Saturday, October 8, 2016

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRUY QUÉT "LỢI ÍCH NHÓM" CŨ ĐỂ HÌNH THÀNH "NHÓM LỢI ÍCH" MỚI ? (Nguyên Nghĩa - DCV Online)




Nguyên Nghĩa
Posted on October 5, 2016 by editor — 1 Comment

Đến nay, xem ra kế hoạch “tái cấu trúc” của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đề ra đã bước sang năm thứ 6, nhưng vẫn giậm chân tại chỗ…

Để trả lời câu hỏi nêu trên, mời quí vị duyệt lại các diễn biến trong quá khứ, kể từ ngày ông Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư Đảng CSVN nhiệm kỳ đầu (19/1/2011).

Trước tiên là bài “Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.” (ngày 10/10/2011)

Sau 8 tháng 21 ngày nhậm chức, ông Nguyễn Phú Trọng hô hào tái cấu trúc 3 lãnh vực…

“[…] Trong 5 năm tới, cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. […] Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối.”

(Xin nhấn mạnh: Ông Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư ngày 19 tháng 1 năm 2011, tức là cách nay đã 6 năm.)(1)

Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại sợ kế hoạch tái cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước bị “các nhóm lợi ích chi phối”, nên…

Dư luận cho rằng ông Tân Tổng Bí thư và phe cánh ông ta đã “bật đèn xanh” cho báo chí phơi bày các sự thất bại của Tổng Bí thư tiền nhiệm (Nông Đức Mạnh) và đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầy quyền lực…

Để hỗ trợ cho sự nhận xét trên, xin mời quí vị đọc lại các bản tin liệt kê dưới đây:

Báo cáo của Sứ quán Anh tại Hà Nội, tháng 6, 2012:

“…Việt Nam có nguy cơ đối diện với sự tồi tệ nhất; doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả cả trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. They have interest groups strong enough to resist reform (Có các nhóm lợi ích đủ mạnh để chống lại sự cải tổ.)”(2)

Đài BBC, 21/9/2012:

“Việc Chính phủ cho phép các tập đoàn Nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, kèm theo việc bơm tín dụng rẻ tràn lan vào các Doanh nghiệp Nhà nước khiến các doanh nghiệp này bành trướng, mở rộng sang các ngành vốn thiếu kinh nghiệm. Điều này không những làm thất thoát vốn, phát sinh những khoản nợ, nợ xấu khổng lồ mà còn ảnh hưởng đến độ tín nhiệm chung của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời gây e ngại cho giới đầu tư nước ngoài. Trong lúc đó, sự ưu ái mà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra các nhóm lợi ích đủ mạnh để chống lại sự cải tổ, bản báo cáo của Sứ quán Anh nhận xét.”(3)

Thông tấn xã AFP ngày 3/10/2012, bài mang tựa đề “Vietnam PM’s future uncertain as communists meet”

“[…] Observers say Dung’s rivals, notably Communist Party Secretary General Nguyen Phu Trong and President Truong Tan Sang, appear to want Dung to pay for his failures. With Vietnam’s economy facing such deep-seated economic problems, the risk of an escalating power struggle between the PM and President Truong Tan Sang that could result in the ousting of the PM and his political allies is increasing.”

“Tương lai của Thủ tướng Việt Nam bấp bênh khi Đảng Cộng sản họp đại hội. […] Các quan sát viên nói rằng những đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng, quan trọng hơn cả là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang, cho thấy họ muốn ông Dũng phải trả cái giá cho những sự sai phạm của ông ta. Với nền kinh tế của Việt Nam đang gặp phải các vấn đề về kinh tế đã ăn sâu mọc rễ, nguy cơ sẽ càng tăng thêm về một sự tranh giành quyền lực gay gắt giữa Thủ tướng Dũng và Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang mà có thể đưa tới hậu quả là hất ghế Thủ tướng Dũng và phe phái của ông ta.)”(4)

VTV ngày 8/10/2012, tựa đề “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trao đổi về vấn đề lợi ích nhóm”:

“[…] Lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Nó có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống.”(5)

Đài BBC ngày 10/10/2012:

“[…] Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính. […] Ông Sang đã công khai phản đối lại chủ nghĩa bè phái. Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đã đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị.”(6)

Tuy nhiên phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng còn mạnh và dư luận cho rằng đằng sau ông Dũng còn bóng dáng của ông cựu TBT Nông Đức Mạnh, nhất là nhờ việc ông Dũng, mà theo báo chí nêu trên thì… “Khu vực DNNN được dành nhiều sự ưu đãi, nên đã nẩy sinh ra các nhóm lợi ích đủ mạnh để chống lại sự cải tổ” của ông Tân TBT Nguyễn Phú Trọng đòi hỏi phải tái cấu trúc 3 lãnh vực béo bở nhất.

