Olivier
Todd
Như
tựa đề đã cho biết, quyển sách viết về thời gian của cái tháng Tư cay nghiệt mà
sau đó có hàng triệu người buồn. Thời gian được tường thuật trong tác phẩm bắt
đầu là từ lúc Phước Bình thất thủ hồi đầu năm 1975, cho đến khi quân đội miền Bắc
tiến vào Sài Gòn, bao gồm cả những vận động ngoại giao và chính trị của nhiều
bên ở Mỹ và Pháp. Thật tình mà nói thì giọng văn của tác giả không hấp dẫn lắm,
cộng với nhiều điều tôi đã biết rồi qua nhiều quyển sách khác, cho nên khó mà
có thể nói đây là một quyển sách xuất sắc về khoảng thời gian nghiệt ngã đó.
Tuy vậy, do tác giả là nhà báo, cộng tác với nhiều tờ báo ở Mỹ và Pháp, quen biết
nhiều, theo dõi gần hết các biến cố chính trị, quân sự cũng như xã hội trong
hai miền Nam Băc nên biết được nhiều chuyện hậu trường, có cái nhìn bao quát về
cuộc chiến ở Việt Nam.
Tác
giả đã đưa bạn đọc đi đến gần các nhân vật quan trọng đang hoạt động lúc bấy giờ,
cũng như đã tường thuật lại số phận của nhiều người bình thường hay không phải
là nhân vật nổi tiếng trong thời gian hỗn loạn đó: số phận của nhà văn Duyên
Anh, số phận của một đại úy cảnh sát…Câu chuyện của Đại tá Hòa (Lê Minh Hòa),
giám đốc đài truyền thanh và truyền hình Sài Gòn, cũng được kể lại. Quyển sách
là một cái nhìn chung về quang cảnh lúc đó, với trọng tâm là những diễn biến về
chính trị và ngoại giao ở Sài Gòn, Hà Nội, ở Mỹ và ở Pháp hơn là những diễn tiến
về quân sự.
Về
ông Thiệu, Olivier Todd viết: “Cộng sản Bắc
Việt thường dùng danh từ ‘tay sai’, ‘phản động’ và ‘phát xít’ hay ‘đầy tớ của Mỹ’
để chửi ông Thiệu trên báo chí hay trên hệ thống truyền thanh. Khác hơn nhiều
chánh trị gia ở Sài Gòn, Tổng Thống Thiệu không bao giờ đi gặp một người Mỹ nào
… Ông Thiệu thường tiếp Đại sứ Mỹ, hay vị cố vấn ngoại giao ông Lehmann, và một
vài phái đoàn. Ông cương quyết không có thái độ quy lụy của một người nô lệ.”
Thậm chí ông còn chửi Kissinger trong một cuộc gặp mặt hồi tháng Mười 1972:
“Ông [Kissinger] chưa hề đặt chân đến Việt Nam từ sau tháng 10 năm 1972, nơi đó
ông có một kỷ niệm không tốt gì lắm: ông Kissinger muốn cho ông Thiệu chấp thuận
bản dự thảo Hiệp Định của ông ta. Cuộc gặp gỡ thật nặng nề, ông Thiệu gọi
Kissinger là ‘thằng chó đẻ’. Kissinger nói trước khi rời Saigon : – ‘người
ta đã chửi tôi thậm tệ nên chắc tôi không bao giờ trở lại Saigon nữa.'”
Tất
nhiên, không có sự ủng hộ của Mỹ thì ông Thiệu không thể đứng vững được. Đó là
chuyện không bàn cãi. Nhưng ông Thiệu và ông Diệm vẫn giữ được một sự độc lập
nhất định và giữ được những quy tắc ngoại giao tối thiểu của một quốc gia. Bất
cứ ông đại sứ Mỹ nào muốn gặp nói chuyện thì đều phải đích thân vào dinh Độc Lập.
Nó khác với thời nay, khi người ta rụt rè rón rén đến trước cổng đại sứ quán của
thiên triều giống như một thằng bần cố nông sợ sệt đứng trước cổng tri phủ để rồi
lén ném vào trong đó một cái kháng thư. Nhưng sau đó, khi về đến nhà thì lại
hùng hùng hổ hổ “chúng tôi cực lực phản đối”. Thật là không hề biết nhục quốc
thể là gì. Làm thế thì đừng trách con cháu qua Nhật đi ăn cắp mà không biết nhục.
Câu
chuyện của ông Đại úy Phạm Thình là một câu chuyện đặc trưng tiêu biểu cho sự
thơ ngây của rất nhiều người miền Nam lúc đó, tin vào lời rao hòa bình hòa giải
hòa hợp của người Cộng sản: “Đại úy Phạm Thình làm việc ở Bộ Tư Lệnh Cảnh sát .
Thượng cấp của ông, trong đó có tướng Nguyễn khắc Bình Tư Lệnh cảnh sát và Giám
Đốc Trung Ương Tình Báo, cùng với 3 tướng lãnh khác và 4 đại tá và một số sĩ
quan khác đã ra đi. Phạm Thình ở lại với nhiệm vụ ‘giữ gìn trật tự và danh dự’.
Đại
úy nầy thù ghét cộng sản nhưng ông tự nhủ là có thể họ sẽ tỏ ra hiểu biết. Họ sẽ
nói về hòa hợp và hòa giải. Tất cả mọi chế độ đều cần cảnh sát Có thể người ta
sẽ hạ cấp bậc ông xuống một ít. Và ông sẽ lấy lại cấp bậc cũ của ông trong
tương lai.”
