2-10-2016
1. DẪN
NHẬP
Trong các loài như ong, kiến, mối… con chúa chính là
linh hồn, là sức sống của cả đàn. Khi con chúa già nua hay ốm yếu, không thể bảo
đảm cho sức mạnh và sự sinh sôi của đàn thì những con trong đàn sẽ “làm thịt”
con chúa và thay bằng con khác. Còn nếu con chúa bị chết đột ngột thì đàn sẽ
tan rã và có nhiều khả năng là cả đàn sẽ bị tiêu diệt.
Loài khỉ và loài sư tử cũng như thế. Con khỉ già hay
con sư tử già, không còn khống chế được đàn, không thể dẫn dắt được đàn thì sẽ
bị những con con nổi lên cướp quyền và đuổi đi.
Sư tử có trách nhiệm
bảo vệ đàn
Các loài sống thành bày khác, như loài trâu, voi hay chó sói thì cũng tương tự như thế.
Có thể rút ra kết luận: TRONG CÁC LOÀI VẬT, CON ĐẦU ĐÀN CHÍNH LÀ LINH HỒN, LÀ SỨC MẠNH CỦA CẢ ĐÀN. Nếu dùng từ lãnh tụ ở đây thì ta có thể nói: LÃNH TỤ NÀO BÀY ĐÀN ĐÓ.
Loài người có hơi khác một chút. Đấy là, trong giai đoạn lịch sử kéo dài hàng chục ngàn năm, rất hiếm khi họ tìm được lãnh tụ thật sự. Đấy là những lãnh tụ của các phong trào khởi nghĩa chống là chế độ bạo quyền trong nước hay chính quyền đô hộ của ngoại bang. Nhưng, vì giống người là loài có lí trí và tư lợi cho nên sau khi giành được ngai vàng, những vị lãnh tụ này liền lập ra quân đội, cảnh sát, nhà tù và sử dụng những học thuyết dối trá nhằm bảo vệ ngai vàng cho dòng họ nhà mình. Thế là, như một qui luật, chỉ sau một hai đời vua sáng tôi hiền, nhân dân lại rơi vào vòng cai trị của các hôn quân bạo chúa. Mà giai đoạn của các hôn quân bạo chúa lại thường kéo dài gấp nhiều lần giai đoạn vua sáng tôi hiền, đến nỗi có thể ví nó với tia chớp rất nhỏ trên bầu trời u ám đầy mây trước cơn giông bão. Dưới quyền của các hôn quân bạo chúa, từ trong triều đình ra tới chốn dân gian người ta mặc sức lừa nhau, giết nhau, tàn sát nhau không nương tay. Thiết nghĩ chẳng cần nói nhiều về những hiện tượng này vì ai cũng thấy cả rồi. Và thế là một số người, có thể do thiếu hiểu biết hoặc vô tình, liền kết luận: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY. Kết luận này lại được bọn bồi bút và dư luận viên tay sai của triều đình tìm cách nhồi nhét vào đầu óc người dân để họ chấp nhận số phận của mình.
2. GIẢI THÍCH CỦA FREUD VÀ CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI VIẾT
Freud giải thích về sự tan rã đám đông khi không còn chủ tướng hay lãnh tụ như sau:
“Trong đoạn văn này một người lính hô: “Chủ tướng bị chặt đầu rồi”, thế là toàn bộ quân lính Assyrie bỏ chạy. Việc mất người cầm đầu trong bất cứ ý nghĩa nào của từ này, hay sự thất vọng đối với ông ta cũng đều tạo ra hoảng loạn dù rằng nguy hiểm không tăng. Liên kết hỗ tương giữa những cá nhân lập thành đám đông sẽ tan rã cùng với sự tan rã liên kết với người chỉ huy. Đám đông tan rã như tuyết gặp ánh nắng mặt trời.
