Thứ Bảy, ngày 22 tháng 10 năm 2016
Giữa năm 2016 trở đi, tốc độ ĐCSVN gắn bó với Trung
Cộng tăng vọt ở mức độ chóng mặt, chưa đầy hai tháng có đến 3 uỷ viên Bộ Chính
Trị Việt Nam tới Trung Quốc cầu kiến.
Đó là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến Trung Quốc vào ngày 28 tháng 8 năm 2016, một chuyến đi nhằm tăng cường mật thiết tình hữu nghị giữa quân đội hai nước.
Chuyến đi thứ hai của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 nhằm xin sự giúp đỡ của Trung Quốc về mặt kinh tế, nói trắng ra là cầm cố một số tài sản quốc gia cho Trung Quốc để lấy tiền trang trải nợ quốc tế và chi tiêu công.
Chuyến thứ ba của thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc để xin kinh nghiệm xây dựng đảng.
Cùng với chuyến thăm của bộ trưởng công an Trung Quốc Quách Thanh Côn vào những ngày 24,25 tháng 9 năm 2016. Những chuyến thăm và làm việc cấp cao ở những lực lượng chủ lực lớn nhất trong đảng CSVN mang cường độ lớn nhất từ trước đến nay trong quan hệ hai nước.
Ngày 26 tháng 10, ba chiến hạm Trung Quốc với đoàn thuỷ thủ tới 750 người đã đến hải cảng quân sự Cam Ranh của Việt Nam để giao lưu với hải quân Việt Nam.
Không khó khăn gì để thấy rằng cộng sản VN đang ráo riết bám chân ông chủ Trung Cộng một cách điên cuồng. ĐCSVN dường như nỗ lực phơi bày ruột gan mình, trong nhà mình có gì bày ra cho Trung Cộng xem xét, đến soi mói. Như kiểu một người cần tiền đặt nhà , mời chủ nợ đến xem xét mọi ngóc ngách và tài sản trong nhà, cũng như hoàn cảnh gia đình đang thế nào.
Lý do ĐCSVN gấp gáp lệ thuộc Trung Cộng nhiều hơn như vậy, là do đảng CSVN đang lâm vào tình trạng khó khăn nhất trong lịch sử khi đối phó với hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nền kinh tế do đảng lãnh đạo đất nước đã lâm vào khủng hoảng, kiệt quệ, nợ nần chồng chất và thiếu thốn từng nơi, từng ngày. Vấn đề thứ hai là sự dao động , bi quan của các đảng viên và nhân dân trước hoàn cảnh thực tại, mất niềm tin và uy tín của đảng trong xã hội. Dẫn đến sự tồn vong của đảng lung lay, đặc biệt là vụ Formosa đang gây bức xúc trong nhân dân chưa được giải quyết thoả đáng.
Vì lẽ đó TBT Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị trung ương 4 để bàn đến sự tồn vong của đảng một cách cấp bách. Chấn chỉnh tư tưởng đảng viên, kiểm soát chặt thông tin báo chí, bưng bít những tin tức xấu và bịa đặt những tin tức tốt để đánh lừa xã hội khỏi hoang mang. Đồng thời tìm cách lâu dài hơn để cứu vãn sự tồn tại của đảng CSVN bằng cách dâng hết những gì còn lại về văn hoá, chính trị, tài nguyên, quốc phòng cho ĐCSTQ để tìm kiếm sự che chở.
Trong âm mưu lệ thuộc lâu dài này, Trọng đã tiến cử Đinh Thế Huynh là người thay thế mình để giữ con thuyền Việt Nam luôn hướng mũi tàu về phương Bắc. Nội dung làm việc của Đinh Thế Huynh với Tập được báo Việt Nam nói đó là nội dung xây dựng đảng và lãnh đạo, quản lý đất nước. Đương nhiên đó là những việc của người đứng đầu đảng Việt Nam.
