Ngô Nhân Dụng
October
28, 2016
Cố
tìm mãi cũng không thấy một nhật báo nào ở nước Mỹ loan tin ông Ðinh Thế Huynh
đã tới thăm Hiệp Chúng Quốc! Nhưng báo chí ở Việt Nam thì coi đây là một biến cố
trọng đại; tất cả đều đăng một bản tin của nhà nước nhấn mạnh một thắng lợi của
ông Ðinh Thế Huynh: Chính phủ Mỹ sẽ tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao với đảng
Cộng Sản Việt Nam! Có thể gọi đó là một vụ “chuyển trục,” vì bình thường chỉ có
quan chức nhà nước Việt Cộng tiếp xúc với chính phủ các nước khác.
Ðể
giải thích tình trạng ngoại trưởng Mỹ tiếp nhân vật số 2 của Cộng Sản Việt Nam
nhưng không có chức vụ nào trong chính phủ, nhật báo Người Việt đã giải thích,
“Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản được coi là ‘lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,’ đứng
trên quốc hội, nhà nước.” Nói cách khác, nói chuyện với “nhà nước” không bằng
nói thẳng với “đảng.” “Ðảng” là ông chủ; bàn chuyện gì với đầy tớ rồi mà ông chủ
không chịu thì phí công. Trong thực tế, khi giao tiếp với các nước Cộng Sản,
chính quyền Mỹ đã từng “phá rào.” Như trong vụ đón Ðặng Tiểu Bình qua Mỹ, đầu
năm 1979. Năm đó Hoa Quốc Phong vẫn nắm chức thủ tướng Trung Quốc, cho tới cuối
năm 1980, cùng chức chủ tịch đảng, đến giữa năm 1981 mới nghỉ. Hoa Quốc Phong
đi thăm chính thức Pháp, Ðức và Anh Quốc. Ðặng Tiểu Bình lúc đó chỉ đóng vai
phó thủ tướng, nhưng vẫn được Tổng Thống Carter long trọng đón tiếp coi như vai
vế ngang hàng. Sau cuộc gặp gỡ bất thường này một tháng thì Bình xua quân qua
đánh Việt Nam!
Còn
tại Việt Nam, nhà nước vẫn bị đảng qua mặt trong việc bang giao; bẽ bàng nhất
là ông Nguyễn Cơ Thạch lúc làm bộ trưởng ngoại giao. Năm 1990, Trung Cộng và Việt
Cộng đang đối đầu ở Campuchia, Bắc Kinh không thèm nói chuyện gì với Nguyễn Cơ
Thạch và Bộ Ngoại Giao của ông ta mà nói thẳng với Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh,
đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội là Từ Ðông Tín thì nói chuyện trực tiếp với Ban Ðối
Ngoại Trung Ương đảng. Sau đó Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch được qua họp
ở Thành Ðô, dù Thạch là ủy viên Bộ Chính Trị.
Bây
giờ Cộng Sản Việt Nam đang “chuyển trục,” cho “đảng” trực tiếp làm những công
việc thuộc Bộ Ngoại Giao với chính quyền Mỹ.
Khi
Ðô Ðốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đến thăm Hà Nội trong tuần
này, ông ta không những gặp tổng tham mưu trưởng quân đội mà còn giao lưu với một
thứ trưởng ngoại giao và Trần Ðắc Lợi, phó trưởng Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng.
Ông Harris chắc biết rằng các chuyện lớn nhỏ là do Trần Ðắc Lợi quyết định, nói
chuyện với Lợi thì khỏi phí thời giờ. Ðồng thời, Việt Cộng đã dàn xếp để Ngoại
Trưởng Mỹ John Kerry mời Ðinh Thế Huynh, nhân vật số 2 của đảng có nhiều triển
vọng sẽ lên thay Nguyễn Phú Trọng, thăm nước Mỹ. Nếu không phải do Việt Cộng
yêu cầu thì John Kerry sẽ chỉ mời Phạm Bình Minh, con trai ông Thạch, đang đóng
vai bộ trưởng ngoại giao, vì hai chức vụ ngang nhau.
Tại
sao Nguyễn Phú Trọng đưa đảng vào công việc ngoại giao như vậy?
Hiệu
quả đầu tiên là cho cả thế giới và người dân Việt Nam biết ai nắm quyền quyết định,
hạ thấp của vai trò nhà nước.