Sự tan rã của đám đông tôn giáo khó thấy hơn. Mới đây tôi có được đọc một cuốn tiểu thuyết của Anh về đề tài Công giáo nhan đề Đêm đen (When it was dark) do một giám mục địa hạt London giới thiệu. Theo tôi cuốn tiểu thuyết đã mô tả rất hay và rất đúng khả năng và những hậu quả của sự tan rã của đám đông tôn giáo. Tác giả tưởng tượng ra một hành động dường như xảy ra trong thời hiện tại: có một âm mưu chống lại Jesus-Christ và những lời rao giảng của Ngài. Những kẻ âm mưu phao tin chúng đã tìm thấy ở Jesusalem một hầm mộ, trong đó có một tấm bia nói rằng một người tên là Arimathie thú nhận là ông ta, vì lòng kính Chúa, đã bí mật lấy trộm xác Ngài sau khi Ngài chết được ba ngày và đem giấu ở cái hầm ấy. Bằng cách đó, những kẻ âm mưu đã làm sụp đổ niềm tin vào sự tái sinh và nguồn gốc thần thánh của Jesus-Christ. Vụ phát hiện khảo cổ học ấy đã làm rung chuyển cả nền văn hóa Âu Châu và hậu quả là tội ác và bạo hành gia tăng đến mức báo động. Tình trạng gia tăng tội ác chỉ chấm dứt khi người ta khám phá ra âm mưu của những kẻ giả mạo.
Cuốn Tâm lý học đám
đông cùng với Tâm Lý đám đông và phân tích cái tôi.
Sự kiện bộc lộ trước tiên trong vụ tan rã tôn giáo
giả định nói tới ở đây không phải là nỗi sợ hãi (không có lí do nào cả) mà là
các xung lực ích kỉ và thù địch đối với tha nhân. Những xung lực này trước đây
không thể biểu lộ ra được chính vì tình yêu đồng đều mà Jesus-Christ dành cho mọi
người” (hết trích). Mời xem ở đây:
http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/sigmund-freud-tam-li…
Tức là, khi không còn người đứng đầu thì những xung lực ích kỉ và thù địch đối với tha nhân sẽ được bộc lộ ra hết. Đấy là cái chúng ta đang chứng kiến hiện nay: Lãnh tụ bị chế giễu, lý tưởng bạc màu, thậm chí bị vứt vào sọt rác, người lãnh đạo kêu gọi dân chúng khinh bỉ những kẻ tham nhũng, thực ra là kinh bỉ những người có chức có quyền … và người dân đối xử với nhau không khác gì súc vật, thậm chí có cảm tưởng như không bằng súc vật.
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI VIẾT
Có thể nói mà không sợ sai rằng trước năm 1975 hay khoảng thời gian gần đó, ở miền Bắc đã có một cái gì đó tương tự như hiện tượng libodo trong học thuyết của Freud. Lúc đó, dường như mọi người đều tin rằng lãnh tụ của mình là những người tuyệt vời, là những người yêu thương đồng bào hết mực. Cho nên người ta, dù rất nhiều khó khăn, nhưng quả thật đã thương yêu nhau thật sự, đã đối xử với nhau theo đúng nghĩa của từ đồng bào. Quê tôi lúc đó nhà không cần đóng cửa mà không bao giờ mất trộm. Những người ở Hà Nội nói rằng hồi đi sơ tán năm 1972 nhà cứ bỏ đó mà sau này về cũng không suy suyển gì. Chỉ đến sau này, khi phát hiện ra rằng, kết quả của cái gọi là giải phóng miền Nam chỉ là: “Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê” và “Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao. Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao” (thơ Việt Phương) thì lòng người mới bắt đầu li tán.
Đạo đức bắt đầu suy đồi từ đó. Còn đến bây giờ, khi trong triều, ngoài ngõ, đâu đâu có những cảnh lừa đảo, dối trá, sẵn sàng đâm chém nhau, người ta đối xử với nhau tệ bạc còn hơn cả súc vật, người ta kiếm lời bằng cách làm hại, thậm chí giết dần giết mòn người khác mà không hề áy này lương tâm. Và thế là một số người nhẹ dạ và những tên giả hình liền trưng ra luận thuyết: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY.
3. QUAN NIỆM NGỤY BIỆN
NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY LÀ QUAN NIỆM NGỤY BIỆN
Khi thấy đâu đâu cũng có những cảnh lừa đảo, dối trá, sẵn sàng đâm chém nhau, người ta đối xử với nhau tệ bạc còn hơn cả súc vật, người ta kiếm lời bằng cách làm hại, thậm chí giết dần giết mòn người khác mà không hề áy náy lương tâm, một số người nhẹ dạ và những tên giả hình liền trưng ra luận thuyết: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY.