Việc đưa Huynh vào dự bị ở vị trí TBT tương lai là mục đích đáp ứng tiêu chí chọn người của Trung Quốc, đảm bảo VN vẫn kiên định con đường CNXH gắn bó với Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng còn mục đích riêng tư đầy tham vọng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đằng sau việc tiến cử Huynh. Đó là đẩy nội bộ vào tình trạng phải e dè, bon chen, đấu đá nhau bất phân thắng bại, và cuối cùng ở sự bất phân thắng bại đó sẽ đi đến lựa chọn Nguyễn Phú Trọng ở nốt nhiệm kỳ này để giữ sự ổn đinh trong đảng. Nguyên nhân việc này là do thông lệ gần đây chỉ một trong nhóm những người tứ trụ sẽ là ứng cử viên chức Tổng Bí Thư. Hiện nay số ứng cử viên này theo tiền lệ đó có ba người là Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong ba người này thì Trần Đại Quang sáng giá nhất vì là người miền Bắc và có thực lực nhất để tạo áp lực thay thế Trọng giữa nhiệm kỳ. Ngoài Quang ra thì Ngân, Phúc không có can đảm để yêu cầu Trọng nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ 12. Việc ném Huynh là một người miền Bắc, có lý luận vào chiếc ghế ứng cử viên chức TBT là đòn cáo già của Trọng để dằn mặt Quang, với thông điệp nếu Trần Đại Quang gắng ép Trọng về giữa nhiệm kỳ, thì chức TBT không chắc gì rơi vào tay Quang.
Mặt khác Trọng luôn tung ra chiêu bài nội bộ có nguy cơ diễn biến tư tưởng, mối nguy hại tồn vong của đảng để đe doạ các đảng viên. Qua đó ngầm khẳng định chỉ có ông ta mới xử lý được mối nguy hiểm đó vì ông ta là người phát hiện và quan tâm sâu sắc nhất đến chuyện đó. Hội nghị trung ương 4 khoá 12 vừa qua, Trọng đẻ ra dự án xây dựng chỉnh đốn đảng với 3 vần đề cấp bác và 4 giải pháp thực hiện. Trong 4 giải pháp này thì giải pháp nào cũng cần đến vai trò của chính Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm tới. Một cách củng cố quyền lực và vị trí của mình lâu dài dựa trên chiêu bài xây dựng và chỉnh đốn đảng của Nguyễn Phú Trọng.
Tình hình chính trị Việt Nam trong vòng vài tháng qua cho thấy những nét tiêu biểu sau.
1- Đẩy mạnh gắn bó mật thiết với Trung Cộng một cách toàn diện, nói nôm na là lệ thuộc vào Trung Quốc toàn diện mọi mặt từ kinh tế, quốc phòng, văn hoá, ngoại giao , chính trị.
2- Ráo riết giữ chặt đường lối CNXH bằng cách tạo dựng những nhân vật kế cận trung thành lý tưởng CNXH, tiêu diệt tự do báo chí, ngôn luận để đảm bảo lý tưởng CNXH không bị ảnh hưởng.
3- Tham vọng cá nhân tiếp tục nắm giữ quyền lực của Nguyễn Phú Trọng.
Vì những mục tiêu trên của đảng CSVN và cá nhân Nguyễn Phú Trọng, đảng CSVN đã bỏ rơi hay nói cách khác là bán rẻ lợi ích nhân dân cho những thế lực tài phiệt, những nhóm lợi ích mới lên. Tình trạng cướp bóc đất đai, tăng giá mặt hàng độc quyền, lũng đoạn kinh doanh được thả lỏng diễn ra tràn lan. Điển hình nhất là vụ tập đoàn Formosa xả hàng núi khổng lồ chất độc hại ra biển, khiến hàng triệu người dân lâm vào cảnh đời sống khốn khổ, môi trường sống cả nước bị ô nhiễm...đổi lại tập đoàn này chỉ bồi thường rẻ mạt cho chính phủ VN hơn 10 ngàn tỷ. So với việc phải xử lý khoa học an toàn cho chỗ độc này đó là cái giá quá bèo bọt với Formosa. Hay như vụ xả lũ của các đập thuỷ điện làm chết hàng chục mạng người ở Quảng Bình, Hà Tĩnh vừa qua là ví dụ nữa. Các đập thuỷ điện chỉ là một cơ sở kinh doanh, họ sản xuất ra điện và bán cho người dân với giá có lãi lớn cho họ. Trong kinh doanh như vậy phải tính đến phương án an toàn dự phòng. Việc kinh doanh lãi thì chia nhau hưởng , mức lương, thưởng cao ngất ngưởng. Nhưng có vấn đề ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kinh doanh, sản xuất của mình , lại xả lũ để thiệt hại đó chuyển sang cho nhân dân là điều không thể chấp nhận được trong việc kinh doanh đơn thuần.
