Luật
sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn cho rằng, quy định “liên quan đến
công tác điều tra tội phạm” là quy định chưa được giải thích rõ ràng và chưa được
hướng dẫn cụ thể nên đây có thể xem là kẽ hở mà Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng để
“xuất ngoại an toàn”.
http://motthegioi.vn/media/hoachopmua/18_09_2016/luat_su_kieu_anh_vu_trinh_xuan_t%20-%20Copy%201.jpg
Luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn.
Khó khăn trong việc dẫn
độ
– Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đối với Trịnh Xuân
Thanh, theo ông, nếu Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài thì việc dẫn độ về
sẽ thế nào? Đối với những nước chưa có hiệp định dẫn độ với Việt Nam thì sẽ khó
khăn ra sao?
– Theo quy định của pháp
luật Việt Nam, nếu bị can ở nước ngoài thì có thể dẫn độ về Việt
Nam, căn cứ vào pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo Điều ước quốc tế
đa phương có quy định về dẫn độ mà Việt Nam và quốc gia bắt giữ bị can cùng là
thành viên hoặc Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và quốc gia đó (nếu
có), pháp luật của quốc gia đó và pháp luật Việt Nam.
Chẳng hạn, theo Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam, để
yêu cầu dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ gửi
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được yêu cầu dẫn độ. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải
có văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ và các tài liệu liên quan
kèm theo.
Việc dẫn độ sẽ thuận lợi hoặc khó khăn, được chấp nhận
hoặc từ chối tùy theo quốc gia được yêu cầu dẫn độ, tùy theo quốc gia đó có Hiệp
định Tương trợ tư pháp về dẫn độ với Việt Nam hay không và quy định của pháp luật
nước đó. Nếu dẫn độ từ các quốc gia có Hiệp định Tương trợ tư pháp sẽ thuận lợi
hơn so với các quốc gia khác.
Giả sử Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức, Canada hoặc
quốc gia khác mà Việt Nam chưa ký kết Hiệp định Tương trợ tư pháp có quy định về
dẫn độ thì vẫn có thể dẫn độ trên cơ sở áp dụng các Điều ước quốc tế liên quan
mà cả hai quốc gia là thành viên hoặc thỏa thuận ngoại giao trên cơ sở nguyên tắc
có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập
quán quốc tế để dẫn độ.
Tuy nhiên trường hợp này sẽ rất khó khăn, phức tạp
hơn và thậm chí có thể không dẫn độ được. Trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài được yêu cầu dẫn
độ sẽ căn cứ quy định của pháp luật của quốc gia sở tại và các Điều ước quốc tế,
thỏa thuận liên quan giữa hai quốc gia để xem xét chấp nhận hoặc từ chối dẫn độ.
Kẽ hở trong quy
định về xuất, nhập cảnh
Có quy định công dân Việt Nam ở trong nước chưa được
xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc “có liên quan đến công
tác điều tra tội phạm”. Ông Trịnh Xuân Thanh có thuộc trường hợp này
không? Trách nhiệm của cơ quan công an ở đâu trong việc này?
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án là cơ
quan có thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh trong trường
hợp công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công
tác điều tra tội phạm.
Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định chưa cho
công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh –
Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn
chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện.
Đối với trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh, tại thời
điểm ông xuất cảnh, ông chưa bị khởi tố, chưa bị điều tra nên có thể nói không
thuộc trường hợp “đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến
công tác điều tra tội phạm” nên không bị áp dụng biện pháp chưa được xuất cảnh.
Trịnh Xuân Thanh hiện đã là đối tượng bị truy nã quốc
tế
– Liệu đây có phải là một kẽ hở mà Trịnh Xuân Thanh
đã lợi dụng để xuất ngoại thành công?
– Thật ra, quy định về “liên quan đến công tác điều
tra tội phạm” là quy định chưa được giải thích rõ ràng và chưa được hướng dẫn cụ
thể nên đây có thể xem là kẽ hở mà Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng để xuất
ngoại an toàn.
Nếu xét theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng
hình sự quy định thì điều tra là một giai đoạn của tố tụng hình sự, và giai đoạn
này được tiến hành sau giai đoạn khởi tố (các giai đoạn của tố tụng hình sự gồm:
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử), nghĩa là nếu chưa bị khởi tố bị can, chưa
bị điều tra thì không thuộc trường hợp chưa cho xuất cảnh.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, việc xác minh, kiểm tra, xử
lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cũng có thể xem là “hoạt động điều
tra”, “công tác điều tra” hoặc “liên quan đến công tác điều tra tội phạm” và
người bị tình nghi có liên quan cũng có thể bị áp dụng biện pháp chưa cho xuất
cảnh theo các quy định nêu trên.