Đấy là quan niệm ngụy biện vì 3 lý do sau đây:
1. Họ không nhớ hay không biết chân lý: “Nhà dột từ nóc” hay như lời Chúa Jesus: “Trông trái biết cây”.
2. Milovan Djials, một trong những người thành lập ra nước Cộng hòa Nam Tư, viết trong cuốn Giai Cấp Mới: "Các lãnh tụ thường xuyên nhấn mạnh ‘tính tự giác cao của nhân dân ta’ trong thời kì cách mạng, nghĩa là khi nhân dân, đúng hơn, một bộ phận nhân dân đã tích cực ủng hộ họ. Ngày nay, cũng theo lời các lãnh tụ này, ý thức tự giác ‘của nhân dân’ rất thấp cho nên không thể có dân chủ ngay được”. Ở VN cũng thế, hồi những năm 1960 và đầu 1970, khi các bà mẹ khăn rằn ở Bến Tre đồng khởi hay các bà mẹ ở chợ Bến Thành biểu tình đòi dân sinh hay nuôi dấu cán bộ thì người ta bảo rằng họ có ý thức cách mạng. Thế mà nửa thế kỉ sau, con của những bà mẹ đó, có học hơn, có Internet và smartfone thì người ta lại nói rằng dân trí thấp cho nên chưa thể có dân chủ.
3. Thế nhưng nếu có người nước ngoài nào đó nói với họ: “Đừng bốc phét nữa. Dân trí nước mày thấp, không thể hưởng chế độ dân chủ như thế thì trình độ lãnh tụ của chúng mày cũng chỉ ngang với anh thợ cắt tóc ở nước tao là cùng, đại tướng quân của nước mày cũng chỉ xứng làm đội trưởng đội cảnh vệ hoàng gia của nước tao thôi”. Thì họ sẽ giẫy nẩy lên mà rằng: “Ấy, lãnh tụ của chúng tao là danh nhân văn hóa thế giới đấy, đại tướng của chúng tao là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới đấy. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thủ tướng hay bộ trưởng ngoại giao của chúng tao thường đọc những bài diễn văn quan trọng, được cả thế giới chú ý đấy!”.
http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/sigmund-freud-tam-li…
Tức là, khi không còn người đứng đầu thì những xung lực ích kỉ và thù địch đối với tha nhân sẽ được bộc lộ ra hết. Đấy là cái chúng ta đang chứng kiến hiện nay: Lãnh tụ bị chế giễu, lý tưởng bạc màu, thậm chí bị vứt vào sọt rác, người lãnh đạo kêu gọi dân chúng khinh bỉ những kẻ tham nhũng, thực ra là kinh bỉ những người có chức có quyền … và người dân đối xử với nhau không khác gì súc vật, thậm chí có cảm tưởng như không bằng súc vật.
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI VIẾT
Có thể nói mà không sợ sai rằng trước năm 1975 hay khoảng thời gian gần đó, ở miền Bắc đã có một cái gì đó tương tự như hiện tượng libodo trong học thuyết của Freud. Lúc đó, dường như mọi người đều tin rằng lãnh tụ của mình là những người tuyệt vời, là những người yêu thương đồng bào hết mực. Cho nên người ta, dù rất nhiều khó khăn, nhưng quả thật đã thương yêu nhau thật sự, đã đối xử với nhau theo đúng nghĩa của từ đồng bào. Quê tôi lúc đó nhà không cần đóng cửa mà không bao giờ mất trộm. Những người ở Hà Nội nói rằng hồi đi sơ tán năm 1972 nhà cứ bỏ đó mà sau này về cũng không suy suyển gì. Chỉ đến sau này, khi phát hiện ra rằng, kết quả của cái gọi là giải phóng miền Nam chỉ là: “Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê” và “Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao. Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao” (thơ Việt Phương) thì lòng người mới bắt đầu li tán.
Đạo đức bắt đầu suy đồi từ đó. Còn đến bây giờ, khi trong triều, ngoài ngõ, đâu đâu có những cảnh lừa đảo, dối trá, sẵn sàng đâm chém nhau, người ta đối xử với nhau tệ bạc còn hơn cả súc vật, người ta kiếm lời bằng cách làm hại, thậm chí giết dần giết mòn người khác mà không hề áy này lương tâm. Và thế là một số người nhẹ dạ và những tên giả hình liền trưng ra luận thuyết: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY.
