Ngô Nhân Dụng
September
23, 2016
Sau
phiên tòa xử y án Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy, Luật
Sư Trần Quốc Thuận nói: “Ðây là phiên tòa của thế kỷ 19. Vâng, đây không phải
là phiên tòa văn minh của thế kỷ 21.” Mạng Bauxite Việt Nam nhận xét: “Trong một
ngày ròng rã chính quyền Hà Nội đã diễn lại những trò nhàm chán mà họ từng nhiều
phen diễn, tuy cách đóng trò thì ngày càng dở, càng tồi,…” Và gọi cuộc trình diễn
này là “Một phiên xử tự đóng đinh lên trán.”
Các
quan tòa đang tự đóng đinh lên trán. Trong một phiên tòa khác, tòa án chỉ xử một
bị can là Vũ Văn Bình 10 năm tù, về tội giết anh Ðỗ Ðăng Dư, mà không hỏi đến
các nhân viên điều khiển trại giam; trong khi gia đình nạn nhân và các luật sư
đều khiếu nại vì những thương tích của anh Dư nặng nề hơn, một mình Bình không
thể phạm tội được. Lời khiếu nại về việc bắt giam trái phép em Ðỗ Ðăng Dư cũng
không được ai nghe. Trang facebook của Luật Sư Lê Văn Luân nói tòa án Việt Nam
xử theo “Luật rừng” và “Tư pháp Việt Nam là một trò hề!”
Nhưng
không phải chỉ có ngành tư pháp Cộng Sản mới tự đóng đinh lên trán. Toàn thể chế
độ đang tự đóng đinh lên trán. Thí dụ, không ai bắt buộc một người cầm đầu
chính quyền phải dùng tiếng Anh; nhưng ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tự biến
mình thành một anh hề khi phát ngôn những tiếng “Ma dzê in Việt Nam.”
Lần đầu
đọc bản tin “Ma dzê in Việt Nam,” ký giả này thực không quan tâm. Vì đó chỉ là
một chuyện cười nho nhỏ. Chuyện này là nhỏ, vì bao nhiêu nhà chính trị các nước
khác họ cũng không biết tiếng Anh; thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan cũng không
nói tiếng Anh. chẳng sao cả. Nhưng chuyện này đáng cười, vì chúng ta thấy một
lãnh tụ ăn mặc đỏm dáng đọc bài diễn văn giữa một hội nghị quan trọng, ông ta
không biết tiếng Anh mà lại thích nói tiếng Anh. Nói để làm gì? Ðể cho thiên hạ
thấy mình có vẻ sang, mình thích ứng được với thời đại, khi cả thế giới đua
nhau nói tiếng Anh.
Ðiều tức
cười đầu tiên là đám thính chúng ngồi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc nói đều là các
nhà kinh doanh hoặc quản đốc xí nghiệp, trong cái hội nghị gọi tên rất nổ:
“Doanh nghiệp Việt Nam – Ðộng lực phát triển kinh tế của đất nước!” Những người
ngồi nghe chắc đều biết chút tiếng Anh, ít nhất là những nhà xuất cảng, họ sẽ
bán ra ngoài những món hàng ghi “Made in Việt Nam;” nghĩa là “làm tại Việt
Nam.” Chắc họ phải biết phát âm bốn chữ này theo lối “ngôn ngữ của Nữ Hoàng.”
Cho nên khi họ nghe ông Nguyễn Xuân Phúc phát âm mấy chữ đó là “Ma dzê in Việt
Nam,” theo lối đọc chữ Quốc Ngữ, chắc nhiều người không biết ông ta đang nói
gì. Khi nghe ông Phúc lớn tiếng, lên giọng nhắc lại “Ma dzê in Việt Nam,” “Ma
dzê in Việt Nam,” “Ma dzê in Việt Nam,” đến ba bốn lần tiền nhau, thì ai cũng
phải nhận ra rằng ông Phúc đang đọc bốn chữ “Made in Việt Nam” trong bài diễn
văn soạn sẵn. Nhận ra điều này, chắc ai cũng phải bật cười. Cũng như khi mình
nghe một người ngoại quốc nói tiếng Việt sai dấu giọng, “muôn năm” lại phát âm
thành “muốn nằm;” hay “chúc tết” đổi thành “chục tẹt.” Nếu quý vị vào
YouTube.com và gõ: “nguyen xuan phuc noi tieng anh” sẽ thấy rất nhiều người đưa
đoạn phim này lên, sẽ được nghe 30 giây đồng hồ giải trí.
Ai cũng
ngạc nhiên khi coi đoạn phim nghe ông Nguyễn Xuân Phúc hô khẩu hiệu “Ma dzê in
Việt Nam,” ba lần liên tiếp, mà không nghe thấy ai cười cả. Giải thích làm sao?
Hoặc là tất cả phòng không ai nghe ông ta đang đọc bài cả. Toàn những khẩu hiệu
rỗng tuếch nghe hàng ngàn, hàng triệu lần rồi. Nhưng dù đang ngủ gà ngủ gật thì
nghe hô “Ma dzê in Việt Nam” đến lần thứ ba cũng phải thức dậy chứ?
