“Đã
và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không ít tiêu cực,
hoặc đang có dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc. Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”; trong đó, xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống
báo chí và thông qua hệ thống báo chí là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây ra
tác động khôn lường.”
Đó
là sự thừa nhận mới về tình trạng người làm báo cũng đang tìm đường thoát đảng
chứa đựng trong bài viết của tác giả Trương Minh Tuấn, Bộ
trưởng Thông tin-Truyền Thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo.
Bài
viết, cùng lúc xuất hiện trên hầu hết các báo, kể cả các báo điện tử chính thống
của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam ngày 25/10/2016 chứng tỏ mức độ nghiêm
trọng của tình hình. Các báo điện tử của Ban Chấp hành Trung ương đảng, Ban
Tuyên giáo (cơ quan tuyên truyền của đảng), Nhân dân và Quân đội Nhân dân cũng
đã dành chỗ trang trọng cho bài viết này.
Tuy
nhiên ông Trương Minh Tuấn lại giấu đi tông tích của mình khi phổ biến bài viết
nên có người sẽ nhầm bài viết là của một Trương Minh Tuấn cha căng chú kiết nào
đó. Nhưng ông ta muốn giấu các chức vụ để làm gì, nếu không để chơi trò ném đá
giấu tay?
Là
người trong cuộc, chẳng lẽ ông Trương Minh Tuấn không biết sự lợi hại của báo
chí và người làm báo trong chế độ dân chủ nửa vời hiện nay ở Việt Nam? Mọi việc
cần phải minh bạch, nói đi đôi với làm thì mới gây được niềm tin trong dân. Ngược
lại, những trò đổ lỗi cho nhau, đùn đầy trách nhiệm và quan to làm lỗi, quan bé
lãnh đạn thì ai ở Việt Nam cũng đã học thuộc lòng từ khuya rồi.
Người
có trách nhiệm tuyên giáo và lãnh đạo báo chí như ông Tuấn mà không dám ra mặt
nói thẳng điều mình nghĩ thì nếu không nhát thì cũng muốn lánh mặt khi bị dư luận
phản bác?
Do
đó, bài viết của ông Trương Minh Tuấn chỉ được báo Nhân Dân giới thiệu mập mờ rằng: “Bài
viết của tác giả TRƯƠNG MINH TUẤN tiếp cận, nhận diện vấn đề này trong lĩnh vực
báo chí, chỉ rõ một số xu hướng, hiện tượng,... có nguồn gốc từ yếu tố chủ
quan, có thể tác động tiêu cực, đẩy tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa.”
Nhưng
tại sao báo Nhân dân và các báo khác của đảng không dám nói thẳng ra là bài viết
là của Bộ Trưởng Thông tin-Truyền Thông kiêm Phó Trường ban Tuyên giáo Trương
Minh Tuấn để bảo vệ uy tín cho bài viết?
Có
lẽ vì biết những điều ông Tuấn chê trách và lên án đội ngũ người làm báo đã
phai nhạt lý tưởng, đang tìm đường thoát đảng không có gì mới hơn những điều ai
cũng đã biết nên bài viết “Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục” của Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn chỉ khẳng định thêm mức độ xoay chiều, đổi gió là có thật
trong đội ngũ người làm báo.
Vì
vậy, chuyện tưởng như bình thường không khác gì tình trạng suy thoái, và mất niềm
tin vào đảng của một số không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhiều người làm báo cũng
đã công khai hành động ngược với mong muốn của đảng là biểu hiện cho thấy “tự
diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã ăn sâu vào xương tủy của những người làm công
tác tuyên giáo.
BÁO
TỰ XOAY CHIỀU
Vậy
sự thật bây giờ ra sao? Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thì tình trạng hai mặt
của một số người làm báo bị nhận diện đang “chạy theo chủ nghĩa cơ hội” diễn ra
như thế này: “Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ
đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể
hiện xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ nước đôi: đối với các
bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ
“tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội
để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa
giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng
đám đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được
dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn.”
Bên
cạnh hành động muốn nói hết trên các trang báo cá nhân những điều bị cấm hay bị
hạn chế viết trên báo chính thống, nhiều người làm báo còn thờ ơ với những
tuyên bố của các viên chức và của cơ quan đảng, nhà nước vì biết không phản ảnh
trung thực. Do đó, để được an toàn, nhiều báo đã đăng lại tin của Thông tấn xã
Việt Nam, cơ quan thông tấn chính thức của chính phủ để khỏi bị phiền lụy.
Bằng
chứng này được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chứng minh: “Nhiều cơ quan
báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có
phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài
bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch
trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ. Với một
số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp
báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo
chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.”
Ông
Tuấn chỉ trích: “Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm
này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm,
và thái độ của tòa soạn? Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân,... một số người
làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc)
còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ
vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ”, “người yêu
nước”.