Rất
nhiều người miền Nam lúc đó có cùng một suy nghĩ tương tự như vậy, theo kiểu dù
sao cũng là anh em một nhà, hận thù bỏ qua xây lại non sông, v.v… Chẳng phải là
bà Bình lúc đó đã nói rằng: “‘Chúng tôi biết là ở Pháp và trong các quốc gia Âu
Châu khác, đã có những chuyện thanh toán các cộng sự viên của Đức Quốc xã . Đó
là phản ứng tự nhiên, của con người . Kẻ địch của chúng tôi đã phạm nhiều tội
ác đẫm máu. Họ đã tra tấn, giết chóc và đã cướp gia đình của các nạn nhân của họ.
Những người có nợ máu cần thanh toán với họ sẽ là những người cách mạng . Chúng
tôi đã dạy dân tộc chúng tôi là không nên trả thù..’ Đối với những người
còn hoài nghi, bà nói tiếp : – ‘Trong 30 năm qua, chúng tôi đã chịu nhiều
hy sinh hơn, nếu đem so sánh thì chuyện không trả thù chỉ là một chuyện nhỏ
thôi, nhất là chuyện hòa hợp quốc gia mới là có giá trị. Chúng tôi gạch bỏ quá
khứ.'”
Tôi
không hiểu bà Bình có lần nào vào Nghĩa trang Quân đội cũ hay không, để nhìn
xem người ta còn trả thù cả những người chết nữa. “Đến người chết cũng bị lừa”,
đó là tựa đề bài báo nhân dịp mười năm ngày Sài Gòn thất thủ của nhà báo
Tiziano Terzani. Xin mở ngoặc nói thêm, ông nhà báo này là một người thân Cộng
sản, Ông đã vào rừng sống chung với Việt Cộng, đã ở lại Sài Gòn sau ngày 30
tháng Tư và trong ngày đó đã mừng rơi nước mắt chứ không phải là người chống cộng.
Sau này, bà Bình đã có lần nào nói chuyện gạch bỏ quá khứ, hòa hợp hòa giải với
ông Lê Minh Đảo chưa?
À,
quyển này cũng xác nhận thêm một lần nữa vụ 16 tấn vàng. Đầu tiên thì đó đúng
là ý định của ông Thiệu, muốn gửi số vàng này sang Hoa Kỳ. Nếu Quốc Hội Mỹ
không bỏ phiếu thuận cho ngân khoản viện trợ bổ túc cho Việt Nam thì ông Thiệu
định sẽ dùng số vàng nầy để mua vũ khí và đạn dược. Nhưng dưới áp lực của người
Mỹ, ông Thiệu đã phải từ chức.
Mặc
dù tiếng đồn khắp Sài Gòn cũng như ở các vùng của cộng sản, nhưng thực sự ông
Thiệu không phải ra đi với số vàng của Ngân Hàng Việt Nam. Sau đó, ngày 26
tháng Tư, ông Nguyễn văn Hảo, cựu Phó Thủ Tướng đặc trách về Kinh Tế, và một cố
vấn của tòa đại sứ Hoa Kỳ, ông Dan Ellerman đã đến gặp ông Hương, nhấn mạnh rằng
số vàng này phải được di tản. Người Mỹ dự trù là sẽ chuyển đi những thùng đựng
các thỏi vàng trên một phi trên một phi cơ quân sự, như thế sẽ giải quyết được
vấn đề bảo hiểm. Công tác chuyển hàng nầy được dự trù ngay đêm nay. Nhưng
tòa đại sứ nhận được điện thoại của ông Hảo: Ông Hảo tuyên bố là Tổng Thống
Hương không cho phép chuyển vàng đi. Như vậy là số vàng đã đóng thùng vẫn
còn được cất giữ ở ngay chỗ cũ, dưới hầm của Ngân Hàng Quốc gia.
Ở
đây có thể thấy hai điểm: Tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của những người
công chức dưới thời VNCH: điện, nước, vàng, truyền thanh, truyền hình, tất cả đều
có những người mang trách nhiệm “đợi mấy anh vô để giao lại” trong cái lúc hỗn
loạn đó. Và đây cũng là một điểm nữa xác nhận cho quyền tự quyết của một đất nước
độc lập, mặc dù thể chế VNCH lúc đó coi như đã tan rã. Và cuối cùng thì những
người kia đã thực hiện đúng câu vừa ăn cắp vừa la làng, chia nhau số vàng đó rồi
lại đổ tội lên đầu người khác. Ừ, nhưng nếu không la hoán lên là ông Thiệu đã
mang theo số vàng đó thì làm cho mà cho chúng bốc hơi đúng quy trình vào túi của
mình được có phải không?
Thôi
lời bình đã dài, xin được ngừng ở đây. Tóm lại sách dành cho những bạn nào … chịu
khó đọc, muốn tham khảo tìm hiểu thêm về khoảng thời gian đó, không phải là một
quyển sách dễ đọc. Nhưng công khó nhọc sẽ được đền bù bằng một lượng lớn thông
tin đa dạng, hiểu biết thêm nhiều điều về khoảng thời gian định mệnh đó.
Quyển sách này đã được
Dương Hiếu Nghĩa dịch ra tiếng Việt. Bạn nào thích có thể vào trang Tài Liệu của
Phan Ba mà tải về (pdf và epub):
No comments:
Post a Comment