3. QUAN NIỆM NGỤY BIỆN
NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY LÀ QUAN NIỆM NGỤY BIỆN
Khi thấy đâu đâu cũng có những cảnh lừa đảo, dối trá, sẵn sàng đâm chém nhau, người ta đối xử với nhau tệ bạc còn hơn cả súc vật, người ta kiếm lời bằng cách làm hại, thậm chí giết dần giết mòn người khác mà không hề áy náy lương tâm, một số người nhẹ dạ và những tên giả hình liền trưng ra luận thuyết: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY.
Đấy là quan niệm ngụy biện vì 3 lý do sau đây:
1. Họ không nhớ hay không biết chân lý: “Nhà dột từ nóc” hay như lời Chúa Jesus: “Trông trái biết cây”.
2. Milovan Djials, một trong những người thành lập ra nước Cộng hòa Nam Tư, viết trong cuốn Giai Cấp Mới: "Các lãnh tụ thường xuyên nhấn mạnh ‘tính tự giác cao của nhân dân ta’ trong thời kì cách mạng, nghĩa là khi nhân dân, đúng hơn, một bộ phận nhân dân đã tích cực ủng hộ họ. Ngày nay, cũng theo lời các lãnh tụ này, ý thức tự giác ‘của nhân dân’ rất thấp cho nên không thể có dân chủ ngay được”. Ở VN cũng thế, hồi những năm 1960 và đầu 1970, khi các bà mẹ khăn rằn ở Bến Tre đồng khởi hay các bà mẹ ở chợ Bến Thành biểu tình đòi dân sinh hay nuôi dấu cán bộ thì người ta bảo rằng họ có ý thức cách mạng. Thế mà nửa thế kỉ sau, con của những bà mẹ đó, có học hơn, có Internet và smartfone thì người ta lại nói rằng dân trí thấp cho nên chưa thể có dân chủ.
3. Thế nhưng nếu có người nước ngoài nào đó nói với họ: “Đừng bốc phét nữa. Dân trí nước mày thấp, không thể hưởng chế độ dân chủ như thế thì trình độ lãnh tụ của chúng mày cũng chỉ ngang với anh thợ cắt tóc ở nước tao là cùng, đại tướng quân của nước mày cũng chỉ xứng làm đội trưởng đội cảnh vệ hoàng gia của nước tao thôi”. Thì họ sẽ giẫy nẩy lên mà rằng: “Ấy, lãnh tụ của chúng tao là danh nhân văn hóa thế giới đấy, đại tướng của chúng tao là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới đấy. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thủ tướng hay bộ trưởng ngoại giao của chúng tao thường đọc những bài diễn văn quan trọng, được cả thế giới chú ý đấy!”.
Đồng khởi Bến Tre
Xin hỏi: “Các lãnh tụ danh nhân văn hóa thế giới (tự phong?), các vị đại tướng quân có số má trên thế giới, những người viết diễn văn được cả thế giới chú ý từ đâu mà ra? Chả lẽ họ lại chui ra từ cái đũng quần của những người đàn bà ngu đốt ở cái đất nước với dân trí rất thấp này hay sao?”
Từ ba điều đã trình bày, có thể thấy lập luận của những người nói rằng NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY là ngụy biện, phi logic, nói nhẹ nhàng là câu trước phản đối câu sau và như thế chứng tỏ rằng nó là sản phẩm của những đầu óc chưa hoàn toàn phát triển, hay nói ngắn gọn là DỐT!
4. QUAN NIỆM BẤT LƯƠNG và NGUY HIỂM
NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY là quan điểm cực kì bất lương, bởi vì trong khi những thành viên trong các xã hội dân sự hay những người theo gương Phan Châu Trinh đang hàng ngày hàng giờ nói với người dân rằng họ xứng đáng với một số phận tốt hơn; đáng lẽ họ đã không phải sống trong những thành phố hễ mưa là ngập, không phải mất nước vì đường ống dẫn nước vỡ tới 20 lần, không bị đền bù giải tỏa một cách phi lý dẫn tới hàng ngàn dân oan… Tóm lại, nếu có thể chế tốt hơn thì đất nước ta đã khá hơn hiện nay. Thì luận thuyết của bọn giả hình kia chẳng khác gì gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt họ: Các người chỉ xứng đáng với thân phận trâu ngựa như thế thôi, dân trí thấp như thế thì các ngươi chỉ xứng đáng với thủ tướng nghẹo cổ, làm sao khác được? Thế là vừa BẤT LƯƠNG vừa NGUY HIỂM.