Thế nhưng những sự phi lý ấy diễn ra trắng trợn, và mức độ ngày càng nhiều hơn dưới sự làm ngơ của ban lãnh đạo ĐCSVN hiện nay. Đặc biệt không những làm ngơ, không nhắc đến lợi ích của người dân. Trái lại ĐCSVN lại còn dùng công an, truyền thông để trấn áp những ai đòi hỏi lợi ích cho người dân thiệt hại trong những vụ việc như thế.
Sau đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016, người ta nghe thấy những lời tán tụng đầy lạc quan rằng lớp lãnh đạo mới khoá này vì dân, vì nước, trong sáng và có tâm, đất nước sẽ bước vào một thời kỳ mới tươi sáng, đổi mới, có dân chủ.
Nhưng chỉ vài tháng sau, những gì lớp lãnh đạo mới này dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phú Trọng, đất nước liên tiếp xảy ra nhiều thảm hoạ do chính bộ máy đảng gây ra. Điều đáng sợ song hành với những thảm hoạ nhân tai đó là những bước đi bán mình của đảng CSVN cho ĐCSTQ và chẳng những đảng xa rời dân. đảng còn coi nhân dân là kẻ thù.
Đất nước này chỉ có hy vọng khi một tổng bí thư đảng CS nào đó trình đề án mở rộng đa đảng để kích thích sự cạnh tranh phát triển. Chứ nếu TBT còn ra những đề án xây dựng đảng CS vững mạnh xứng đáng là giai cấp duy nhất lãnh đạo nhân dân. Thì khi đó sự tăm tối của đất nước vẫn còn dài dài đến vài thế hệ nữa.
Đó là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến Trung Quốc vào ngày 28 tháng 8 năm 2016, một chuyến đi nhằm tăng cường mật thiết tình hữu nghị giữa quân đội hai nước.
Chuyến đi thứ hai của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 nhằm xin sự giúp đỡ của Trung Quốc về mặt kinh tế, nói trắng ra là cầm cố một số tài sản quốc gia cho Trung Quốc để lấy tiền trang trải nợ quốc tế và chi tiêu công.
Chuyến thứ ba của thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc để xin kinh nghiệm xây dựng đảng.
Cùng với chuyến thăm của bộ trưởng công an Trung Quốc Quách Thanh Côn vào những ngày 24,25 tháng 9 năm 2016. Những chuyến thăm và làm việc cấp cao ở những lực lượng chủ lực lớn nhất trong đảng CSVN mang cường độ lớn nhất từ trước đến nay trong quan hệ hai nước.
Ngày 26 tháng 10, ba chiến hạm Trung Quốc với đoàn thuỷ thủ tới 750 người đã đến hải cảng quân sự Cam Ranh của Việt Nam để giao lưu với hải quân Việt Nam.
Không khó khăn gì để thấy rằng cộng sản VN đang ráo riết bám chân ông chủ Trung Cộng một cách điên cuồng. ĐCSVN dường như nỗ lực phơi bày ruột gan mình, trong nhà mình có gì bày ra cho Trung Cộng xem xét, đến soi mói. Như kiểu một người cần tiền đặt nhà , mời chủ nợ đến xem xét mọi ngóc ngách và tài sản trong nhà, cũng như hoàn cảnh gia đình đang thế nào.
