Chủ Nhật, 09/25/2016 - 11:58 — VietTuSaiGon
Chuyện dạy và học là chuyện xưa như trái đất, vậy mà
ở xứ Việt, chuyện này bao giờ cũng mới. Sự mới này không phải do tri thức mới mẽ,
triết lý giáo dục mới mẽ hay phương pháp dạy mới mẽ mà cái mới của sự kì cục,
khó hiểu, thậm chí quái dị, hay nói đúng chữ nghĩa thì đây là nền giáo dục quái
thai. Vì sao?
Vì lẽ, suốt nhiều năm giáo dục miền Bắc trước 30
tháng 4 năm 1975, người ta đã thay vì dạy cho con người trở nên có tính người
hơn thì chính cái nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đào nặn ra những cổ
máy giết người thông qua thơ Tố Hữu và thơ thép, thơ máu của những nhà thơ Cộng
sản. Và cái vệt thép, máu ấy kéo dài mãi cho đến bây giờ. Hiếm thấy nền văn học
nào mà máu me tẩm đầy trang văn như văn học Việt Nam, từ Rừng Xà Nu cho đến Đất
Nước Đứng Lên và hàng trăm bài thơ trong chương trình giảng văn. Đó là chưa muốn
nói đến những giờ giáo dục công dân, lịch sử, thay vì dạy đạo đức, dạy kiến thức
sử học, người ta dạy con người lòng thù hận.
Và, với bất kì nền giáo dục nào cũng cần có cánh cửa,
một cánh cửa, nhiều cánh cửa mở ra để cho con người nhìn ra thế giới và định dạng,
định vị chính mình. Cái cánh cửa ấy trong một thời gian dài là tiếng Nga. Hầu
như tiếng Nga chiếm toàn bộ các giờ học sinh ngữ trong giáo dục Việt Nam.
Ttrong khi đó, tiếng Nga không cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Việt nên việc nuốt nó
một cách đơn thuần cũng đã quá đắng. Lại thêm phần tính hấp dẫn của nó hoàn
toàn không có. Có thể ví tiếng Nga là ngôn ngữ của sữa. Mà một người đủ trưởng
thành thì không thể dùng sữa để thay thế thức ăn của người lớn!
Vì sao lại nói tiếng Nga là ngôn ngữ sữa? Vì lẽ, nền
kinh tế Cộng sản xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn bú mớm, tồn tại nhờ vào bầu
sữa bà mẹ Nga. Chính vì vậy, muốn có sữa để uống, đứa trẻ buộc lòng phải khóc
oe oe để bà mẹ cho bú! Nhưng rất tiếc, sữa chỉ có giá trị đối với hệ thống Cộng
sản lúc đó chưa đầy ba triệu đảng viện, với nhân dân, một nguồn dinh dưỡng khả
thể, phù hợp với người trưởng thành mới là quan trọng. Nhân dân cần một nền
kinh tế tự lực tự cường, mỗi người dân cần cơ hội để làm kiếm sống và làm giàu.
Muốn như vậy, người ta cần phải học ngôn ngữ của thế giới người lớn, của thế giới
công nghiệp và thương mại. Đáp ứng yêu cầu này, chỉ có tiếng Anh – Mỹ và tiếng
Pháp.
Và không thể khác đi được, chương trình dạy tiếng
Anh và tiếng Pháp đã thực hiện gần ba mươi năm nay, kể từ khi Việt Nam mở cửa,
chọn nền kinh tế thị trường (tuy vẫn giữ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa!)
đến nay. Và có thể nói rằng đây là giai đoạn mà nền giáo dục Việt Nam kể từ sau
1975 đến nay có những đột biến, đột phá. Yếu tố đột biến, đột phá này không nằm
trong chủ trương của nhà cầm quyền mà năm trong nhu cầu tự thân của người học
thông qua cánh cửa sinh ngữ, cụ thể là Anh ngữ và Pháp ngữ.
Bởi lẽ, một ngôn ngữ hấp dẫn phải hàm chứa bên trong
nó một thứ năng lượng đặc biệt. Cái thứ năng lượng đặc biệt bên trong ngôn ngữ
mà tôi muốn nói đến ở đây chính là nền văn minh mà ngôn ngữ đó chuyển tải, nền
dân chủ, thể chế chính trị và cơ chế kinh tế cũng như nội lực kinh tế ẩn mình đằng
sau ngôn ngữ đó. Trong đó, vấn đề văn chương, triết học và khoa học kĩ thuật đằng
sau ngôn ngữ đó cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Thử hỏi, có quốc gia nào hấp
dẫn và giàu có hơn Mỹ , Anh và các nước châu Âu? Có quốc gia nào dân chủ hơn Mỹ?
Có quốc gia nào được gọi là siêu cường quốc và đầy đủ tính nhân đạo như Mỹ?
Trả lời những câu hỏi này chính là giải mã cho tính
hấp dẫn của tiếng Anh và tiếng Pháp. Và khi nắm bắt được sinh ngữ Anh, Pháp,
xem như người ta đã có chiếc chìa khóa trên tay để bước vào thế giới văn minh,
tiến bộ. Ngược lại, nắm chiếc chìa khóa tiếng Nga, người ta chẳng làm được gì
ngoài việc lâu lâu mang nó ra tra nhớt cho khỏi hoen gỉ. Thực tế thất nghiệp và
nền kinh tế rệu rã của Nga đã chứng minh điều này. Không cần bàn luận thêm.
