Tuổi Trẻ Online
05/09/2016 17:19 GMT+7
TTO
- Chứng kiến quá nhiều thi thể nghi phạm ma túy la liệt trên phố, giờ đây người
dân Philippines quá sợ hãi, không dám nói về chiến dịch này của ông Duterte nữa.
Cảnh sát trưởng quốc
gia Philippines, tướng Ronald Dela Rosa (phải) cùng các sĩ quan và nhân viên của Cơ quan phòng chống
ma túy Philippines (PDEA) thiêu hủy số cần sa thu giữ được tại tỉnh Benguet,
phía bắc thủ đô Manila, Philippines - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, một trong những đám tang gây nhức nhối
gần đây nhất là của anh Eric Sison, một người chạy xích lô 22 tuổi sống tại
khu nhà ổ chuột ở thủ đô Manila.
Các cảnh quay bằng điện thoại di động lan truyền
trên mạng xã hội ghi lại thời điểm anh Sison bị giết tháng trước trong chiến dịch
truy lùng những kẻ buôn bán ma túy ở khu phố Pasay ở thủ đô Manila.
Một tiếng nói vang lên trong đoạn video do người
hàng xóm quay lại có thể nghe rõ: "Đừng mà, tôi sẽ đầu hàng!". Nhưng
rồi liền sau đó là tiếng súng nổ.
Một tấm bìa đặt cạnh quan tài của anh Sison ghi
"Công lý cho Eric Quintinita Sison". Một tấm biển khác sơn bằng tay
có dòng chữ: "Sự tàn sát - Công lý cho Eric".
Nhưng tất cả chỉ là những dấu hiệu hiếm hoi cho thấy
sự bất bình của dư luận trước chiến dịch tiêu diệt tội phạm ma túy khốc liệt kể
từ khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống Philippines mới hơn hai tháng
trước.
Còn trên thực tế, vẫn rất ít người dám đứng lên đối
đầu trực diện với chiến dịch này của ông Duterte.
Cơ
quan công lý quá tải
Tuần
trước, số người bị giết kể từ ngày 1-7 đã lên tới 2.400 người. Trong đó có khoảng 900 người chết trong các chiến dịch truy quét của cảnh
sát. Số còn lại là "chết trong quá trình điều tra", một cách dùng uyển
ngữ của các nhóm hoạt động nhân quyền sử dụng khi nói về những trường hợp bị giết
chết không qua xét xử.
Các cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters cho thấy
Cơ quan phụ trách các vấn đề nội bộ (IAS) của cảnh sát và Ủy ban nhân quyền
(CHR) đều đã quá tải trước số vụ giết chóc xảy ra mà họ chỉ có thể điều tra một
phần nhỏ trong đó.
Với IAS chẳng hạn, người đứng đầu cơ quan này, ông
Leo Angelo Leuterio, cho biết văn phòng của ông chỉ có khoảng 170 điều tra viên
trên toàn quốc, do đó IAS chỉ có thể giải quyết được 30% trong số khoảng 30 vụ
nổ súng xảy ra mỗi ngày.
Còn với CHR, ủy ban này chỉ đang xem xét được 259
trong tổng số hơn 2.000 vụ giết người kể từ 1-7.
Thêm nữa, hi vọng để có thể chứng minh được nhiều
vụ việc là giết người phi pháp khá mong manh vì các nhân chứng trong những vụ
đó đều sợ hãi tới mức không dám ra làm chứng.
Cùng với đó, sự hiện diện nhan nhản khắp nơi của các
đội thi hành chiến dịch chống tội phạm ma túy và không khí sợ hãi bao trùm khiến
cho các lực lượng đối lập trong xã hội dân sự cũng im tiếng luôn. Hầu như gần
đây không còn ai nữa dám ra mặt phản đối các hoạt động giết người không qua xét
xử tại Manila.
Một người duy nhất gần đây dám đứng ra khiếu nại là
chị Harrah Kazuo. Chồng và bố chồng chị đã bị đánh đập dã man và bị bắn chết
tại một đồn cảnh sát. Theo chị Kazuo, cảnh sát ập vào nhà chị mà không có
lệnh bắt người kèm theo, họ thậm chí còn lật tung cả quần lót của đứa con nhỏ
đang tuổi chập chững của chị để tìm ma túy.
Cảnh sát không bình luận về những việc đã xảy ra
trong nhà chị Kazuo, nhưng hai cảnh sát đã bị bắt và bị kết tội giết người
trong vụ việc đó. Bản thân chị Kazuo cũng đã được CHR bảo vệ. Tuy nhiên chị vẫn
chỉ là tiếng nói phản ứng lẻ loi giữa môi trường có quá nhiều người đang sợ
hãi.
Bất
chấp dư luận quốc tế
Điều đáng nói là ngay cả khi số người bị giết chết
tiếp tục tăng thì một kết quả cuộc thăm dò dư luận trong tháng 7 do Pulse Asia
thực hiện vẫn cho thấy tỉ lệ người dân Philippines ủng hộ ông Rodrigo Duterte
là 91%.
Ở trong nước, ông Duterte công kích trở lại nữ thượng
nghị sĩ Leila de Lima, người đã chỉ trích gay gắt chiến dịch truy quét tội phạm
ma túy của ông. Ông cáo buộc bà dính líu đến đường dây buôn bán ma túy
trong một nhà tù và ngoại tình với tài xế kiêm cận vệ của mình.
Trong khi đó, với các lên án, chỉ trích của quốc
tế, ông Duterte thách thức cả LHQ sau khi tổ chức này cảnh báo về sự
việc. Ông Duterte cũng từ chối "không thèm gặp" Tổng thư ký LHQ Ban
Ki-Moon tại hội nghị cấp cao của khối ASEAN và các đối tác tại Lào tuần
này.
Trong ngày mai (6-9), ông Duterte sẽ gặp Tổng thống
Mỹ Barack Obama tại Lào. Tuy nhiên ông cũng đã nói trước là sẽ không bàn
chuyện nhân quyền với Mỹ với lý luận, ngay ở Mỹ thì "người da đen cũng bị
bắn chết ngay cả khi họ đã nằm xuống rồi".
D.
KIM THOA
No comments:
Post a Comment