Nguyên Đại
Posted by adminbasam on
27/08/2016
.
Ông Thái Bá Tân chụp
tại khách sạn Sofitel, Hollywood, Mỹ, năm 2007. Nguồn: FB TBT
Tôi thích những vần thơ năm chữ của ông Thái Bá Tân
(TBT). Tôi nghĩ có lẽ hầu như ai sinh hoạt Facebook (Tiếng Việt) cũng đều biết
tới những vần thơ đó của ông. Tôi đọc ở đâu đó trên Facebook nói về một lưu ký
(status) với đầu đề “Đôi Lời” của TBT và rất ngạc nhiên. Tôi không tin là của
ông, cho nên đã vào trang nhà của TBT để tìm bài này, và tôi đã thấy “Đôi Lời” ở
đó, cùng với những bài thơ, những truyện ngắn của ông Tân. Nếu tất cả đều là của
một ông Tân, thì xin có vài lời trao đổi với ông Tân, với sự tôn trọng:
1.
Ông TBT viết: “Tôi tin bác Trọng là người liêm khiết…”
Ông Trọng có phải là người liêm khiết hay không?
Không ai biết, hay chính xác hơn, (tôi) chưa thấy có tài liệu nào về tài sản của
ông như về các khối tài sản kếch sù của các quan chức CS khác. Hồi ông Nông Đức
Mạnh là TBT, tôi cũng không nghe ai nói về tài sản của ông Mạnh, nhưng có lẽ
ông Tân đã thấy những hình ảnh, và băng hình ghi lại cuộc viếng thăm của các
phóng viên ở cơ ngơi ông Mạnh (sau khi ông Mạnh hết làm TBT).
Nói về “liêm khiết” có lẽ ông Trọng so với ông Hồ
(HCM) sẽ có khoảng cách (theo báo đảng), nhưng có lẽ ông Tân không xa lạ với những
tài liệu về ông Hồ, ngay cả từ những người là đồng chí của ông ở phía bên kia
biên giới. Người ta đã từng tin tưởng vào sự vĩ đại, liêm khiết, mẫu mực của
các lãnh tụ cộng sản như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông… cho đến khi bị chính
các đồng chí của họ phơi bày một cách rõ ràng. Tôi nghĩ ông Tân biết rõ ràng những
điều đó.
Hitler là kẻ thù của cả hai phe cộng sản và tư bản,
vì vậy cả hai phía đều không có lý do, và không thêu dệt những điều tốt về
Hitler. Chuyện của Hitler đã được ánh sáng lịch sử soi rọi đến mọi ngóc ngách từ
hơn nửa thế kỷ qua. Trong suốt những năm tháng cầm quyền, Hitler chỉ ăn độc một
món, tương tự như cháo trắng, cho bữa sáng, và di chúc của con người đã tạo nên
Thế Chiến Thứ Hai cướp đi hơn 30 triệu sinh mạng viết rằng: “Tất cả những gì tôi có, những thứ có chút giá trị nào đó, đều thuộc về
đảng [Đảng Đức Quốc Xã]. Nếu đảng không còn, thì là tài sản của nước Đức, và nếu
quốc gia này bị tàn phá, thì điều này không cần quyết định của tôi nữa”.
Tôi không được biết đến bất kỳ di chúc nào của bất kỳ lãnh tụ cộng sản nào có
những lời lẽ nào tương tự như vậy.
Xét về chuyện “liêm khiết”, nhiều lãnh tụ quốc gia của
cả hai phía có lẽ cách Hitler một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, tham vọng quyền
lực đã biến Hitler trở thành kẻ thù của nhân loại. Không vì “liêm khiết” mà lịch
sử nhân loại không ghi nhận những tội ác của Hitler mà một trong số đó là việc
đưa hơn 6 triệu dân Do Thái vào lò sát sinh.
Giả như ông Trọng “liêm khiết”, thì không phải vì vậy
mà ông Tân không thấy việc ông Trọng im lặng trong suốt những tháng biển miền
Trung gánh chịu những thảm họa do Formosa gây ra, một nhà máy của Trung Cộng mà
ông Trọng đã cho phép nó hoạt động và hiện đang dung dưỡng nó.