Nhưng
tại sao có tình trạng người làm báo đảng lại không muốn trung thành với chỉ thị
của Ban Tuyên giáo khi làm nhiệm vụ thông tin mà còn làm ngược lại?
Bởi
vì vì thực tế đã chứng minh nhà nước chỉ muốn cho dân biết những điều đảng muốn
và giữ lại những thông tin dân cần được biết. Bằng chứng đã chứng minh trong vụ
Formosa Hà Tĩnh thải độc gây ra thảo họa cá chết và hủy hoại môi trường từ
tháng 4/2016 làm cho hàng triệu người dân 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên-Huế lâm vào tình trạng đói nghèo và thất nghiệp. Nhưng có báo nào
dám mở cuộc điều tra và đấu tranh công lý cho ngư dân? Ngược lại, nhiều báo
chính thống, điển hình như Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam),
TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân,
báo Hà Tĩnh v.v… đã phối hợp với các Ban Tuyên giáo địa phương và chính quyền sở
tại xuyên tạc, vu khống và dùng võ lực, công an ngăn cản các vụ khiếu kiện
Formosa của người dân lâm nạn.
Các
thế lực thông tin và tuyên truyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương đã
toa rập để vu khống các nạn nhân đi khiếu kiện Formosa là gây rối, phá hoại an
ninh quốc gia và hành động chống đảng theo sự xúi bẩy của các thế lực thù địch.
Do
đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tiết lộ đã có những
tờ báo và người làm báo có “xu hướng tách rời định hướng của Đảng với
quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân.”
Ông
viết: “Xu hướng này khá phổ biến trong một số phóng viên, biên tập viên
và cả lãnh đạo cơ quan báo chí. Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số
lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức.
Đôi khi phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập nhiều vấn đề, với nhiều nội
dung thì một số tờ báo chỉ khai thác vấn đề, nội dung ở một khía cạnh được họ
cho là “giật gân” để rút “tít” câu khách chứ không nhằm giới thiệu một cách hệ
thống.”
Tại
sao lại có tình trạng này? Bởi vì những người làm báo ở Việt Nam ngày này đã
khôn lớn hơn thế hệ làm báo cha anh họ, những người chỉ biết cúi đầu gọi dạ bảo
vâng để bẻ cong ngòi bút, dù biết là mình đã hành động trái lương tâm, xuyên tạc
sự thật cho vừa lòng cấp trên để dạ dầy được no.
Ngoài
ra, nhiều người làm báo ngày nay ở Việt Nam cũng đã tỉnh táo, biết đâu là sự thật
cần phải bảo vệ được chút nào hay chút nấy, thay vì chỉ biết ca tụng huyên
thuyên để tuyên truyền phản cảm.
Vì
vậy, họ bị Bộ trưởng Tuấn chỉ trích: “Những bài viết chân thực và đầy
tâm huyết về những tấm gương cán bộ, đảng viên vì nước vì dân, các phóng sự
sinh động về sự gắn bó giữa Đảng với dân vắng dần trên nhiều tờ báo, nhất là
báo điện tử và báo của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; thay vào đó nhiều khi
chỉ là các bản tin, bài tường thuật vô cảm được viết như ẩn chứa trong đó một
“thông điệp” để công chúng hiểu rằng họ viết cho “phải đạo”, khiến công chúng dị
ứng với hình ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho dù đó là những
hoạt động ích nước, lợi dân, vì sự ổn định và phát triển.”
Hơn
ai hết, ông Tuấn cũng biết muốn tồn tại, báo phải có những gì độc giả muốn đọc
để bổ ích cho cuộc sống và cho xã hội. Nhiều báo phải bươn chải vất vả để nuôi
thân và người làm báo, nhưng vẫn không sao bằng cuộc sống vương giả của những
cán bộ làm báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng, Công an Nhân
dân v.v… dù những báo này in ra chỉ để giao cho các cơ quan đảng, quân đội,
công an và nhà nước phát không.
Đối
với các nguồn tin từ nước ngoài, hiện tình báo chí ở Việt Nam đã có những cởi mở
hơn nhiều năm trước đây. Thay vì phải đợi quyết định của Ban Tuyên giáo sàng lọc
và chỉ thị, nhiều báo đã loan tin sát với tình hình thực tế hơn, nhất là khi có
những vấn để được gọi là “nhạy cảm” liên quan đến nhân quyền và giao hảo với
Trung Quốc.
Báo
chí Việt Nam, phần đông đã không còn bị ràng buộc phải viết “có thiện cảm” các
tin liên quan đến nước Nga, nhất là đối với sự tham chiến ở Syria của Nga để bảo
vệ chế độ độc tài của Tổng thống Bashar Hafez al-Assad.