Chẳng những không kỷ luật được “đồng chí X” mà ngay cả việc đưa hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị cũng thất bại. Vấn đề được báo chí loan tải việc BCH Trung ương 6 bác bỏ đề nghị của Bộ Chính trị muốn kỷ luật “đồng chí X” vì bị cho là yếu kém trong việc quản lý kinh tế, ngân sách thâm thủng.(7)

Thua keo này, bày keo khác

Để ngăn chặn ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng, phe cánh của Tân TBT Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành từng bước như sau.

Trước tiên, TBT Nguyễn Phú Trọng ký Quyết định số 158-QĐ/TW, ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương phòng, chống tham nhũng. Điều 3 của Quyết định này:

“chuyển giao tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức Vụ Nội chính, Vụ Pháp luật của Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về Ban Nội chính Trung ương…”(8)

(Xin nhấn mạnh là: Trước đây, Ban chỉ đạo Trung ương này đã từng được Quốc hội lập ra, bằng Nghị Quyết thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống Tham nhũng, ngày 08.09.2006, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng Ban chỉ đạo.)(9)

Hai năm sau, phe cánh ông TBT Nguyễn Phú Trọng nhận thấy ảnh hưởng của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với Trung ương Đảng XI còn mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng còn muốn… “hi sinh” nữa để làm Tổng Bí thư, nên ông Trọng phải ra luật lệ mới ban hành để chặn đường ông Dũng bằng Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của BCH TW v/v Quy chế bầu cử trong Đảng; trong đó có đoạn ghi rằng:

“Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.”(10)

Đến nay, xem ra kế hoạch “tái cấu trúc” của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đề ra đã bước sang năm thứ 6, nhưng vẫn giậm chân tại chỗ… Vì vậy dư luận trong nước nghi ngờ và đặt câu hỏi là: Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thật sự “truy quét” tận gốc “lợi ích nhóm”, hay đây chỉ là “nước cờ” để hình thành “nhóm lợi ích mới”?

30/9/2016
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh hoạ.