Nhưng bọn giả hình kia có đủ sức bất lương, có táng tận lương tâm đến mức có thể nói với người đàn bà Campuchia - sau ngày quân ta vào Phnom Penh - đang khóc lóc vì mất chồng mất con: “Pol Pot là lãnh tụ của các người là đúng rồi, các người chỉ xứng đáng như thế thôi!” Người đàn bà Campuchia phản ứng thế nào hay bạn phản ứng thế nào thì không biết, nhưng nếu tôi đứng ở đó thì tôi sẽ cho tên vừa nói một phát đạn vào thái dương! Và nếu lúc đó tôi làm như thế thì bây giờ, sau 36 năm, tôi cũng cho rằng mình hành xử đúng với lương tâm!
Luận điểm: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY chỉ đúng khi nói về cùng một thể chế chính trị. Ví dụ, cùng theo Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng ông Hồ Chí Minh có thể là kịch sĩ tài ba hơn và không ác bằng Kim Nhật Thành, hay cùng theo Tư Bản Chủ Nghĩa nhưng các nghị sĩ quốc hội phương Tây có thái độ điềm tĩnh hơn các nghị sĩ Đài Loan. Vậy thôi, còn các nhà lãnh đạo trong cùng hệ thống, nói chung, đều hành xử tương đối giống nhau.
Trong tác phẩm Đường Về Nô Lệ (đọc ở đây: http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/f-von-hayek-vi-sao-n…), Hayek đã chứng minh rất thuyết phục rằng chính các chế độ toàn trị (có thể nói rộng ra là thời của các hôn quân bạo chúa) đã đưa lên đỉnh cao quyền lực những kẻ xấu xa nhất. Không phải người Đức trong giai đoạn 1930-1945 xấu xa cho nên họ mới có những kẻ như Hitler, Himmler, Goebbels… mà chính là cái thể chế tồi bại đó đã đưa chúng lên đỉnh cao quyền lực và đến lượt mình, chúng lại làm băng hoại nhân dân Đức.
Tác phẩm Đường về
nô lệ
Tóm lại, dân tộc nào, thời điểm nào cũng có những kẻ
sẵn sàng bóc lột, sẵn sàng lừa đảo, sẵn sàng giết chóc đồng loại của mình để kiếm
lợi. Nhưng trong các chế độ dân chủ thật sự hay dưới thời vua sáng tôi hiền, bọn
đó chỉ có thể làm ma cô dẫn gái hay cầm đầu nhưng băng đảng trộm cắp mà thôi.
Chính chế độ chính trị tồi dở đã đưa bọn lưu manh nhất, xấu xa nhất lên đỉnh
cao quyền lực, để rồi sau đó, bằng những hành động và lời nói bất lương của
mình, chúng tiếp tục làm băng hoại ngay cái dân tộc đang hàng ngày hàng giờ
nuôi dưỡng chúng. Và để giữ mãi ngôi vị của mình, chúng lại mớm cho bọn bồi bút
và dư luận viên mạt hạng quan niệm NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY. Thiết nghĩ, những
người có lương tri phải kiên quyết bác bỏ quan điểm phản động này.
5. Bàn thêm về: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY HAY CHÍNH PHỦ NÀO NHÂN DÂN ẤY?
5. Bàn thêm về: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY HAY CHÍNH PHỦ NÀO NHÂN DÂN ẤY?
Xin nói ngay rằng cái câu: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY
để biện hộ cho những chính phủ độc tài và những ông trùm mang dã tâm biến nhân
dân nước mình thành trâu ngựa là câu nói của bọn vừa ngu vừa đểu.
