BBC Tiếng Việt
19 tháng 9 2016
Mùa
nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long không về khiến nhóm dân cư ở vùng ngập sâu bị
“ảnh hưởng nghiêm trọng”, một nhà nghiên cứu nguồn nước cho biết.
Đây là năm thứ ba liên tiếp mực nước lũ tại miền Tây
Việt Nam thấp kỷ lục.
Theo báo
cáo tình hình lũ và dự báo lũ từ 16-20/9 của Viện Quy hoạch Thủy lợi
miền Nam, mực nước lớn nhất tại trạm đo Tân Châu ngày 15/9 là 2,45m, thấp hơn mực
nước trung bình nhiều năm là 3,59m, chênh lệch đến 1,14m.
Biểu đồ diễn biến mực nước do Viện này cung cấp cũng
cho thấy mực nước lũ từ ngày 7-15/9 đều thấp hơn trung bình nhiều năm khá nhiều.
Tiến sỹ Dương Văn Ni từ Đại học Cần Thơ nhận định việc
lũ nhỏ hoặc không có lũ sẽ ảnh hưởng khác nhau tại ba khu vực.
Vùng duyên hải giáp với Biển Đông lệ thuộc rất nhiều
vào nguồn nước ngọt, "không có lũ là không có nước ngọt".
Vùng tiếp giáp duyên hải: Không ngập sâu, trồng cây
ăn trái trù phú.
“Thiếu nước ngọt
nghĩa là nước mặn xâm nhập sâu vào. Vùng này cây trái ảnh hưởng rất lớn. Cây ăn
trái phải trồng 5 năm đến cả chục năm mới cho cây trái. Mặn xâm nhập ảnh hưởng
sẽ làm thiệt hại rất lớn. Các khu vực này nhiều nhất là Vĩnh Long, Cần Thơ, và
có một phần Hậu Giang, Tiền Giang.”
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Ni, vùng “ngập sâu” là An
Giang, Đồng Tháp và một phần Long An, khu vực tiếp giáp Campuchia sẽ bị “ảnh hưởng
nghiêm trọng”.
“Không có lũ người
sản xuất nông nghiệp trồng lúa thì nhẹ lo, không phải làm đê. Đây là vùng đa số
người dân nghèo tại đây có ít đất sống dựa vào đánh bắt tự nhiên thì mùa nước nổi
có thể xem như là mùa cho thu nhập chính trong năm.
“Những gia đình
nghèo không có đất đai, mùa khô đi cắt lúa mướn, làm thuê. Họ bắt được cua, ốc,
cá và bán được nhiều tiền. Nhóm cư dân này trong ba năm nay bị ảnh hưởng rất
nghiêm trọng.”
Mực nước tại trạm
Tân Châu năm 2016 (màu đỏ) cho thấy lũ rất thấp. VIEN QUY HOACH THUY LOI MIEN
NAM
Dự
báo trước hạn mặn?
Đồng bằng sông Cửu Long vừa trải qua đợt thiên tai hạn
mặn nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu nước và nhiều diện tích đồng ruộng
hoàn toàn bị hủy hoại.
Tuy nhiên, tiến sỹ Ni cũng cho rằng biến động với lũ
ở khu vực này là “bất thường”.
“Năm 2000, 2002 lũ
rất lớn. Từ 2003 - 2010, bảy năm ròng rã không có lũ. Đến năm 2011 xuất hiện lũ
lớn trở lại. Chuyện thay đổi thất thường làm người ta không trở tay kịp trong
kinh tế,” ông nói với BBC Tiếng Việt.
“Những gia đình sống
lệ thuộc vào mùa nước nổi phải chuyển nghề, bỏ xứ đi vào những vùng còn ít nước
lũ đánh bắt, hoặc lên bờ đổi nghề bán vé số, phụ hồ."
“Khi sống trên mặt
nước, người dân không phải bỏ sức lao động lớn, di chuyển nhiều. Người già hay
trẻ con cũng có tham gia một phần vào thu nhập. Người già có thể thả câu, giăng
lưới. Khi chuyển lên bờ, đối tượng này không có bán sức lao động được. Thu nhập
của họ giảm rất đáng kể,” nhà nghiên cứu này nhấn mạnh đến tác động do không có
lũ về gây ra với cư dân lệ thuộc vào sinh kế do dòng nước đem lại.
Ngoài ra ông cũng
nói, việc không có lũ sẽ là“dự báo” mùa hạn mặn mới: “Ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, nước ngọt là một trong những nguyên nhân đẩy lùi mặn. Ta có thể đoán được
xâm nhập mặn từ mùa lũ, chứ không phải chờ mùa khô đến mới biết xâm nhập mặn.
"Năm nay, mùa
lũ không thấy nước về thì ta có thể thấy chắc vấn đề mặn sẽ nghiêm trọng từ bằng
đến nặng nề hơn năm rồi," ông cho biết.
--------------------------------------
VIDEO
:
Trung
tâm Tin tức VTV24 - Cập nhật 13:35 ngày
26/08/2016
.
Miền Tây Quê
Tôi - Published on Sep 3, 2016
No comments:
Post a Comment