-----------------


NON NGÀN • 3 days ago
BÀN PHIẾM CHUYỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẤT NƯỚC TA NGÀY NAY.
Ở đây gọi là bàn phiếm, vì chuyện của nhà nước nhà nước lo, chuyện của dân dân lo, chuyện gì của mình để mình phải lo, mà dầu có lo cũng đâu được, vậy nên mới gọi tắt là bàn phiếm.
Trước hết, chuyện kinh tế chính trị thực chất tuy là hai mà chỉ là một. Bởi vì mục đích của chính trị là kinh tế, nếu không đạt được mục đích này chính trị cũng chỉ coi như tếu, vì chính trị không bao giờ mang ý nghĩa tự thân nó. Mặt khác mục đích của chính trị cũng còn là văn hóa xã hội. Nếu ý nghĩa thứ hai này cũng hỏng tuốt, ý nghĩa chính trị thực chất cũng chỉ là tếu táo.
Vậy thì ý nghĩa hay vai trò của chính trị đối với kinh tế và văn hóa là gì. Đó chỉ là sự hỗ trợ, giúp đỡ mà không phải xỏ mũi. Hỗ trợ giúp đỡ có nghĩa để nó tự hoạt động, mình chỉ trợ lực thêm, tạo điều kiện tốt đẹp, thuận lợi của nó mà thôi. Nói cách khác, kinh tế xã hội văn hóa chính yếu là thuộc ý nghĩa xã hội dân sự không phải thuộc ý nghĩa của nguyên tắc quyền bính.
Quyền bính là cái làm nề, không phải cái xỏ mũi toàn diện. Xỏ mũi toàn diện tức thành ông chủ hoặc làm thay, vậy là hỏng bét. Nói cách cụ thể, hoạt động kinh tế chủ yếu phải là hoạt động của tư nhân, cả hoạt động văn hóa xã hội cũng thế. Các chủ thể quyết định đó là các tư nhân, không phải chủ thể nhà nước. Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý chung, tức vai trò giám sát, giúp đỡ, trợ lực, nhất thiết không thể giành quyền hay làm thay cho tư nhân, bởi như vậy là sai ý nghĩa, sai nhiệm vụ, sai chức năng, sai nguyên tắc. Bởi xã hội là yêu cầu sinh hoạt khách quan của con người, kinh tế là yêu cầu làm ra và trao đổi sản phẩm trong đời sống nhằm cho sự sống còn của xã hội, văn hóa mọi mặt trong đó có cả khoa học kỹ thuật là yêu cầu sáng tạo và thụ hưởng, đó hoàn toàn là ý nghĩa của xã hội dân sự, của tư nhân, đâu có cửa nào cho chính quyền, cho nhà nước chỉ duy nhất như một chủ thể quản lý chung.
Có nghĩa ba lãnh vực chủ đạo nhất trong kinh tế là đầu tư và tiền tệ, tài chánh và ngân hàng, doanh nghiệp và kinh doanh sản xuất, đều phải do nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ tư nhân, nếu đàng này nhà nước thay thế, chủ động, làm thay cả vai trò của tư nhân thì làm sao tránh không loạng quạng, cho dù có tái cấu trúc cỡ nào cũng chỉ trái khoáy, thế thì còn làm gì mà hiệu quả và kết quả đạt tới được. Có nghĩa dù có cách tân guồng máy cán bộ bao nhiêu, dù có sửa đổi cách nhìn và nguyên tắc quản lý của guồng máy bao nhiêu,dù có thay đổi nhân sự và cơ chế cán bộ thế nào, đều cũng chỉ là những vở kịch giả tạo không đúng kịch bản khách quan phải có thì làm sao mà diễn tuồng cho hay và được khán giả đều vỗ tay tán thưởng được.
Đó chẳng qua là không bao giờ chịu từ bỏ cái nền tảng ban đầu của ý thức hệ mác xít, đó chính là cái gốc của mọi vấn đề cùng hệ lụy đưa đến. Tức nguyên tắc kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, nguyên tắc cộng sản làm định hướng, nguyên tắc giáo điều và lãnh đạo chính sách làm chỉ tiêu, thì còn đâu chỗ, đâu cửa cho xã hội dân sự theo cách tự do dân chủ khách quan phát triển hiệu quả và đúng hướng được. Hướng ở đây không phải hướng khoa học và khách quan, mà hướng chỉ là định hướng xã hội chủ nghĩa như đã tuyên bố thì cũng chỉ là tự vẽ vòng để đứng nguyên trong đó mà không thể đi ra ra khỏi đó chút nào được, thì mèo lại cũng chỉ hoàn mèo thế thôi dễ có gì mà có được những kết quả ngoạn mục khác được.
Bây giờ thì thế giới cộng sản cũ như Liên Xô và Đông Âu đã không còn nữa, điều đó chứng tỏ học thuyết Mác là sai hay đúng đúng khách quan khoa học, thế thì cứ định hướng theo đó thì còn nghĩa gì. Chẳng qua nó chỉ vẫn còn là kiểu thị hiếu, kiểu quán tính, hay là kiểu chưa thoát ly ra khỏi hoàn cảnh đã có, vì thì hiếu thì luôn nông cạn và chủ quan, quán tính thì không còn nội lực, hoàn cảnh là sự lệ thuộc và bị động, và nếu chính trị hay kinh tế mà chỉ toàn kiểu thế thì quả còn nước nôi gì nữa.
Như vậy cũng có nghĩa nếu chính trị, kinh tế, văn hóa đều không có những đầu óc chuyên môn thật sự, đều không có những lãnh đạo có tầm nhìn và tâm huyết thật sự, đều không có các quyền tự do dân chủ để toàn dân và xã hội phát huy lên mọi mặt thật sự, chính trị, kinh tế và văn hóa đó cũng đâu có gì là sáng tạo, là chiến lược phát triển, chẳng qua chỉ đều là những kịch bản lặp đi lặp lại liên tu bất tận, thế thì còn làm thế nào cho đời sống xã hội hiệu quả và tích cực, triển vọng đất nước đi lên để phát triển một cách ngoạn mục, còn làm sao mà bắt kịp được thế giới khi mà quãng cách không những đối với mọi nước mà cả đối với các nước chung quanh trong khu vực cứ càng ngày càng dãn xa ra mà cụ thể so sánh trước mắt không phải chỉ vài chục năm mà có khi cả đến hàng trăm năm thế thì còn ăn nói làm sao được nữa. Nếu người nào còn không tin thì thử phản biện lại theo đủ mọi cách xem sao.
ĐẠI NGÀN
(06/10/16)







No comments:

Post a Comment