Chỉ cần đưa ra 2 ví dụ: Đông-Tây Đức và Nam-Bắc Hàn là đủ. Đấy là một cuộc thí nghiệm mà trong điều kiện bình thường ra không thể nào thực hiện được. Thật may hay thật không may là ở thời điểm bước ngoặt hồi cuối những năm 1940, đầu 1950, các lãnh tụ Tây Đức và Nam Hàn đã chọn chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường và chế độ hướng tới dân chủ, còn các ông trùm cộng sản ở Đông Đức và Bắc Hàn thì chọn ý thức hệ cộng sản với kinh tế xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Cùng một dân tộc, nhưng 2 thể chế khác nhau. Kết quả về kinh tế và xã hội hiện nay như thế nào thì ai cũng biết. Đông Đức phải xây bức tường để ngăn nhân dân chạy khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa và cuối cùng bức tường đó đã bị chính người dân Đông Đức phá bỏ. Còn trong khi dân Bắc Hàn luôn luôn phải sống trong tình trạng thiếu đói thì Nam Hàn trở thành một trong nước tiến bộ nhất và giàu có nhất ở châu Á. Nhưng tac động về mặt tâm lý và văn hóa mới thật là kinh khủng: Người dân sống càng lâu trong Chủ Nghĩa Xã Hội thì càng gian trá hơn. Đấy là kết quả của thí nghiệm do Lars Honuf ở University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann tiến hành với người Đức (đọc ở đây: http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/to-economist-cang-so…).
Ta cũng có thể nói như thế về người Việt Nam: Người miền Bắc vào Nam sau năm 1975 “khó chơi” (xin dùng từ nhẹ nhàng như thế) hơn người Nam, trong khi nói chung người miền Nam có ấn tượng rất tốt với dân Bắc năm 1954. Mà gian trá đến lừa đảo chỉ là một bước ngắn. Đấy là một trong những lý do vì sao ta lại thấy nhiều hiện tượng, mà nói một cách nhẹ nhàng là “tiêu cực” như vậy. Thiết nghĩ điều này cũng đúng nếu so sánh người Đài Loan và Hong Kong với người Trung Quốc đại lục.
Chỉ cần đưa ra 2 ví dụ: Đông-Tây Đức và Nam-Bắc Hàn là đủ. Đấy là một cuộc thí nghiệm mà trong điều kiện bình thường ra không thể nào thực hiện được. Thật may hay thật không may là ở thời điểm bước ngoặt hồi cuối những năm 1940, đầu 1950, các lãnh tụ Tây Đức và Nam Hàn đã chọn chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường và chế độ hướng tới dân chủ, còn các ông trùm cộng sản ở Đông Đức và Bắc Hàn thì chọn ý thức hệ cộng sản với kinh tế xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Cùng một dân tộc, nhưng 2 thể chế khác nhau. Kết quả về kinh tế và xã hội hiện nay như thế nào thì ai cũng biết. Đông Đức phải xây bức tường để ngăn nhân dân chạy khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa và cuối cùng bức tường đó đã bị chính người dân Đông Đức phá bỏ. Còn trong khi dân Bắc Hàn luôn luôn phải sống trong tình trạng thiếu đói thì Nam Hàn trở thành một trong nước tiến bộ nhất và giàu có nhất ở châu Á. Nhưng tac động về mặt tâm lý và văn hóa mới thật là kinh khủng: Người dân sống càng lâu trong Chủ Nghĩa Xã Hội thì càng gian trá hơn. Đấy là kết quả của thí nghiệm do Lars Honuf ở University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann tiến hành với người Đức (đọc ở đây: http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/to-economist-cang-so…).
Ta cũng có thể nói như thế về người Việt Nam: Người miền Bắc vào Nam sau năm 1975 “khó chơi” (xin dùng từ nhẹ nhàng như thế) hơn người Nam, trong khi nói chung người miền Nam có ấn tượng rất tốt với dân Bắc năm 1954. Mà gian trá đến lừa đảo chỉ là một bước ngắn. Đấy là một trong những lý do vì sao ta lại thấy nhiều hiện tượng, mà nói một cách nhẹ nhàng là “tiêu cực” như vậy. Thiết nghĩ điều này cũng đúng nếu so sánh người Đài Loan và Hong Kong với người Trung Quốc đại lục.
Cuốn: Vạc dầu châu
Á, sắp phát hành
Để cho bức tranh thêm đầy đủ hơn, xin xem xét thêm
trường hợp Malaysia. Tác phẩm ASIA’S CAULDRON (Vạc Dầu Châu Á) của Robert D.