Cuộc
tranh giành quyền lực giữa hai guồng máy đảng và nhà nước đã diễn ra khi Nguyễn
Tấn Dũng còn làm thủ tướng. Dũng đã lấn dần dần vào phạm vi quyền hành của đảng,
hạ thấp vai trò của đảng. Dũng lợi dụng được thời cơ nhờ cựu Tổng Bí Thư Nông Ðức
Mạnh không có thực lực, được đưa lên địa vị tối cao là nhờ các phe phái tranh
chấp, không nhóm nào chịu nhóm nào. Trọng lên thay Mạnh, đã lật đổ Dũng, nhưng
trước mắt mọi người vẫn không ai biết guồng máy đảng đã phục hồi được địa vị cũ
hay chưa. Năm nay, Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ vai trò đảng mới thật quan trọng.
Cuối
tháng 8, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch sang gặp Thường Vạn Toàn; hai tuần
sau Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Bắc Kinh với một phái đoàn đông hơn, bàn
chuyện kinh tế, thương mại. Giữa tháng 10, Nguyễn Phú Trọng cử Ðinh Thế Huynh
sang gặp Tập Cận Bình, trước khi bay qua Mỹ gặp John Kerry. Ðinh Thế Huynh là ủy
viên Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí Thư, cũng là người được coi là kế vị Nguyễn
Phú Trọng.
Khi
đưa Ðinh Thế Huynh qua gặp John Kerry, cho Trần Ðắc Lợi tiếp Ðô Ðốc Harry
Harris, Nguyễn Phú Trọng muốn cho ai cũng thấy trong việc ngoại giao, một việc
thường vẫn dành cho nhà nước lo toan, từ nay ban lãnh đạo đảng cũng nhúng tay
vào. Hai chuyến đi liên tiếp qua hai cường quốc cho thấy ông ta mới là người
quyết định, bộ trưởng ngoại giao thì sai đâu đánh đó.
Nguyễn
Phú Trọng phải củng cố quyền quyết định của guồng máy đảng, vượt trên nhà nước,
vì bản thân ông ta là một nhà lý thuyết. Ông đã từng tốt nghiệp tiến sĩ ở Liên
Xô với đề tài công tác xây dựng đảng. Ông đã phụ trách phần tuyên giáo của
Thành Ủy Hà Nội, rồi khi lên nắm quyền ở thành phố này thì vẫn lo công tác tư
tưởng, văn hóa và khoa giáo của đảng. Vào Bộ Chính Trị, ông giữ chức chủ tịch Hội
Ðồng Lý Luận Trung Ương, khi lên ghế tổng bí thư thì truyền chức cho Ðinh Thế
Huynh.
Ðinh
Thế Huynh được cây bút Người Buôn Gió nhận xét là ứng viên có nhiều triển vọng
nhất để lên chức tổng bí thư kế vị Nguyễn Phú Trọng. Cả hai cùng thiên về lý
thuyết hơn là thực tế, cho nên cả hai cùng lo lắng như nhau về sự sụp đổ của chế
độ Cộng Sản. Họ đều không có kiến thức và kinh nghiệm nào về việc phát triển
kinh tế trong thế giới hiện đại. Ông Ðặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại
Thụy Sĩ, nhận xét: “Ông Phú Trọng là con người đi lên từ đường đảng, ông ấy chỉ
có những lý thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ còn ông ấy không có một tầm
quan sát quốc tế,…”
Trước
khi qua nước Mỹ, Ðinh Thế Huynh đã qua Bắc Kinh, cho thấy những gì ông ta mới
nói ở Washington chắc đã được trình trước với Tập Cận Bình. Khi Ðinh Thế Huynh
đề cao vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương hay ở vùng Ðông Nam Á, những ngôn ngữ
này đều đã được phê chuẩn, không ra ngoài những điều được Bắc Kinh cho phép. Tất
nhiên, từ những lời nói có vẻ hoan nghênh Mỹ đó muốn tiến tới việc làm còn phải
chờ, không biết đến bao giờ. Mục
tiêu của Nguyễn Phú Trọng và Ðinh Thế Huynh không phải là tìm đường thoát ách
Trung Cộng, mà trước hết là nhằm củng cố địa vị, nhất là giữ chặt độc quyền
chính trị của đảng Cộng Sản. Blogger Người Buôn Gió cho biết, “Huynh
cũng có nhiều thành tích hợp tác tuyên truyền hình ảnh tốt cho Trung Quốc.
Huynh điều tiết dư luận theo hướng thân Trung, bài Mỹ rất tích cực.” Vì thế,
ông tiên đoán, “có lẽ Trọng sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ để Huynh tiếp quản.”