Ông Tân viết: “… làm quan thời bây giờ như thế là tốt
lắm rồi. Còn có cái này cái nọ thì lại chuyện khác”. Những ngày cá chết trắng
biển, facebook như lên cơn sốt, ông Tân chắc có biết, và cũng có biết việc ông
Trọng ghé thăm một cơ sở trồng rau sạch gần đó, nhưng không nhắc gì về thảm họa
diệt chủng mà đồng bào đang gánh chịu. Tôi thật không hiểu lắm về “cái tốt”
trong việc “làm quan” của ông Trọng, như ông Tân đã viết nó có ý nghĩa gì.
2.
Ông TBT viết: “Tôi tin lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu”
Khi Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận tuyên bố về
hải phận của Trung Cộng, ông Tân mới 9 tuổi, ông Tân có thể nói ông không biết.
Nhưng, sau hiệp định Paris, quân Mỹ rút đi, viện trợ quân sự cho VNCH bị cắt xuống
nghiêm trọng, và Trung Cộng tấn công Hoàng Sa, lúc đó ông Tân đã là một thanh
niên trưởng thành, có lẽ đã tốt nghiệp đại học, không biết ông Tân có biết đến
bất kỳ một văn kiện nào của “lãnh đạo ta” phản đối về việc chiếm giữ đó không?
Hôm nay, ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, có lẽ ông Tân
không thiếu kinh nghiệm sống đến nỗi chưa từng thấy qua việc người ta dù vẫn ở
trong căn nhà của mình; tuy nhiên căn nhà đó đã bán đi từ lâu, hay đã thế chấp
gần như trọn vẹn cho ngân hàng.
Vua Bảo Đại của Việt Nam cho tới năm 1945 mới thoái
vị, trong khi Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp từ hơn nửa thế kỷ trước đó, một
người uyên bác như ông Tân đâu lẽ nào tin rằng các vua quan nhà Nguyễn từ sau
năm 1884 mới là chủ nhân thật sự của nước Việt. Có lẽ tới tuổi gần đất xa trời,
nếu ông Tân chưa có dịp đến các tỉnh phía Bắc biên giới Việt Nam, Trung Cộng,
ông nên đi đến đó ít nhất một lần, biết đâu niềm tin của ông sẽ thay đổi.
Khi Tập Cận Bình sang Việt Nam, tất cả các phóng
viên báo chí đều ở bên ngoài để theo dõi một cái tivi có hình mà không có tiếng,
ông Tân có thấy buồn không? Nếu như chính phủ của một quốc gia “độc lập” mà
không có khả năng bắt giữ và truy tố một người phạm pháp đến từ một quốc gia “lạ”,
trong khi sinh mạng của ngư dân mình nổi trôi theo cơn sóng may rủi từng ngày,
thì quốc gia đó có thực sự “độc lập” không, ông Tân?
3.
Ông TBT viết: “Ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy”
Có lẽ ông Tân đang so sánh những gì ông đang thấy với
những gì ông đã trải qua trong thời kỳ bao cấp, khi những người cộng sản làm
kinh tế với những tư tưởng được viết ra từ cách đó một thế kỷ. Khi so sánh, sự
khác biệt nằm ở chỗ đối tượng đem ra so sánh. Khoảng năm 79, trong số hàng trăm
người tôi biết trong thành phố tôi ở, có khoảng vài đứa có “xế nổ”, nó thuộc
con nhà giàu, và có chỗ dựa chi đó, nên nó không sợ. Bây giờ, hầu như rất nhiều
người có thể có một chiếc “xế nổ”, không lẽ ông cho rằng người Việt đã “tiến bộ,
và đổi mới lắm rồi đấy”.
Không lẽ ông không biết rằng ông Lý Quang Diệu đã có
lúc ao ước Singapore chỉ bằng Sài-gòn. Sau bao nhiêu năm, những con đường sau
cơn mưa biến Sài-gòn thành hồ hôm 26/8 vừa qua nếu so sánh với những đường phố
của Singapore, ông sẽ thấy khoảng cách đó dường như ngoài sức tưởng tượng của
nhiều người. Nhiều thanh thiếu nữ Việt Nam có lẽ sẽ thấy thật sự đổi đời nếu họ
có được một cơ hội để ra nước ngoài lao động, thậm chí là để bán thân, trong
khi những người đáng tuổi ông ngoại, ông nội của họ, giống như ông, cười hài
lòng với những “tiến bộ” mà ĐCS mang lại cho đất nước này, đó có phải là một
nghịch lý không, thưa ông Tân?