Ở một chừng mực nào đó, việc học tiếng Nga trong định
hướng Cộng sản xã hội chủ nghĩa nhằm quốc tế hóa nó chẳng khác nào tham vọng tạo
ra một thứ ngôn ngữ Esperanto mà Ludwik Lejzer Zamenhof đã cố gắng nhắm thâu
tóm ngôn ngữ châu Âu về một mối! Rất tiếc, đây là thứ ngôn ngữ chưa kịp già mà
đã chết và đã chết mà chưa được chôn. Cái khó nằm ở chỗ người ta vẫn chưa thôi
tham vọng thống nhất ngôn ngữ. Trong khi đó, tự thân ngôn ngữ có tính hấp dẫn
và sự thống nhất riêng của nó. Bởi nó chỉ là lớp vỏ chứa hàng triệu thứ khác
bên trong.
Bây giờ, đùng một cái, giáo dục Việt Nam lại lao xao
chuyện dạy tiếng Trung Quốc. Xin nhấn mạnh là khả năng dạy tiếng Trung rất cao
chứ không phải tiếng Hán, mặc dù người ta vẫn dùng chữ “tiếng Hán” để ngụy biện
cho việc dạy tiếng Trung và lấp liếm rằng đây là thứ tiếng mở được những kho
tàng văn học cổ!
Mà nói đến vấn đề này, lại phát sinh hai vấn đề: Văn
học cổ có giá trị phổ quát trong thế giới hiện tại hay không và? Nếu dạy tiếng
Trung thì có đi vào được kho tàng văn học cổ hay không?
Hỏi thì hỏi xuôi nhưng trả lời thì phải đi ngược chiều.
Nếu dạy tiếng Trung, sẽ không có bất kì chiếc chìa khóa nào để đi vào kho tàng
văn học cổ. Bởi hầu hết văn học cổ, có giá trị của Việt Nam đều dùng chữ Hán,
Hán Nôm và Nôm. Tiếng Trung hiện tại với sự đổi mới hầu như toàn diện so với
Hán tự thì học nó không giải quyết được thắc mắc về kho tàng văn học cổ. Chẳng
khác nào người ta khát nước lại múc nước biển cho uống. Vô nghĩa! Và nếu dạy chữ
Hán, thì câu hỏi tiếp theo là kho tàng văn học cổ có giá trị phổ quát trong hiện
tại hay không?
Câu trả lời là Không! Thực ra, kho tàng văn học cổ
chỉ có giá trị tham khảo và nghiên cứu chứ không có giá trị và hiệu dụng làm
thay đổi đất nước, làm cho đất nước tiến bộ hơn, văn minh hơn. Bởi muốn tiến bộ
và văn minh, người ta buộc phải học và theo đuổi những thành tựu, những sáng tạo
mà thế giới phương Tây đã đi rất xa, đất nước Việt Nam muốn tiến bộ thì phải học
tập thói quen văn minh và thái độ làm việc chỉn chu, yêu sáng tạo chứ không phải
là thái độ bảo thủ Nho học cũng như tập tính ăn cắp của người Trung Quốc. Bởi
hiện tại, Trung Quốc chẳng có khả năng nào giỏi hơn khả năng ăn cắp. Từ chiếc
điện thoại thông minh cho đến vũ khí, máy bay quân sự, tàu khu trục, giàn
khoan, chiếc xe hơi, cái máy tính… Mọi thứ đều không phải do họ phát minh hay
sáng chế mà là thành quả ăn cắp. Họ ăn cắp từ những phát minh cho đến các sáng
chế. Như vậy, suy cho cùng, học chữ Hán chẳng khác nào kéo con người Việt Nam
quay trở về thời tầm chương trích cú, thời của tam cương ngũ thường, thời của
Nho giáo và những điển cố sáo rỗng, vô nghĩa (xét trên khía cạnh tự do và nhân
phẩm).
Chỉ có một mục đích duy nhất nếu dạy chữ Nho, chữ
Hán hay chữ Trung Quốc cho học sinh Việt Nam thời bây giờ, đó là: Nô bộc hóa cả
dân tộc này để nhanh chóng thu về một mối Trung Hoa! Tôi không tin rằng cả hệ
thống cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ toàn là đầu đất. Chắc chắn phải có người
nhận ra điều này bởi nó lộ quá rõ. Còn họ vẫn cố chấp thì ôi thôi, hoặc là họ tồn
tại, hoặc là dân tộc Việt Nam tồn tại! Bởi nói cho cùng, việc dạy và học cũng
giống như trồng và thưởng thức một vườn hoa, hoa hồng tuy nhiều gai nhưng nó nở
hoa thơm nên người ta sẽ thích, hoa cứt lợn tuy dễ trồng, gieo đâu mọc đó,
không cần gieo cũng mọc nhưng nó thối, chẳng ai muốn đến gần! Mà nói gì thì
nói, tiếng Hoa đối với người Việt là hoa cứt lợn, không thể khác đi được!
No comments:
Post a Comment