Vì
vậy, chuyến công du qua Mỹ của Ðinh Thế Huynh có thể nhằm mục đích nâng cao vai
trò của con người mà Nguyễn Phú Trọng đã chọn lên thay mình.
Ðinh
Thế Huynh qua nước Mỹ suốt một tuần lễ, mà khi báo chí của đảng Cộng Sản loan
tin về chuyến đi này thì tất cả chỉ thấy một sự kiện quan trọng duy nhất, là cuộc
gặp gỡ với Ngoại Trưởng John Kerry trong vòng một tiếng đồng hồ. Trong sáu ngày
còn lại, ông ta làm những gì, gặp gỡ được nhân vật quan trọng nào trong chính
phủ Mỹ, chương trình hầu như trống rỗng.
Báo
chí trong nước gây ồn ào cho chuyến đi “cưỡi ngựa xem hoa” của Ðinh Thế Huynh
nhằm mục đích “nâng” ông ta lên thành một nhân vật có quan hệ và tầm vóc quốc tế.
Ðặc biệt, những lời lẽ đề cao chính sách chuyển trục, đưa guồng máy đảng vào
công việc ngoại giao, qua mặt guồng máy nhà nước, cũng gây ấn tượng vai trò Ðinh
Thế Huynh rất quan trọng. Ông ta vừa báo tin cho chính quyền Mỹ rằng từ nay nên
nói chuyện trực tiếp với chính ông ta, thay vì qua bộ máy ngoại giao, ông cũng
vừa xác nhận những điều mà chính phủ Mỹ muốn nghe: Việt Cộng hoan nghênh cuộc
chuyển trục qua Châu Á của Mỹ chứ không hoàn toàn chỉ theo chân Trung Cộng! Do
đó, Việt Cộng thiết tha mong Hiệp Ước Hợp Tác Thái Bình Dương TPP sẽ được Quốc
Hội Mỹ thông qua!
Nhưng
nếu đảng Cộng Sản Việt Nam muốn gửi những tín hiệu ngoại giao tới chính phủ Mỹ,
thì tại sao lại làm công việc đó trong những tháng cuối cùng của chính phủ
Barack Obama? Nếu cuộc bầu cử đầu tháng 11, một tuần sau khi ông Ðinh Thế Huynh
về nước, vị tổng thống Mỹ mới muốn thay đổi chính sách ngoại giao của ông
Obama, thì tất cả chuyến đi của ông Huynh hoàn toàn “công cốc.” Ðinh Thế Huynh
và Nguyễn Phú Trọng có để ý thấy dân Mỹ sắp bầu tổng thống mới hay không?
Người
Mỹ dùng hình ảnh “con vịt què” để mô tả những vị tổng thống và đại biểu Quốc Hội
đang chờ mãn nhiệm. Con vịt chỉ ngồi một chỗ, không bơi được, cũng không đi được
một bước!
Ông
Obama có thể ra lệnh đưa khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Decatur của Hạm Ðội
3 qua dự vào Hạm Ðội 7, đi qua các đảo Phú Lâm và Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng
Sa của nước ta, bị Trung Quốc cướp năm 1974. Ðó là trong chương trình của hải
quân, chắc đã quyết định từ hàng năm trước. Nhưng ông Obama sẽ hoàn toàn bất lực
trong việc xin Quốc Hội thông qua TPP trong lúc chính Quốc Hội đó cũng đang chờ
mãn nhiệm!
Vậy
ông Ðinh Thế Huynh qua Mỹ trong tuần qua để làm gì?
Chắc
đây chỉ là một đòn chính trị của phe Nguyễn Phú Trọng nhắm vào chuyện nội bộ đảng
Cộng Sản. Trọng phóng Huynh lên trong một tầng cao hơn, cho đóng vai một nhà
ngoại giao; vừa để chuẩn bị cho tương lai của Huynh, vừa để chứng tỏ từ nay guồng
máy đảng sẽ bao biện tất cả mọi mặt sinh hoạt quốc gia.
Nhưng
cả bộ tham mưu của Nguyễn Phú Trọng không biết gì về chính trị nước Mỹ. Họ
không biết rằng chuyến đi thăm một chính phủ trong tình trạng vịt què thì cũng
là một cuộc công du vịt què! Nghĩa là chẳng đi tới đâu cả!
-----------------------
October
27, 2016
No comments:
Post a Comment