4.
Ông TBT viết: ”Con người VN cơ bản tốt”
Ở đâu cũng có những tội phạm hình sự, những kẻ cướp,
giết người, hãm hiếp… Nước Mỹ, nơi đạt được những tiến bộ khoa học có thể gọi
là số một trên thế giới hiện nay, cũng không ngoại lệ. Luật lệ tự do sở hữu
súng ở một số tiểu bang của nước Mỹ tạo ra không ít những bi kịch cho nhiều người
vô tội.
Vấn đề không phải là có hay không, mà là mức độ, tỉ
lệ. Không lẽ ông không thấy sự việc bạo lực ở học đường là đáng báo động, không
lẽ chứng kiến cảnh người trẻ liếm ghế ngồi của các sao Hàn, ông không thấy xót
xa. Không lẽ ông không thấy nhiều ngôi chùa ở VN hiện nay họ thờ tượng của một
ông gì đó, hao hao hoặc giống như đúc, ông Hồ. Không lẽ ông không thấy các quán
nhậu Việt Nam mở tưng bừng từ sáng tới khuya và hàng tỉ lít bia rượu được bán
ra trong một năm không phải là điều đáng chú ý, và là “cơ bản vẫn tốt”?
ĐCS trong mục đích duy trì sự cầm quyền đã tạo nên
những chia rẽ sâu sắc các thành phần trong xã hội để họ không thể tập hợp lại
được. “Đoàn kết” nhưng phải dưới ngọn cờ của đảng, và trong đảng thì họ thanh
toán lẫn nhau, một xã hội phân rã, những tuổi trẻ mất định hướng hoặc bị tẩy
não không thể là “cơ bản tốt” được. Không bi quan, nhưng không thể chữa một căn
bệnh hiểm nghèo bằng thuốc giảm đau mang nhãn hiệu “xuyên tâm liên”.
5.
Ông TBT viết: “Tôi … biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới”
Khi những ngư dân Hà Tĩnh nhận những hạt gạo hỗ trợ
của chính quyền CS, sau khi Formosa đã chiếm biển và cơ hội sinh sống của họ,
những hạt gạo đã bị mốc xanh, đến gà chó cũng không ăn; tôi không biết có người
nào biết ơn chế độ vì đó là gạo chứ không phải là sắn, hay bo-bo như những ngày
chiến tranh, bao cấp. Tôi cũng không nghe nói đến họ biết ơn chính phủ vì họ có
thể xuất ngoại – sang Lào để kiếm sống – chứ không như thời chưa “đổi mới” mà
việc mang vài cân gạo từ vùng ngoại ô lên thị trấn gần đó là một việc làm “phạm
pháp”.
Chính vì vậy, khi đọc những dòng “biết ơn” này của
ông Tân, tôi không khỏi sửng sốt. Tôi tin là ông Tân cũng sẽ gặp những người đã
trải qua thời bao cấp, họ có thể nói thẳng với ông rằng, thời bao cấp người ta
sống còn có “chút tình” hơn bây giờ nhiều lắm, và dù đói, nhưng hồi đó có lẽ ít
người mắc bệnh ung thư hơn bây giờ nhiều, và thức ăn thiếu thốn lắm, nhưng nếu
họ có được miếng rau, cục thịt mỡ, thì họ cảm thấy khá ngon vì biết nó không có
chất độc. Không lẽ nào, một trí thức lão thành và tên tuổi như ông Tân, lại
không thấy nước Việt có những bước lùi đáng sợ như vậy, và cảm ơn chế độ về những
“đổi mới”, “tiến lên” đó.
6.
Ông TBT viết: “Tôi tin…sớm muộn gì sẽ có dân chủ và tự do thật sự”
“Chủ Nghĩa Xã Hội nhất định thắng lợi”, từ năm 1917
người ta đã nói như vậy rồi, và nhiều người cũng đã tin như vậy, nhiều thế hệ
trẻ ở một nửa nhân loại cũng đã đổi sinh mạng của mình cho một niềm tin như vậy.