Lý do ĐCSVN gấp gáp lệ thuộc Trung Cộng nhiều hơn như vậy, là do đảng CSVN đang lâm vào tình trạng khó khăn nhất trong lịch sử khi đối phó với hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nền kinh tế do đảng lãnh đạo đất nước đã lâm vào khủng hoảng, kiệt quệ, nợ nần chồng chất và thiếu thốn từng nơi, từng ngày. Vấn đề thứ hai là sự dao động , bi quan của các đảng viên và nhân dân trước hoàn cảnh thực tại, mất niềm tin và uy tín của đảng trong xã hội. Dẫn đến sự tồn vong của đảng lung lay, đặc biệt là vụ Formosa đang gây bức xúc trong nhân dân chưa được giải quyết thoả đáng.
Vì lẽ đó TBT Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị trung ương 4 để bàn đến sự tồn vong của đảng một cách cấp bách. Chấn chỉnh tư tưởng đảng viên, kiểm soát chặt thông tin báo chí, bưng bít những tin tức xấu và bịa đặt những tin tức tốt để đánh lừa xã hội khỏi hoang mang. Đồng thời tìm cách lâu dài hơn để cứu vãn sự tồn tại của đảng CSVN bằng cách dâng hết những gì còn lại về văn hoá, chính trị, tài nguyên, quốc phòng cho ĐCSTQ để tìm kiếm sự che chở.
Trong âm mưu lệ thuộc lâu dài này, Trọng đã tiến cử Đinh Thế Huynh là người thay thế mình để giữ con thuyền Việt Nam luôn hướng mũi tàu về phương Bắc. Nội dung làm việc của Đinh Thế Huynh với Tập được báo Việt Nam nói đó là nội dung xây dựng đảng và lãnh đạo, quản lý đất nước. Đương nhiên đó là những việc của người đứng đầu đảng Việt Nam.
Việc đưa Huynh vào dự bị ở vị trí TBT tương lai là mục đích đáp ứng tiêu chí chọn người của Trung Quốc, đảm bảo VN vẫn kiên định con đường CNXH gắn bó với Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng còn mục đích riêng tư đầy tham vọng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đằng sau việc tiến cử Huynh. Đó là đẩy nội bộ vào tình trạng phải e dè, bon chen, đấu đá nhau bất phân thắng bại, và cuối cùng ở sự bất phân thắng bại đó sẽ đi đến lựa chọn Nguyễn Phú Trọng ở nốt nhiệm kỳ này để giữ sự ổn đinh trong đảng. Nguyên nhân việc này là do thông lệ gần đây chỉ một trong nhóm những người tứ trụ sẽ là ứng cử viên chức Tổng Bí Thư. Hiện nay số ứng cử viên này theo tiền lệ đó có ba người là Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong ba người này thì Trần Đại Quang sáng giá nhất vì là người miền Bắc và có thực lực nhất để tạo áp lực thay thế Trọng giữa nhiệm kỳ. Ngoài Quang ra thì Ngân, Phúc không có can đảm để yêu cầu Trọng nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ 12. Việc ném Huynh là một người miền Bắc, có lý luận vào chiếc ghế ứng cử viên chức TBT là đòn cáo già của Trọng để dằn mặt Quang, với thông điệp nếu Trần Đại Quang gắng ép Trọng về giữa nhiệm kỳ, thì chức TBT không chắc gì rơi vào tay Quang.
Mặt khác Trọng luôn tung ra chiêu bài nội bộ có nguy cơ diễn biến tư tưởng, mối nguy hại tồn vong của đảng để đe doạ các đảng viên. Qua đó ngầm khẳng định chỉ có ông ta mới xử lý được mối nguy hiểm đó vì ông ta là người phát hiện và quan tâm sâu sắc nhất đến chuyện đó. Hội nghị trung ương 4 khoá 12 vừa qua, Trọng đẻ ra dự án xây dựng chỉnh đốn đảng với 3 vần đề cấp bác và 4 giải pháp thực hiện. Trong 4 giải pháp này thì giải pháp nào cũng cần đến vai trò của chính Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm tới. Một cách củng cố quyền lực và vị trí của mình lâu dài dựa trên chiêu bài xây dựng và chỉnh đốn đảng của Nguyễn Phú Trọng.
Tình hình chính trị Việt Nam trong vòng vài tháng qua cho thấy những nét tiêu biểu sau.