Về trường hợp của Trịnh Xuân Thanh, ngày 11.7, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Thanh có nhiều khuyết điểm và phải chịu
trách nhiệm về khoản lỗ gần 3.000 tỉ tại PVC trong thời gian lãnh đạo đơn vị
này. Trong tháng 8, Thủ tướng giao Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo làm rõ các vi
phạm dẫn đến thua lỗ tại PVC.
Như vậy, nếu Cơ quan điều tra đã tiếp nhận chỉ đạo về
việc xử lý vụ án từ tháng 8 và đã xác định được đối tượng Trịnh Xuân Thanh có
liên quan trước khi ông Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh thì vẫn có thể áp dụng biện
pháp chưa cho xuất cảnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, có thể vì quá trình xác minh, giải quyết
vụ án mất nhiều thời gian nên ông Trịnh Xuân Thanh đã kịp thời xuất ngoại trước
khi có các quyết định khởi tố.
Hiện tại, cũng chưa có cơ sở hay căn cứ cho thấy cơ
quan điều tra, cơ quan công an có sai sót hay vi phạm gì đối với việc xuất cảnh
cuả ông Trịnh Xuân Thanh nên trách nhiệm của họ chưa được đặt ra.
Khó thu hồi tài sản ở
nước ngoài
– Nếu ông Thanh trốn và tẩu tán tài sản ra nước
ngoài thì việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả sẽ diễn ra thế nào?
– Hiện tại, ông Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố và truy
nã về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300
tỉ tại PVC. Nếu bị kết án về tội này, người phạm tội còn có thể bị tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ
1 đến 5 năm.
Ngoài ra, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương về những sai phạm của ông Thanh tại PVC, ông Thanh với tư cách
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đã có những sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp Nhà nước, vốn Nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp và đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo quy định, nếu vi phạm điều lệ công ty, quyết định
vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại
cho công ty và nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, điều lệ
công ty.
Như vậy, nếu ông Thanh có những sai phạm và bị kết
án thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, bị thu hồi tài sản theo quy định.
Tuy nhiên, nếu ông Thanh đã tẩu tán tài sản ra nước
ngoài thì việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả cũng rất khó khăn. Đối
với tài sản ở nước ngoài, thì cũng phải thông qua hoạt động tương trợ tư pháp để
thu hồi và cũng tùy thuộc vào Điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương (Hiệp
định tương trợ tư pháp) mà Việt Nam tham gia, việc thu hồi tài sản sẽ thuận lợi
hoặc khó khăn khác nhau.
Cũng cần lưu ý rằng Trịnh Xuân Thanh đang bị khởi tố
về việc cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự chứ không phải tội phạm về tham
nhũng và hiện nay vẫn chưa bị kết án nên việc áp dụng Công ước Liên hợp quốc về
chống tham nhũng để thu hồi tài sản ở nước ngoài của Trịnh Xuân Thanh cũng chưa
có cơ sở áp dụng.
Trao đổi với PV Luật sư Trần Minh Hùng – Công
ty Luật Gia đình cho hay, trước khi Trịnh Xuân Thanh trốn thì chưa có quyết định,
bản án hay văn bản nào ban hành tuyên Trịnh Xuân Thanh có tội hay vi
phạm pháp luật hình sự. Đồng thời cũng chưa có bất kỳ quyết định
nào cấm xuất cảnh đối với ông Thanh và cũng chưa có quyết định nào của cơ quan
có thẩm quyền cấm ông Thanh xuất cảnh nên ngăn chận ông Thanh xuất cảnh là
điều không khả thi và không phù hợp pháp luật.
Ngoài ra, cho đến lúc này chưa biết chính xác ông
Thanh trốn ở đâu, ở nước ngoài hay tại Việt nam, còn sống hay đã chết và nếu trốn
nước ngoài thì bằng con đường nào nên rất khó để quy trách nhiệm cho cơ
quan công an.
Về việc thu hồi tài sản của Trịnh Xuân Thanh, Công ước
Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003 mà Việt Nam đã phê chuẩn ngày
3.7.2009 có quy định về công tác phòng, chống tội phạm, hình sự hóa tội phạm
tham nhũng; thu hồi tài sản bị thất thoát….đã có quy định cụ thể nên nếu ông
Thanh có tẩu tán sài sản bất hợp pháp ra nước ngoài vẫn có thể bị thu hồi.
Ngoài ra, căn cứ vào các Hiệp định Tương trợ tư pháp
giữa Việt nam và nước sở tại (nếu có) thì việc thu hồi sẽ càng bảo đảm đúng quy
định và xác suất thu hồi được tài sản là rất cao. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản
là việc không hề đơn giản và khó khăn do vướng mắc thủ tục cũng như quy định nước
sở tại và pháp luật Việt nam cũng như pháp luật quốc tế.
No comments:
Post a Comment