Nhưng từ khi các sĩ quan Liên Xô không còn tin như vậy để từ chối quay nòng
súng xe tăng vào phong trào dân chủ; từ khi Đức Giáo Hoàng người Ba Lan thổi
bùng khát vọng độc lập của những người dân cùng quốc gia của ông thì thế giới
đã chứng kiến những đổi thay. Sự thay đổi không phải đến từ niềm tin mù quáng
mà là sự thức tỉnh thật sự để nhận diện đúng-sai.
Khi một bác ngư dân, không nhiều chữ nghĩa, nói rằng
“các ông không làm được thì xuống đi, để người khác làm…” và “đừng coi thường
chúng tôi quá, vì chúng tôi không có gì để mất”, tôi hiểu là bác đã thấy rất rõ
trắng-đen, đúng-sai hơn cả một trí thức uyên bác lão thành trong khi tin rằng
ông Trọng liêm khiết (gần) giống như ông Hồ, “quan như thế là tốt”, “lãnh đạo
ta không bán nước”, và cảm ơn những đổi mới mà chế độ đem lại cho dân tộc này…
vẫn, mặt khác, tin rằng dân chủ và tự do “sớm muộn gì cũng sẽ tới”.
Vài hàng thô thiển “kính lão đắc thọ” gởi đến ông
Thái Bá Tân.
______
ĐÔI
LỜI
Fb Thái Bá Tân, 25/8/16, 2.15pm
Bực mình một bác vừa rồi bảo tôi nâng bi bác Trọng
và chế độ.
Nói rõ thế này nhé. Cuộc sống đa dạng, con người
cũng đa dạng, không ai, không cái gì xấu cả hoặc tốt cả. Cách đánh giá cũng da
dạng như vậy. Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, tôi lên tiếng phản biện, có khi
nặng lời. Nhưng cái gì tôi tin là đúng thì tôi khen. Chưa nói chuyện đúng sai,
nhưng đó là quan điểm và quyền của tôi. Không đồng ý thì thôi, sao phải thóa mạ?
Nhiều bác lề trái đôi khi nói thái quá, tôi đọc đấy, biết đấy và im lặng. Đó là
thái độ tôn trọng người khác.
Nhân tiện:
1. Tôi tin bác Trọng là người liêm khiết. Làm quan
thời bây giờ như thế là tốt lắm rồi. Còn có cái này cái nọ thì lại chuyện khác.
2. Tôi tin lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu. 3. Bất chấp tham nhũng và sự bất
tài của một số lãnh đạo, tôi tin đất nước ta sẽ phát triển về kinh tế, và dần dần
sẽ đổi mới hơn nữa và tiến bộ hơn về chính trị. Hình ảnh “chìm tàu” tôi nhắc đến
chỉ là một kiểu phúng dụ, nói quá, của văn chương. Mà ta đã tiến bộ và đổi mới
lắm rồi đấy. 4. Tôi tin con người Việt Nam ta về cơ bản vẫn tốt chứ không hoàn
toàn u ám như nhiều bác mô tả. 5. Tôi không thích cộng sản, nhưng vẫn ghi nhận,
thậm chí biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới. Chúng ta
từ một nước cực nghèo mà được thế này là quá tốt rồi. Tất nhiên vẫn muốn tốt
hơn nữa. Tôi thấy bộ máy chính phủ vận hành được. Bác thủ tướng chỉ đạo quyết
liệt. Bác Thăng năng nổ và dám nói, dám làm. 6. Tôi tin sớm muộn đất nước mình
sẽ có dân chủ và tự do thực sự. Tạm thời chưa có được cái đích tốt đẹp ấy thì tạm
hài lòng với những gì đã có, và chung sức cùng đồng bào đấu tranh (một cách xây
dựng) để đạt được điều ấy. Tóm lại, về đại cục mà nói, tôi thấy tình hình không
phải xấu đi mà đang tốt lên, trừ vụ nợ công và thâm hụt ngân sách mà tôi không
rõ lắm. Tôi nghĩ như thế đấy. Và chính niềm tin này đã tiếp sức cho tôi trong
việc phản biện và thơ phú giúp lớp trẻ sống có ích, có ý nghĩa cho mình và cho
đất nước.