1- Đẩy mạnh gắn bó mật thiết với Trung Cộng một cách toàn diện, nói nôm na là lệ thuộc vào Trung Quốc toàn diện mọi mặt từ kinh tế, quốc phòng, văn hoá, ngoại giao , chính trị.
2- Ráo riết giữ chặt đường lối CNXH bằng cách tạo dựng những nhân vật kế cận trung thành lý tưởng CNXH, tiêu diệt tự do báo chí, ngôn luận để đảm bảo lý tưởng CNXH không bị ảnh hưởng.
3- Tham vọng cá nhân tiếp tục nắm giữ quyền lực của Nguyễn Phú Trọng.
Vì những mục tiêu trên của đảng CSVN và cá nhân Nguyễn Phú Trọng, đảng CSVN đã bỏ rơi hay nói cách khác là bán rẻ lợi ích nhân dân cho những thế lực tài phiệt, những nhóm lợi ích mới lên. Tình trạng cướp bóc đất đai, tăng giá mặt hàng độc quyền, lũng đoạn kinh doanh được thả lỏng diễn ra tràn lan. Điển hình nhất là vụ tập đoàn Formosa xả hàng núi khổng lồ chất độc hại ra biển, khiến hàng triệu người dân lâm vào cảnh đời sống khốn khổ, môi trường sống cả nước bị ô nhiễm...đổi lại tập đoàn này chỉ bồi thường rẻ mạt cho chính phủ VN hơn 10 ngàn tỷ. So với việc phải xử lý khoa học an toàn cho chỗ độc này đó là cái giá quá bèo bọt với Formosa. Hay như vụ xả lũ của các đập thuỷ điện làm chết hàng chục mạng người ở Quảng Bình, Hà Tĩnh vừa qua là ví dụ nữa. Các đập thuỷ điện chỉ là một cơ sở kinh doanh, họ sản xuất ra điện và bán cho người dân với giá có lãi lớn cho họ. Trong kinh doanh như vậy phải tính đến phương án an toàn dự phòng. Việc kinh doanh lãi thì chia nhau hưởng , mức lương, thưởng cao ngất ngưởng. Nhưng có vấn đề ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kinh doanh, sản xuất của mình , lại xả lũ để thiệt hại đó chuyển sang cho nhân dân là điều không thể chấp nhận được trong việc kinh doanh đơn thuần.
Thế nhưng những sự phi lý ấy diễn ra trắng trợn, và mức độ ngày càng nhiều hơn dưới sự làm ngơ của ban lãnh đạo ĐCSVN hiện nay. Đặc biệt không những làm ngơ, không nhắc đến lợi ích của người dân. Trái lại ĐCSVN lại còn dùng công an, truyền thông để trấn áp những ai đòi hỏi lợi ích cho người dân thiệt hại trong những vụ việc như thế.
Sau đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016, người ta nghe thấy những lời tán tụng đầy lạc quan rằng lớp lãnh đạo mới khoá này vì dân, vì nước, trong sáng và có tâm, đất nước sẽ bước vào một thời kỳ mới tươi sáng, đổi mới, có dân chủ.
Nhưng chỉ vài tháng sau, những gì lớp lãnh đạo mới này dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phú Trọng, đất nước liên tiếp xảy ra nhiều thảm hoạ do chính bộ máy đảng gây ra. Điều đáng sợ song hành với những thảm hoạ nhân tai đó là những bước đi bán mình của đảng CSVN cho ĐCSTQ và chẳng những đảng xa rời dân. đảng còn coi nhân dân là kẻ thù.
Đất nước này chỉ có hy vọng khi một tổng bí thư đảng CS nào đó trình đề án mở rộng đa đảng để kích thích sự cạnh tranh phát triển. Chứ nếu TBT còn ra những đề án xây dựng đảng CS vững mạnh xứng đáng là giai cấp duy nhất lãnh đạo nhân dân. Thì khi đó sự tăm tối của đất nước vẫn còn dài dài đến vài thế hệ nữa.
Được đăng bởi Thanhhieu
Hieubui vào lúc 01:18
No comments:
Post a Comment