Hoặc là
ai nghe đến chỗ ông Phúc nói tiếng Ăng Lê cũng muốn bật cười, nhưng cố bịt miệng
nín thinh. Vì e ngại. Sợ làm cho ông mất mặt chăng? Nếu họ vừa cười vừa hồ hởi
vỗ tay thì chắc ông Phúc sẽ tưởng họ hoan hô ông, không biết họ cười cái trò hề
ông đang trình diễn. May mà người soạn diễn văn cho ông Phúc không cẩn thận viết
thêm tiếng Tây Ban Nha. Trong những quần áo làm tại Việt Nam thường vẫn ghi
thêm “Hecho in Việt Nam” nữa. Ðố ai đoán được ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ đọc bốn
chữ này cách nào! Có thể mở một cuộc thi có thưởng!
Có thể
bỏ qua khi một người Việt Nam không biết tiếng Anh. Nhưng một điều khó tha thứ
là một ông thủ tướng lại nói sai tiếng Việt. Trong bài diễn văn, ông Phúc gọi mấy
chữ Ma dzê in Việt Nam là “thương hiệu.” Ông nói chính quyền sẽ “tạo điều kiện
cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập để không những phát triển kinh tế trong
nước mà còn có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài, mang thương hiệu mà
ta hay gọi là ‘Ma dzê in Việt Nam!’” Phải có người chung quanh dạy cho ông thủ
tướng biết hai chữ “thương hiệu” nghĩa là gì. Ðó là tên gọi của một món hàng
hay một nhà sản xuất, khi tên gọi trở thành “thương hiệu” thì không ai khác được
sử dụng. Bốn chữ “Made in Việt Nam” nhà sản xuất nào ở Việt Nam cũng có quyền
dùng, tuyệt đối không phải một thương hiệu.
Ai cũng
có thể cười bể bụng vì ông thủ tướng đọc “Ma dzê in Việt Nam” như một cụ bà nhà
quê chưa bao giờ ra tỉnh. Nhưng sau khi cười, nghĩ đi nghĩ lại sẽ không cười được
nữa.
Bởi vì
câu chuyện này không phải chỉ cho thấy khả năng phát âm tiếng Anh của ông Nguyễn
Xuân Phúc. Nó còn cho ta thấy một người như ông hầu như không gặp gỡ, không
trao đổi, không có quan hệ gần gũi với hai loại người. Một là giới trẻ có đi học.
Hai là giới kinh doanh.
Thanh
niên Việt Nam học hết bậc trung học bây giờ chắc ai cũng phải biết nói đúng những
chữ Made In Việt Nam, tuy không phát âm hoàn toàn giống người Anh, người Mỹ hay
người Canada; nhưng ít nhất khi nghe người ta biết đang nói cái gì. Những bạn
trẻ đã tốt nghiệp đại học về các ngành khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế, doanh
thương, chắc đều biết cách nói những chữ này đúng tiêu chuẩn. Ai có dịp tiếp
xúc với họ chắc cũng học được cách nói mấy tiếng đó trong tiếng Anh như thế
nào. Ông Nguyễn Xuân Phúc không biết. Chứng tỏ ông ta không gặp gỡ, giao thiệp
với lớp trẻ này. Có dịp gặp họ, chắc ông chỉ nói chứ không bao giờ lắng nghe cả.
Loại
người thứ hai chắc phải biết phát âm mấy chữ Made In Việt Nam giống tiếng Anh,
là các nhà kinh doanh ngành xuất cảng. Họ là tầng lớp tiên phong hy vọng sẽ
mang ngoại tệ về cho nước Việt Nam. Nếu gặp họ nhiều lần, nghe họ nói về công
việc của họ, chắc người dốt tiếng Anh nhất chắc cũng biết họ đọc bốn chữ đó ra
sao. Trừ khi mình không chịu lắng nghe, chỉ nói thôi. Mà lại chỉ nói những chuyện
tào lao, tuyên truyền trống rỗng.
Ông
Nguyễn Xuân Phúc sống hoàn toàn xa cách hai lớp người kể trên. Hơn nữa, có vẻ
ông không bao giờ tiếp cận những người có học, nói chung. Cũng không bao giờ gặp
gỡ những người đã từng đi ngoại quốc, đi bất cứ nước nào họ cũng thấy phải biết
đôi chút tiếng Anh. Không cần biết nhiều, nhưng ít nhất mấy chữ “Made in…” ai
cũng biết.
Có lẽ
ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là người duy nhất trong Bộ Chính Trị đảng Cộng
Sản Việt Nam sống xa cách với những người có học nêu trên đây. Từ nửa thế kỷ
nay quyền lãnh đạo đảng Cộng Sản nằm trong tay những người như vậy. Cả sự nghiệp
của họ được đặt trên khả năng vận động trong đảng, cạnh tranh với những cán bộ
cùng cấp với mình để mong leo lên bậc thang cao hơn. Họ mất hết thời giờ vào
các cuộc tranh đấu nội bộ. Khi nắm được quyền hành rồi thì họ cũng chỉ dùng tâm
lực và thời giờ để kiếm chác, thu hồi vốn và thêm càng nhiều lợi lộc càng tốt.