Tôi yêu Việt Nam. Tôi cũng yêu cả các bác. Không
yêu, đã chẳng thèm nói, chẳng thèm dạy học và chẳng thèm viết.
Hơi thật thà quá. Xin lỗi.
____
Mời
xem lại:
Nhật
Báo Ba Sàm
Posted by adminbasam on
26/08/2016
Phi
lộ: Bác Thái Bá Tân lâu nay được nhiều người chơi
FB, trong đó có tôi, yêu mến qua những vần thơ 5 chữ giản dị, hóm hỉnh phê phán
thế sự. Mấy hôm nay, bỗng rộ lên tranh cãi về một stt bác mới viết. Không ít
người chụp mũ nặng nề đại loại bác “nâng bi Trọng lú”, “ninh thối đảng”, “sớm
đánh tối đầu”, “ăn cây nào rào cây ấy”, “được CS ưu ái cho du học, nên chịu ơn
CS”… Thiết nghĩ, những đánh giá trên thật không công bằng với bác, nếu không
nói là hồ đồ, cực đoan.
Thế nhưng, đọc stt của bác, tôi cũng xin có đôi lời
cùng bác:
1.
Bác tin ông Trọng là người liêm khiết
Vâng, tôi và nhiều người khác cũng chưa nghe thông
tin nào ông Trọng tham nhũng tiền bạc hay có tài sản khủng bất minh.
Tuy nhiên, là người học hành chữ nghĩa (dù học Mác
Lê), hẳn ông Trọng dư biết tự do quan điểm chính trị là quyền cơ bản, tối thượng,
thiêng liêng và tự nhiên của mỗi con người trong xã hội. Một đảng chủ trương độc
tài về chính trị, là đảng đó đã cướp đoạt quyền tự do ấy của cả xã hội. Chắc chắn
ông Trọng dư biết độc tài cai trị là cái gốc đẻ ra mọi tha hóa, xấu xa, trong
đó có tham nhũng vật chất. Chỉ có tự do tư tưởng, đa nguyên chính trị, đa đảng,
tự do ngôn luận, tự do báo chí, chấp nhận đối lập, lá phiếu của dân chúng có
quyền lực thực sự thì mới giảm thiểu lạm quyền, tha hóa, tham nhũng, coi dân
như cỏ rác, như bầy bò vắt sữa.
2. Bác
tin lãnh đạo nước ta không bán nước cho Tàu
Tôi cũng tin như bác. Vì bán nước (thành khu tự trị
hay tỉnh của Tàu) thì đang ở vị trí nguyên thủ quốc gia (vua một cõi), họ đâu
muốn thành tỉnh trưởng (hàng thần lơ láo)?
Nhưng cái tình huống cuối thập niên 1980, Liên Xô và
Đông Âu từ bỏ CS, họ sợ dân chủ lan đến VN, mà muối mặt, trơ trẽn và nhục nhã
chủ động cầu cạnh thằng bành trướng từ nghìn đời nay, mới trước đó có 2 năm sát
hại 64 bộ đội ta trong xâm lấn Trường Sa – Gạc Ma, cách đó có 1 năm, đang tâm
điều xe tăng chà nát hàng nghìn sinh viên đòi dân chủ và minh bạch ở Thiên An
Môn, thì cái dã tâm ngai vua tập thể trên hết đã bộc lộ quá rõ ràng. Nhận định
của ông Nguyễn Cơ Thạch về Hội nghị Thành Đô 9-1990: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới
đầy nguy hiểm” ngày càng được thực tế VN minh chứng.
Tôi tin họ không trắng trợn thỏa thuận, ký kết đến
2020, VN thành khu tự trị thuộc Tàu, nhưng chắc chắn những gì họ đã bàn bạc, thỏa
thuân và thực hiện từ Thành Đô đến nay đã và đang làm VN ngày càng suy yếu
trong tương quan lực lượng với Tàu, tạo cơ hội cho Tàu ngày càng lấn lướt chủ
quyền của VN, và nguy cơ VN bị thôn tính từng phần, xâm lược ngày càng rõ nét.