Kaplan có đoạn: “Năm 1969, Kuala Lumpur là một thành phố của người Hoa; sau
này người nông dân Malay mới tới, như thể một hành động khẳng định. Lúc
đó người Malay ở Kuala Lumpur thường sống trong các khu ổ chuột, cách xa giới
trung lưu Hoa kiều. Nhưng vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, 70% người Malaysia
sống ở đô thị, 50% dưới 25 tuổi, và Malaysia tự hào là một trong những nước có
tỷ lệ người sử dụng Facebook cao nhất thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển Châu
Á, một nửa nước này bây giờ là tầng lớp trung lưu, 40% nữa là trung lưu thấp
hoặc cao”. Năm 1969, Sài Gòn như thế nào hẳn nhiều người còn nhớ. Và bây giờ
người nào đã từng tới Malaysia hay Kuala Lumpur đều có thể chứng thực so với họ,
chúng ta đã tụt hậu tới mức nào.
Cuốn Tại sao các quốc
gia thất bại
Tóm lại, đến bây giờ chúng ta đã có đầy đủ bằng chứng
để nói rằng thể chế là quan trọng nhất. Bất cứ dân tộc nào, bất cứ nền văn hóa
hay tôn giáo nào, cứ có thể chế chính trị tốt là sẽ phát triển, sẽ có dân chủ,
hòa bình và hạnh phúc. Tất cả những vấn đề này được trình bày một cách rõ ràng
và đấy thuyết phục trong tác phẩm TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI. Mà lãnh tụ hay
các ông trùm chính là người chọn thể chế. Và họ là những người chịu trách nhiệm
chính cho sự tiến bộ hay tụt hậu của đất nước mình. Mao Trạch Đông cũng từng
nói: CÁN BỘ QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ.
6. PHẦN CUỐI
Như đã nói, lãnh tụ nhân dân là hiện tượng cực kì hiếm. Đấy là những con số một đứng trước hàng ngàn, hàng triệu những con số không – những người vô danh, thụ động và bất lực đang hàng ngày hàng giờ miệt mài làm việc để vỗ béo chính những kẻ đang đàn áp và bóc lột mình. Nhưng sau khi giành được chính quyền, những lãnh tụ, những người anh hùng đó đã nhanh chóng phản bội lại khát vọng của đám đông quần chúng đã đưa mình lên đỉnh cao quyền lực. Họ dựng lên xung quanh mình bộ máy đàn áp nhằm bảo vệ ngai vàng cho mình và dòng họ của mình. Chu kì áp bức-đấu tranh cứ lặp lại đi lặp lại như thế trong suốt hàng chục ngàn năm. Cho đến ngày 15 tháng 6 năm 1215. Đấy là lúc các nhà quí tộc Anh đã buộc vua John (1166 – 1216) kí vào văn bản, có tên là Magna Carta – Đại hiến chương về những quyền tự do, trong đó nói rõ rằng nhà vua chỉ được tăng thuế sau khi thỏa thuận với giới quí tộc. Quyền mà giới quí tộc giành được đã lan tràn dần xuống tầng lớp bình dân. Và đấy chính là chế độ dân chủ của thời hiện đại, như ta gọi hiện nay.
Tiếp đến là Cách mạng Mỹ, cùng với Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (1789), nước này đã trở thành ngọn hải đăng của tinh thần dân chủ và tự do. Trong những năm 1830, Alexis de Tocqueville (1805–1859), một nhà tư tưởng lớn người Pháp lúc đó, đã nói rằng Mỹ là nước có các thiết chế dân chủ nhất mà đầu óc con người có thể nghĩ ra được. Nhưng không hẳn như vậy, lúc đó chế độ dân chủ Mỹ vẫn còn 2 khiếm khuyết lớn: chế độ nô lệ và phụ nữ chưa có quyền bầu cử. Nhưng chế độ dân chủ ở đây ngày càng được hoàn thiện dần. Và chính vì vậy mà Mỹ, từ một nơi xa xôi hoang vắng, bên lề của nền văn minh, đã trở thành quốc gia giàu mạnh nhất và hùng cường nhất thế giới. Chính nước Mỹ đã làm cho nhiều người tin rằng: MỨC ĐỘ TỰ DO CỦA QUỐC GIA QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ THỊNH VƯỢNG CỦA QUỐC GIA ẤY là chân lý không thể nào bác bỏ được. Từ đó về sau, tất cả những nước muốn thịnh vượng đều phải tiến theo con đường dân chủ. Chế độ dân chủ có sức hấp dẫn đến mức những nhà cầm quyền độc tài nhất cũng tự gọi mình là dân chủ, với những tiếp vĩ ngữ như: nhân dân, xã hội chủ nghĩa..v.v..
