Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-09-22
2016-09-22
.
Giáo
dân xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong lần biểu tình phản
đối Formosa gây thảm họa môi trường, ảnh minh họa chụp trước đây. Citizen photo
Hôm nay
chúng tôi nhận được thông cáo báo chí từ văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho
biết đã hoàn tất hồ sơ cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông
Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt
Nam yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11 ngàn 500 tỷ mà Formosa đã bồi
thường.
Sẽ
khởi kiện nếu không được bồi thường
Theo
danh sách liệt kê đính kèm, số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được
tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, kể
từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất
kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới
do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra.
Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên đại
diện giáo dân ký tên vào đơn xin bồi thường cho chúng tôi biết:
“Bộ
hồ sơ của Đông Yên chỉ là của người dân Đông Yên thôi cón những nơi khác thì họ
tự làm tự nạp chứ không liên quan nhiều thứ một lúc. Họ nhân cho thiết hại tinh
thần, vật chất, tương lai và hiện tại bao gồm trong 5 năm. Họ nhân con số theo
cách tính từ một tháng trung bình thu nhập rồi nhân lên 5 năm.”
Trước
đây đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuống để lập danh sách đền
bù nhưng người dân không đồng ý, nói về việc này linh mục Trần Đình Lai cho biết:
“Khi
thiệt hại xảy ra thì những người dân ở đây họ làm đơn nhờ văn phòng luật sư của
Trần Vũ Hải giúp cho họ về pháp lý để rồi họ khai báo những gì thiệt hại. Văn
phòng luật sư Trần Vũ Hải cử luật sư về tư vấn cho họ làm. Cách đây độ chừng một
tháng nhà nước có cử ông Thứ trưởng Bộ Phát triển nông nghiệp nông thôn có về
hướng dẫn kê khai thiệt hại nhưng người dân họ không đồng ý cách đó, đó là cách
làm hời hợt sơ sài và họ cho rằng thống kê những người lao động để đền bù theo
mức lương tối thiểu và chỉ trong vòng thời gian 6 tháng nên dân không chấp nhận
nên họ nghĩ ra cách kê khai thiệt hại bản thân mình. Bây giờ cũng chưa biết họ
sẽ xử lý như thế nào.”
Thông
cáo báo chí ghi nhận những người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại không những
các nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển,
mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng,
nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
Thông
cáo báo chí cũng cho biết nếu Chính phủ không trích từ số tiền 11.500 tỉ đồng
mà Công ty Formosa đã chuyển đầy đủ cho Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại
thực tế cho họ, thì trong vòng 15 ngày nữa, hơn một ngàn hộ dân này sẽ đồng loạt
tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền.
----------------------------
Việt Báo
23/09/2016
Hơn một
ngàn hộ dân ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã nộp đơn yêu cầu bồi thường vì môi
trường bị hủy hoại.
Bản tin BBC nói rằng bức thư đề ngày 22/9/2016 đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân.
“Không chỉ có những nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
“Số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra,” bức thư viết.
Trong khi đó, RFA ghi rằng thông cáo báo chí từ văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11 ngàn 500 tỷ mà Formosa đã bồi thường.
Con số 2 ngàn tỷ đồng VN là tương đương 90 triệu USD.
RFA ghi rằng đơn có ghi danh sách liệt kê đính kèm, số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, kể từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra.
RFA ghi lời Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên đại diện giáo dân ký tên vào đơn xin bồi thường cho biết:
“Bộ hồ sơ của Đông Yên chỉ là của người dân Đông Yên thôi cón những nơi khác thì họ tự làm tự nạp chứ không liên quan nhiều thứ một lúc. Họ nhân cho thiết hại tinh thần, vật chất, tương lai và hiện tại bao gồm trong 5 năm. Họ nhân con số theo cách tính từ một tháng trung bình thu nhập rồi nhân lên 5 năm.”
Thông cáo báo chí ghi nhận những người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại không những các nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
RFA ghi thêm rằng, Thông cáo báo chí cũng cho biết nếu Chính phủ không trích từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà Công ty Formosa đã chuyển đầy đủ cho Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho họ, thì trong vòng 15 ngày nữa, hơn một ngàn hộ dân này sẽ đồng loạt tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền.
Bản tin BBC nói rằng bức thư đề ngày 22/9/2016 đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân.
“Không chỉ có những nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
“Số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra,” bức thư viết.
Trong khi đó, RFA ghi rằng thông cáo báo chí từ văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11 ngàn 500 tỷ mà Formosa đã bồi thường.
Con số 2 ngàn tỷ đồng VN là tương đương 90 triệu USD.
RFA ghi rằng đơn có ghi danh sách liệt kê đính kèm, số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, kể từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra.
RFA ghi lời Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên đại diện giáo dân ký tên vào đơn xin bồi thường cho biết:
“Bộ hồ sơ của Đông Yên chỉ là của người dân Đông Yên thôi cón những nơi khác thì họ tự làm tự nạp chứ không liên quan nhiều thứ một lúc. Họ nhân cho thiết hại tinh thần, vật chất, tương lai và hiện tại bao gồm trong 5 năm. Họ nhân con số theo cách tính từ một tháng trung bình thu nhập rồi nhân lên 5 năm.”
Thông cáo báo chí ghi nhận những người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại không những các nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
RFA ghi thêm rằng, Thông cáo báo chí cũng cho biết nếu Chính phủ không trích từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà Công ty Formosa đã chuyển đầy đủ cho Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho họ, thì trong vòng 15 ngày nữa, hơn một ngàn hộ dân này sẽ đồng loạt tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền.
No comments:
Post a Comment