Lợi ích quốc gia ngày càng bị Tàu cướp đoạt, lòng dân ngày càng hoang mang.
Nếu họ vì đất nước, vì nhân dân, đã không bỏ lỡ mọi
cơ hội Hoa Kỳ và các cường quốc văn minh muốn tăng cường hợp tác.
3.
“Bất chấp tham nhũng và sự bất tài của một số lãnh đạo, bác tin đất nước ta sẽ
phát triển về kinh tế, và dần dần sẽ đổi mới hơn nữa và tiến bộ hơn về chính trị”.
Tôi cũng tin như bác, vì đó là quy luật mà họ không
thể cưỡng lại. Nhưng lực cản từ họ làm chậm lại rất nhiều đà tiến của đất nước.
4.
Bác tin con người Việt Nam ta về cơ bản vẫn tốt chứ không hoàn toàn u ám như
nhiều bác mô tả.
Tôi không nghĩ như bác. Tôi cho rằng, chừng nào CS
còn cai trị thì thói giả dối còn thống trị, và chỉ làm cho người VN càng tệ hại
mà thôi. Cứ so sánh đạo đức, lối sống, nền giáo dục miền Bắc trước và sau 1954,
miền Nam và cả nước trước và sau 1975 là thấy ngay.
5. Bác: “không thích cộng sản, nhưng vẫn ghi nhận, thậm chí biết ơn những
gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới. Chúng ta từ một nước cực nghèo
mà được thế này là quá tốt rồi. Tất nhiên vẫn muốn tốt hơn nữa. Tôi thấy bộ máy
chính phủ vận hành được. Bác thủ tướng chỉ đạo quyết liệt. Bác Thăng năng nổ và
dám nói, dám làm”.
Tôi không nghĩ như bác. Tôi cho rằng không gì khôi
hài, trỡ trẽn và ngụy biện hơn lập luận ấy của đảng. “Đổi mới” là gì? Nếu chẳng
phải là suốt mấy thập niên đảng từng rập khuôn mô hình quản lý duy ý chí kinh tế
– xã hội ngu xuẩn của Stalin, kìm hãm sức sản xuất như trói nền kinh tế xã hội
lại. Rồi thấy nguy cơ khủng hoảng tột cùng, đảng mới nới bớt cho kinh tế phát
triển tự nhiên như nó vốn vận hành (kinh tế thị trường) và lu loa đó là công ơn
của đảng?
Bác hãy nhìn sang Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,
Malaixia, Indonesia… để thấy, đầu thập niên 1960, họ kém xa ta đó.
Cái nhìn của bác về thủ tướng Phúc dường như không
được mấy người tán thành, chí ít trong vụ cá chết. Formosa nó tái phạm biết bao
lần, có thấy đóng cửa đâu? Bác Thăng chỉ được cái lăng xăng, la lớn, đánh bóng
tào lao. Nếu bác rành lịch sử tiến thân kiểu “công công” của bác Thăng, bác đã
chẳng lạc quan vậy. Về lời nói và hứa hẹn, ông Phúc và ông Thăng cộng lại, chưa
bằng ông X.
6. Bác: “tin sớm muộn đất nước mình sẽ có dân chủ và tự do thực sự. Tạm
thời chưa có được cái đích tốt đẹp ấy thì tạm hài lòng với những gì đã có, và
chung sức cùng đồng bào đấu tranh (một cách xây dựng) để đạt được điều ấy. Tóm
lại, về đại cục mà nói, tôi thấy tình hình không phải xấu đi mà đang tốt lên,
trừ vụ nợ công và thâm hụt ngân sách mà tôi không rõ lắm”.
Vâng, tôi cũng tin dân chủ tự do thực sự sẽ có với
nước ta. Có điều, nó sẽ có ngay trong một thời gian rất nhanh, nếu chóp bu CS,
vì quyền lợi nhân dân và đất nước, từ bỏ quyền lợi vị kỷ của họ. Hiện nay, họ
đang giở mọi thủ đoạn xấu xa, tội lỗi để làm chậm quá trình ấy ngày nào hay
ngày ấy, cốt vơ vét thêm nữa cho bản thân và dòng tộc, phe cánh.