6. PHẦN CUỐI
Như đã nói, lãnh tụ nhân dân là hiện tượng cực kì hiếm. Đấy là những con số một đứng trước hàng ngàn, hàng triệu những con số không – những người vô danh, thụ động và bất lực đang hàng ngày hàng giờ miệt mài làm việc để vỗ béo chính những kẻ đang đàn áp và bóc lột mình. Nhưng sau khi giành được chính quyền, những lãnh tụ, những người anh hùng đó đã nhanh chóng phản bội lại khát vọng của đám đông quần chúng đã đưa mình lên đỉnh cao quyền lực. Họ dựng lên xung quanh mình bộ máy đàn áp nhằm bảo vệ ngai vàng cho mình và dòng họ của mình. Chu kì áp bức-đấu tranh cứ lặp lại đi lặp lại như thế trong suốt hàng chục ngàn năm. Cho đến ngày 15 tháng 6 năm 1215. Đấy là lúc các nhà quí tộc Anh đã buộc vua John (1166 – 1216) kí vào văn bản, có tên là Magna Carta – Đại hiến chương về những quyền tự do, trong đó nói rõ rằng nhà vua chỉ được tăng thuế sau khi thỏa thuận với giới quí tộc. Quyền mà giới quí tộc giành được đã lan tràn dần xuống tầng lớp bình dân. Và đấy chính là chế độ dân chủ của thời hiện đại, như ta gọi hiện nay.
Tiếp đến là Cách mạng Mỹ, cùng với Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (1789), nước này đã trở thành ngọn hải đăng của tinh thần dân chủ và tự do. Trong những năm 1830, Alexis de Tocqueville (1805–1859), một nhà tư tưởng lớn người Pháp lúc đó, đã nói rằng Mỹ là nước có các thiết chế dân chủ nhất mà đầu óc con người có thể nghĩ ra được. Nhưng không hẳn như vậy, lúc đó chế độ dân chủ Mỹ vẫn còn 2 khiếm khuyết lớn: chế độ nô lệ và phụ nữ chưa có quyền bầu cử. Nhưng chế độ dân chủ ở đây ngày càng được hoàn thiện dần. Và chính vì vậy mà Mỹ, từ một nơi xa xôi hoang vắng, bên lề của nền văn minh, đã trở thành quốc gia giàu mạnh nhất và hùng cường nhất thế giới. Chính nước Mỹ đã làm cho nhiều người tin rằng: MỨC ĐỘ TỰ DO CỦA QUỐC GIA QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ THỊNH VƯỢNG CỦA QUỐC GIA ẤY là chân lý không thể nào bác bỏ được. Từ đó về sau, tất cả những nước muốn thịnh vượng đều phải tiến theo con đường dân chủ. Chế độ dân chủ có sức hấp dẫn đến mức những nhà cầm quyền độc tài nhất cũng tự gọi mình là dân chủ, với những tiếp vĩ ngữ như: nhân dân, xã hội chủ nghĩa..v.v..
G. Washington
(1732-1799), một trong những người-cha-lập-quốc Mỹ
Sau những NGƯỜI-CHA-LẬP-QUỐC của Mỹ như Washington,
Jefferson… tất cả những người cầm đầu các phong trào quần chúng giành thắng lợi
mà không thiết lập được chế độ dân chủ cho nhân dân nước mình thì không thể được
gọi là LÃNH TỤ. Họ chỉ là những ông trùm của một nhóm sắc tộc hay một băng đảng
nào đó mà thôi. Nhắc lại lời của những con người vĩ đại như Washington hay
Jefferson như những con vẹt là việc dễ, nhưng làm được như họ là việc cực kì
khó vì như người ta nói lòng tham và sự ngu dốt của con người là vô bờ bến.
Xin
nhắc lại một lần nữa: Trong những bước ngoặt của lịch sử, lãnh tụ hay các ông
trùm chính là người chọn thể chế. Và họ là những người chịu trách nhiệm chính
cho sự tiến bộ hay tụt hậu của đất nước mình. Như vậy LÃNH TỤ NÀO NHÂN DÂN ẤY hay CHÍNH PHỦ NÀO NHÂN
DÂN ẤY là kết luận hợp logic và cũng phù hợp kinh nghiệm lịch sử.
No comments:
Post a Comment