nã
đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được
chuyển đến nhiều quốc gia. Các thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị”
như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi
cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!
Tuy
nhiên, chi tiết khó hiểu là vào tháng 10/2016 và đến cả đầu tháng 11/2016,
trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol Quốc tế
trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công an
thông tin về “lệnh truy nã đỏ”. Chẳng lẽ khi đó Bộ Công an vẫn không biết được
Interpol Quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng
9/2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi
ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?
Những
bài viết công kích mới nhất đối với Thủ tướng Phúc trên mạng xã hội cũng có một
màu sắc na ná với những bài viết từng công kích ông Phúc trên trang mạng Chân
Dung Quyền Lực - trang mạng nặc danh đã làm chấn động dư luận không chỉ
trong chính trường mà còn cả trong gần như toàn bộ xã hội Việt Nam vào thời
gian cuối năm 2014, đầu năm 2015 với vụ “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” - và sau
đó công kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó đặc biệt công kích Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau chiến dịch tổng công kích ấy, Chân Dung Quyền
Lực đột ngột biến mất không để lại bất kỳ tung tích nào từ đó đến nay.
Một
chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của tướng Vương về lệnh
truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Đã là
điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi.
Chúng ta đang họp Quốc hội, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút
sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”.
Cần
chú ý là vào những ngày này, trong dư luận thình lình rộ lên tin đồn về việc Trịnh
Xuân Thanh đã ra nộp mình, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam…
Nhưng
lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của
tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa
hề bị bắt. Mà như vậy, tương lai của chiến dịch được tuyên truyền là “chống
tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng xem ra còn quá xa vời.
Sắp
đột biến?
Kinh
nghiệm lịch sử cho thấy, thường có thể rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột
rằng một chiến dịch công kích các quan chức cao cấp rất hay diễn ra trước khi nổ
ra một biến động lớn trong đảng. Cuối năm 2012, mạng xã hội sôi động trước khi
xảy ra biến động tại Hội nghị Trung ương 6 với ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn
kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm 2014, Chân Dung Quyền Lực xuất
hiện trước Hội nghị Trung ương 10 về việc thăm dò uy tín các ủy viên Bộ Chính
trị cho chức vụ tổng bí thư. Cuối năm 2015, dư luận bùng nổ trên một số trang mạng
xã hội về “đời tư” của một số ủy viên Bộ Chính trị trước Đại hội XII của đảng cầm
quyền. Cứ theo lẽ đó và với một ít bài công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ
giữa tháng 11/2016, cùng bóng ma của Chân Dung Quyền Lực đang
thấp thoáng ở đâu đó, người ta có thể cảm nhận sẽ diễn ra một biến động nào đó
đủ lớn trong đảng trong thời gian tới.
Biến
động đó là gì? “Tái sắp xếp nhân sự” như thường lệ hay còn nguyên do nào khác?
Liệu có liên quan gì với vai trò mới nổi của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế
Huynh - người đang được giới phân tích xem là sẽ “nối dõi” Tổng Bí thư Trọng?
Hay có liên đới gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh?
Nhiều
người cho rằng nhắm mắt cũng biết nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt thì sẽ có quá nhiều
“chuyện vui” trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thanh gây lỗ
hơn 3.000 tỷ chỉ là “chuyện nhỏ”, mà tâm điểm bão tố hơn nhiều là nếu Thanh bị
bắt, có thể cả một đường dây và sau đó có thể là cả một thế lực chính trị lớn
đã bảo kê cho Thanh trốn sẽ bị khui ra.
Cũng
đang xuất hiện vài dấu hiệu trên mạng xã hội cho thấy có một thế lực nào đó
đang tìm cách đối phó với chiến dịch của Tổng Bí thư Trọng truy bắt Trịnh Xuân
Thanh, bằng cách tung ra đe dọa “sẽ tố cáo...”
Cho
tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng Bí thư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và
đồng bọn” tại PVC, vụ Núi Pháo, vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch
này đã được ông Trọng phát động từ đầu tháng 6/2016.
Trong
khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt, và nếu ông Trọng có xử tù được
Vũ Huy Hoàng thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì, vì có nhiều khả năng
sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một con “cá lớn” nào.
Và
cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Đình Duy lại
vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.
Cách
đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức
ghê gớm làm mất mặt Tổng Bí thư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện vặt”.
Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Đình Duy - một đệ tử
ruột của ông Vũ Huy Hoàng - cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy
Hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi
số phận phải “chết thế”.
Một
số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, nếu Thanh mà rơi vào
tay Tổng Bí thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân
Thanh”, có rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng Bí thư Trọng sẽ lần ra được
những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ
cánh”.
Kết
quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định
đáng kể bàn cờ thắng/thua của ông Trọng.
Thêm
một yếu tố nữa: nếu trước Đại hội XII chỉ tồn tại chủ yếu hai phe phái chính trị,
thì từ sau Đại hội XII đến nay, có vẻ ngày càng nhiều nhân vật cao cấp muốn trở
thành… tổng bí thư.
Hoặc
nhiều tham vọng hơn nữa là chủ tịch nước kiêm tổng bí thư.
Nếu
Tổng Bí thư Trọng đã có dấu hiệu mệt mỏi với lời than “Đánh tham nhũng là ta tự
đánh ta” trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội gần đây, thời điểm kết thúc vai
trò của ông Trọng có thể rơi vào “đại hội giữa nhiệm kỳ”, thậm chí còn có thể sớm
hơn nữa.
Bầu
không khí chính trường cũng bởi thế đang tiềm ẩn những xung đột lớn và có thể xảy
ra đột biến vào một thời điểm không quá xa xôi.
-------------------
*
Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được
đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường
của Chính phủ Hoa Kỳ.
21-11-2016
17-11-2016
16-11-2016
No comments:
Post a Comment