Hài lòng với những gì đã và đang có không phải suy
nghĩ chung của đa số dân nghèo lam lũ thấp cổ bé họng và trí thức chân chính.
Đảng đang cố duy trì quyền lực độc tôn cai trị. Tôi
chẳng thấy gì sáng sủa sau Đại hội 12, vì một số nhân vật kỹ trị, có học, còn
chút lương tâm thì bị gạt ra rìa, hoặc bố trí ở vị trí hữu danh vô thực. Trong
khi đó, các vị trí chủ chốt lại tràn ngập giới bảo thủ, hắc ám, quân phiệt. Một
vài doanh nghiệp sân sau của ê kíp cũ bị sờ gáy, nhưng dường như những con cá mập
mafia bự nhất vẫn nhở nhơ. Dư luận cho rằng, chúng sẽ nhanh chóng thích nghi với
ê kíp mới.
Thưa bác Thái Bá Tân, tôi suy nghĩ như vậy, có quá
bi quan?
_______
Đây là status của bác Thái Bá Tân:
ĐÔI
LỜI
Bực mình một bác vừa rồi bảo tôi nâng bi bác Trọng
và chế độ. Nói rõ thế này nhé.
Cuộc sống đa dạng, con người cũng đa dạng, không ai,
không cái gì xấu cả hoặc tốt cả. Cách đánh giá cũng da dạng như vậy. Bất chấp
nguy hiểm cho bản thân, tôi lên tiếng phản biện, có khi nặng lời. Nhưng cái gì
tôi tin là đúng thì tôi khen. Chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đó là quan điểm
và quyền của tôi. Không đồng ý thì thôi, sao phải thóa mạ? Nhiều bác lề trái
đôi khi nói thái quá, tôi đọc đấy, biết đấy và im lặng. Đó là thái độ tôn trọng
người khác.
Nhân tiện:
Nhân tiện:
1. Tôi tin bác Trọng là người liêm khiết. Làm quan
thời bây giờ như thế là tốt lắm rồi. Còn có cái này cái nọ thì lại chuyện khác.
2. Tôi tin lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu.
3. Bất chấp tham nhũng và sự bất tài của một số lãnh
đạo, tôi tin đất nước ta sẽ phát triển về kinh tế, và dần dần sẽ đổi mới hơn nữa
và tiến bộ hơn về chính trị. Hình ảnh “chìm tàu” tôi nhắc đến chỉ là một kiểu
phúng dụ, nói quá, của văn chương. Mà ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy.
4. Tôi tin con người Việt Nam ta về cơ bản vẫn tốt
chứ không hoàn toàn u ám như nhiều bác mô tả.
5. Tôi không thích cộng sản, nhưng vẫn ghi nhận, thậm
chí biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới. Chúng ta từ một
nước cực nghèo mà được thế này là quá tốt rồi. Tất nhiên vẫn muốn tốt hơn nữa.
Tôi thấy bộ máy chính phủ vận hành được. Bác thủ tướng chỉ đạo quyết liệt. Bác
Thăng năng nổ và dám nói, dám làm.
6. Tôi tin sớm muộn đất nước mình sẽ có dân chủ và tự
do thực sự. Tạm thời chưa có được cái đích tốt đẹp ấy thì tạm hài lòng với những
gì đã có, và chung sức cùng đồng bào đấu tranh (một cách xây dựng) để đạt được
điều ấy. Tóm lại, về đại cục mà nói, tôi thấy tình hình không phải xấu đi mà
đang tốt lên, trừ vụ nợ công và thâm hụt ngân sách mà tôi không rõ lắm.
Tôi nghĩ như thế đấy. Và chính niềm tin này đã tiếp
sức cho tôi trong việc phản biện và thơ phú giúp lớp trẻ sống có ích, có ý
nghĩa cho mình và cho đất nước.
Tôi yêu Việt Nam. Tôi cũng yêu cả các bác. Không
yêu, đã chẳng thèm nói, chẳng thèm dạy học và chẳng thèm viết.
Hơi thật thà quá. Xin lỗi.
No comments:
Post a Comment