Nhưng
làng báo Việt Nam vẫn còn bị “mắc họng” khi loan tin xung đột với láng giềng
Trung Quốc ở Biển Đông. Những người làm báo chưa được hoàn toàn tự do gọi đích
danh các tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam. Hầu hết chỉ gọi chúng là “tàu
lạ” hay “tàu của nước ngoài”.
Do
đó, khi ông Tuấn lên án làng báo đã thiếu thận trọng khi để bị lệ thuộc quá
đáng vào các hãng thông tin hay nguồn tin nước ngoài thì lại không dám nói đến
chuyện “tàu lạ” hay “tàu nước ngoài” vì sợ mất lòng Trung Quốc.
Thái
độ cẩu thả vô trách nhiệm, chối bỏ sự thật trắng trợn của ông Tuấn nói riêng và
của Ban Tuyên giáo nói chung đối với hành động đàn áp ngư dân Việt Nam dã man của
các tầu Trung Quốc ở Biển Đông rất đáng bị lên án.
Bộ
trưởng Trương Minh Tuấn viết: “Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí
phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí. Trên diện rộng
có thể thấy, khi đề cập các sự kiện quốc tế, lâu nay nhiều cơ quan báo chí chủ
yếu sử dụng thông tin, dựa trên bình luận của các hãng tin, báo chí phương Tây
để đưa tin hoặc bình luận, nhất là những sự kiện lớn như chiến tranh I-rắc, cuộc
chiến ở Li-bi, vấn đề bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Xy-ri, các vấn đề quốc tế
về nhân quyền... Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA,… thậm chí tin tức,
bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện
chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước.”
NHÓM
LỢI ÍCH
Sau
cùng, bài viết của Bộ trưởng Tuấn không ngần ngại lên án tình trạng có báo đã lợi
dụng tự do báo chí để, theo lời ông, “để phục vụ các “nhóm lợi ích”
Ông
cho biết: “Tựu trung, tình trạng này đã và đang diễn ra trên hai phương
diện:” Một là, một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và
một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền
thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho
doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được
một số tờ báo ca ngợi, biến thành địa chỉ kinh doanh lành mạnh, phát đạt, đáng
tin cậy,... nhằm thu hút đầu tư, tăng hấp dẫn để bán sản phẩm; tô vẽ thành tích
cho một số cá nhân để biến họ thành người thành đạt, kinh doanh giỏi,... Sau một
thời gian, tất cả vỡ lở, doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất được ca ngợi chỉ là
nơi làm ăn thua lỗ, tài sản của Nhà nước thất thoát nghiêm trọng; cá nhân được
tô vẽ thì bị phát hiện là lừa đảo, tham nhũng, có người phải nhận án tù…”
Đối
với nhóm thứ hai, bài viết chĩa mũi dùi vào tấn công thành phần chống đảng và
nhà nước CSVN.
Ông
Tuấn lên án: “Hai là, một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử
cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài
hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có
nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu
"diễn biến hòa bình"?). Trên thực tế, phát ngôn và hành động của một
số người này cho thấy họ có khuynh hướng lợi dụng phản biện để phê phán, bôi
đen chế độ xã hội. Họ phủ nhận con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Họ không
thừa nhận các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước đạt được trong thời
gian qua.
Dưới
nhãn quan của họ, tất cả đều xấu, tất cả đều tiêu cực... chỉ có ý kiến của họ mới
đúng đắn! Họ thường xuyên xuất hiện trên BBC, VOA, RFI, RFA... để đánh giá,
bình luận với các ý kiến chưa bao giờ tỏ ra thiện chí; đồng thời, mỗi khi có sự
kiện hệ trọng xảy ra trong nước, họ vẫn được một số tờ báo, trang tin ưu ái phỏng
vấn, đề nghị viết bài trong đó chủ yếu là đánh giá tiêu cực.”
Với
tất cả những gì Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương Trương Minh Tuấn kể tội báo chí hiện nay, ông kết luận: “Và
"tự diễn biến" trên báo chí, cũng bắt đầu từ những cách thức biểu hiện
như vậy.”
Nhưng “cách
thức biểu hiện như vậy” của báo chí ở Việt Nam ngày nay lại thu hút
nhiều độc giả hơn báo, đài chính thống vừa khô khan lại sặc mùi tuyên giáo và
giáo điều một chiều của nhà nước.
Do
đó nếu báo chí và người làm báo Việt Nam có “tự diễn biến” và “tự
chuyển hóa” thì đó cũng chỉ là hành động chảy xuôi theo dòng tiến bộ của
con người để tiến lên, thay vì cứ mãi cúi đầu lầm lũi theo đảng đi vào ngõ cụt.
27.10.2016
No comments:
Post a Comment