Những
người như vậy không có khuynh hướng tự nhiên muốn gặp gỡ người ngoài, những người
có học. Mà họ cũng không đủ thời giờ làm việc đó. Nguy hiểm nhất cho đất nước
là họ không có nhu cầu tìm hiểu giới trẻ có học. Giới trẻ Việt Nam có học và
đang sống ở các thành phố là thành phần xây dựng kinh tế quốc gia trong tương
lai. Phần lớn họ đang vào Internet. sử dụng iPhone, có trang Facebook riêng.
Qua các phương tiện tân tiến đó, họ mở mắt nhìn rộng ra thế giới bên ngoài. Họ
được đào tạo qua những thông tin đại chúng quốc tế. Chúng ta yên tâm vì lớp trẻ
Việt Nam không thua kém ai trên thế giới, nếu họ có cơ hội tự phát triển. Khi một
ông thủ tướng hay ông quốc trưởng, tổng bí thư không tiếp xúc, không gần gũi những
người trẻ này, thì ông ta cũng không có cơ hội nhờ họ mà mở mắt của chính mình!
Hơn nữa, ông ta cũng không biết những khó khăn, các tâm tư và nguyện vọng của lớp
người trẻ đang vào đời để xây dựng đất nước.
Nước Việt
Nam đang nằm trong tay lớp lãnh đạo như vậy. Ðó là những nhà lãnh đạo Ma Dzê.
Ðó mới là điều rất đáng lo lắng, sau khi chúng ta cười về những chữ “Ma dzê in
Việt Nam!”
Ðất nước
mình anh hùng như vậy, giải phóng dân tộc như vậy, tại sao không thể xuất khẩu
lớn được?”
Không
rõ cách đọc như trên là do ông Phúc vô tình theo thói quen, hay ông cố tình đọc
như vậy để chọc cười cho các doanh nghiệp?
Những
gì diễn ra trong video cho thấy đã không có tiếng cười nào vang lên sau màn
trình diễn tiếng Anh ngớ ngẩn của ông Phúc.
Bạn
đọc #Danlambao
Ông
lập lại ba lần
Ðất
nước mình anh hùng như vậy… tại sao lại không xuất khẩu lớn được?
Một
phiên xử tự đóng đinh lên trán
Bauxite
Việt Nam, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vẫn nhận 5 năm tù giam, và chị Nguyễn Thị
Minh Thúy 3 năm, đúng y như án sơ thẩm. Anh Ba Sàm dõng dạc nói lời cuối: “Một
lần nữa, tôi tuyên bố là tôi vô tội. Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9
năm qua – 7 năm làm báo và 2 năm đi tù.”
Trong
một ngày ròng rã chính quyền Hà Nội đã diễn lại những trò nhàm chán mà họ từng
nhiều phen diễn, tuy cách đóng trò thì ngày càng dở, càng tồi, vì người vào vai
trong thâm tâm cũng không còn tin ở lý lẽ được giao nên đành chấp nhận giữ một
vai gượng gạo, lấy lệ, chỉ gọi là đọc bài học thuộc một nhà nước có chính quyền
hẳn hoi, có lực lượng bảo vệ đông đặc, vũ trang gươm súng đầy mình, thế mà đối
với một người tù lương tâm không tấc sắt trong tay lại sợ hơn sợ cọp; dù anh đã
ở trong tòa án kín cổng cao tường vẫn phải tìm mọi cách cách ly anh với xã hội
dân sự càng xa càng tốt.
“Ðây
là phiên tòa của thế kỷ 19. Vâng, đây không phải là phiên tòa văn minh của thế
kỷ 21,” LS Trần Quốc Thuận trả lời đài nước ngoài sau khi án xử xong.
Cuối
cùng, chỉ có Vũ Văn Bình là bị lôi ra hành tội trong khi trách nhiệm của các quản
giáo trại giam trong vụ này được lờ đi. Tòa vẫn bất chấp các đề nghị của luật
sư, tuyên Vũ Văn Bình 10 năm tù giam, bồi thường 82 triệu, không khởi tố vụ án
“ra quyết định trái pháp luật” đối với cơ quan tố tụng huyện Chương Mỹ vì đã bắt
giam trái luật vị thành niên về tội ít nghiêm trọng (trộm cắp 2 triệu đồng).”
Trên trang facebook của Luật Sư Lê Văn Luân, có người bình luận các xử án tại
Việt Nam là theo “Luật rừng,” có người chỉ trích “Tư pháp Việt Nam là một trò hề!”
Học
sinh một trường cấp II, xã Phú Mỡ, huyện Ðồng Xuân, mỗi ngày bơi 2 lượt qua
sông đến trường trong mùa lũ, tự bơi, đu vào “phao” là can nhựa rỗng hoặc được
phụ huynh cõng trên lưng bơi qua dòng sông lớn, nước chảy xiết sau giờ đến hoặc
tan trường.
No comments:
Post a Comment