Monday, September 19, 2016

HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP : TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN THỊ THÚY BỊ TỪ CHỐI CHỮA TRỊ KHỐI U (Ân Xá Quốc Tế)




Ân Xá Quốc Tế
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

Ân xá Quốc tế,  ngày 15/9/2016

Sức khỏe của tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi được chẩn đoán có một khối u vào tháng 4 năm 2015. Chính quyền nhà tù tiếp tục từ chối cung cấp điều trị y tế thích hợp cho cô trừ khi cô thừa nhận những cáo buộc mà cô bị kết án.

Trần Thị Thúy đang chấp hành bản án tám năm sau khi bị kết tội "hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước”, theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Cô bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và hiện đang bị giam giữ tại nhà thù An Phước tỉnh Bình Dương. Cô chỉ có thể được tự do vào tháng 8 năm 2018.

Ngày 03/9, sau khi thăm cô, anh trai của cô đã báo cho Ân xá Quốc tế rằng cô đang ở trạng thái bối rối đến mức cô không nhận ra anh trai của mình. Nhân viên y tế đã cho cô một loại thuốc không rõ ràng mà cô tin rằng chúng gây hại đến trí nhớ  và làm cho cô hoảng loạn. Họ nói thuốc này để điều trị ba khối u nhưng chúng không có tác dụng. Một khối u có kích thước 15 cm gần bụng đã bung ra và gây chảy máu thấm vào quần áo của cô. Cô có nguy cơ bị nhiễm trùng từ các vết thương hở. Cô cũng có một khối u ở tử cung và một khối khác gần ngực trái của cô. Quản giáo đã giữ lại thuốc và thực phẩm mà gia đình gửi đến cho cô, và họ nói với cô rằng cô chỉ được nhận khi cô thừa nhận các cáo buộc mà cô đã bị tòa án và công an đưa ra.

Trần Thị Thúy bị đau nặng kể từ khi được chẩn đoán có một khối u vào tháng 4 năm 2015. Cô đã nhiều lần nói với gia đình cô rằng cô rất có thể bị chết trong tù vì bệnh tật và vì nhà tù từ chối cung cấp dịch vụ y tế thích hợp cho cô.

Sự từ chối điều trị y tế trong những trường hợp này, liên quan đến việc huỷ hoại có chủ ý và gây đau đớn nhằm mục đích trích xuất lời khại, được coi là tra tấn, và do đó vi phạm Công ước chống tra tấn, có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 2 năm 2015.

Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của bạn:

- Kêu gọi chính quyền trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Thị Thúy vì cô là một tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ vì các hoạt động ôn hòa nhằm bảo vệ quyền con người;

- Thúc giục chính quyền cung cấp chăm sóc y tế thích hợp cho cô trong khi vẫn còn giam giữ cô, kể cả đưa cô đi bệnh viện nếu cần thiết.

  
Xin gửi kiến nghị trước ngày 27/10 đến:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu St. quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Và sao gửi: Thiếu tướng Phạm Đức Chấn, Tổng cục trưởng Trại giam và Thi hành án, Bộ Công an
44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam


Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao được công nhận tại đất nước của bạn.


Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến ​​nghị được gửi sau ngày trên.

Đây là bản cập nhật thứ hai của Ân xá Quốc tế



Thông tin bổ sung

Trần Thị Thúy là một thương nhân, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và là người hoạt động vì quyền sử dụng đất. Theo cáo trạng, cô và sáu nhà hoạt động khác bị cáo buộc đã tham gia hoặc liên quan đến Việt Tân, một nhóm vận động cho dân chủ tại Việt Nam ở nước ngoài. Cô không thừa nhận cáo buộc, bất chấp những khó khăn nghiêm trọng cô buộc phải chịu đựng. Nhà tù An Phước ở tỉnh Bình Dương, cách nơi gia đình cô sinh sống khoảng 900 km và mất ba ngày đi đường.

Trong tháng 9 năm 2011, Nhóm Công tác của LHQ về bắt giữ tùy tiện đã đưa ra ý kiến trên văn bản số 46/2011 trong đó nói rằng việc giam giữ  Trần Thị Thúy và sáu đồng bị cáo là tùy tiện và cần được khắc phục bằng cách trả tự do và bồi thường cho họ.

Việt Nam là thành viên nhà nước của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà văn kiện này bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam.

Nhiều điều diễn đạt mơ hồ trong phần an ninh quốc gia năm 1999 Bộ luật Hình sự thường được sử dụng để kết tội những người có quan điểm bất đồng hoặc hoạt động ôn hòa. Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị một cách hòa bình, chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 79 (Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) thường được sử dụng để giam giữ, truy tố và bỏ tù người bất đồng chính kiến vì hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm các blogger, người hoạt động về quyền lao động và quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người theo tôn giáo, người bảo vệ nhân quyền và công bằng xã hội và thậm chí cả nhạc sĩ.

Điều kiện giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, không có thức ăn đầy đủ và thiếu sự chăm sóc y tế theo yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy tắc về tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ và tiêu chuẩn quốc tế khác. Nhiều tù nhân lương tâm đã bị biệt giam trong thời gian kéo dài, cả trong giai đoạn điều tra như một phương tiện nhằm ép họ phải thừa nhận cáo buộc, và như là hình phạt trong thời kỳ thi hành án nếu vi phạm các quy định của nhà tù. Họ đã phải chịu các hình thức tra tấn và ngược đãi, gồm đánh đập bởi nhân viên nhà tù cũng như các tù nhân khác mà không có sự can thiệp của cai ngục. Một số tù nhân lương tâm bị di chuyển thường xuyên tới một cơ sở giam giữ khác mà gia đình của họ không được thông báo. Một số tù nhân lương tâm đã tiến hành tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo và điều kiện giam giữ ngặt nghèo.

Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn, có hiệu lực vào tháng 2 năm 2015, quốc gia này chưa có các bước cần thiết để thực thi công ước. Ân xá Quốc tế đã thu thập các chứng cứ về tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam trong một báo cáo mang tên "Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam", xem: https://www.amnesty.org/en/tài liệu/asa41/4187/2016/en/ .

Trần Thị Thúy cũng nằm trong danh sách 84 tù nhân lương tâm tại Việt Nam mà Ân xá Quốc tế công bố trong tháng 7 năm 2016, xem tại đây:






No comments:

Post a Comment