CTV-Danlambao lược dịch
Tàu của Trung Quốc đã bị chứng kiến thải hóa chất
vào vùng biển xung quanh một hòn đảo để tiêu diệt nền kinh tế của vùng này.
Hành động này được báo cáo đã xảy ra xung quanh vùng
đảo Pag-asa làm tổn hại đến các sinh vật biển trong một nỗ lực nhằm tiêu diệt nền
kinh tế của vùng đảo. Khi số lượng ngư dân phải di dời ngày càng gia tăng vì lượng
cá càng ngày càng giảm xuống, Trung Quốc đã tiến gần hơn đến mục tiêu chiếm đoạt
vùng đảo này.
Một
trang Facebook đã được dành riêng để ghi
lại các bằng chứng, trong đó bao gồm hình ảnh gần đây nhất của hàng loạt cá chết
đã trôi giạt vào bờ từ do hệ quả của việc thải độc.
Photo: Kalayaan Atin Ito
Pag-asa Island là một hòn đảo ở Biển Tây Philippines
do người Phi cư ngụ. Đó là một phần của đô thị Kalayaan của Palawan,
Philippines, nhưng các nước lớn như Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã cố gắng
để khẳng định chủ quyền vì lý do kinh tế.
Là một phần của quần đảo Trường Sa, đảo Pag-asa
Island nơi duy nhất có người Phi định cư và họ gần như phụ
thuộc hoàn toàn vào nghề cá.
Đảo Pag-asa - Photo:
Ashley Gilbertion
Bằng cách đầu độc các vùng nước xung quanh đảo
Pag-asa và giết chết các loài cá bản địa, Trung Quốc đang làm tê liệt nền kinh
tế của đảo này và đẩy ngư dân ra khỏi nơi chốn sinh sống của họ.
Theo trang Facebook, có những suy đoán rằng một khi
đảo bị bỏ hoang bởi cư dân,Trung
Quốc sẽ thiết lập một căn cứ quân sự của họ trên hòn đảo này.
Bởi vì những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xua đẩy cư
dân phải bỏ đảo, các hệ sinh thái biển và các rạn san hô xung quanh đã bị phá hủy
hoàn toàn. Những cá không bị chết từ hóa chất cũng phải rời khỏi vùng biển này
giống như cư dân trên đảo vì sự thiếu vắng của hệ sinh thái.
Trung Quốc đã tiến hành cuộc tranh chấp lãnh thổ với
Philippines trong nhiều năm qua, đặc biệt là đối với quần đảo Trường Sa. Cuộc
tranh chấp của Trung Quốc bao gồm các cuộc đàm phán ngoại giao, đối đầu căng thẳng
và các thủ thuật mang tính đe dọa nhưng đã thất bại trong âm mưu giành chủ quyền.
Trung Quốc hiện cũng đang có tranh chấp chủ quyền với
Nhật Bản, Việt Nam và Đài Loan. Có lẽ việc thải hóa chất độc hại không những chỉ
xảy ra đối với với Philippines mà còn đối với các quốc gia lục địa khác đang cố
gắng để bảo vệ chủ quyền của họ trên quần đảo Trường Sa.
Không cần biết xuất phát bởi những động cơ gì, các
hành động của Trung Quốc đã gây tổn hại vô thời hạn và không thể đảo ngược được
đối với các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật và con người đang phải trả
cái giá cho những hành động này.
Nguồn:
Lược
dịch:
No comments:
Post a Comment