Mai Vân – RFI
Đăng ngày 18-08-2016
Ngày
10/08/2016, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Việt Nam đã kín đáo đưa giàn phóng
tên lửa cơ động ra một số căn cứ tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đang bị
Trung Quốc tranh chấp. Loại vũ khí mới này có khả năng tấn công các cơ sở quân
sự của Trung Quốc đặt trên các đảo nhân tạo trong khu vực. Thông tin này đã được
giới phân tích ngoại quốc bình luận rộng rãi.
Trong bài « Giàn phóng tên lửa : Động thái bạo
dạn của Việt Nam trên Biển Đông », đăng trên báo mạng Hồng Kông Asia
Times và được tạp chí Mỹ The National Interest ngày 16/08 đăng lại, nhà nghiên
cứu Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại trung tâm nghiên
cứu Mỹ The Center for the National Interest, đã cho rằng đây là một phản ứng dễ
hiểu của Việt Nam trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
Mở đầu bài phân tích, chuyên gia Kazianis, cho rằng
hành động của Việt Nam là một điều tất yếu :
« Đây là điều không thể tránh khỏi : Các quốc gia trong vùng Biển Đông có tranh chấp với Trung Quốc đang bắt đầu phản công – và lần này không phải bằng chiến tranh pháp lý (lawfare), hay kiểu chiến tranh bêu xấu (shamefare) mà tôi rất thích – mà bằng cách tăng cường năng lực quân sự của mình ».
« Đây là điều không thể tránh khỏi : Các quốc gia trong vùng Biển Đông có tranh chấp với Trung Quốc đang bắt đầu phản công – và lần này không phải bằng chiến tranh pháp lý (lawfare), hay kiểu chiến tranh bêu xấu (shamefare) mà tôi rất thích – mà bằng cách tăng cường năng lực quân sự của mình ».
Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển
các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại
Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát
hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có
thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ».
Đối với Kazianis, bản thân loại vũ khí mà Việt Nam
đã chọn để bố trí trên các đảo, cũng rất đáng chú ý. Đó không phải là loại giàn
phóng tên lửa thứ cấp của vài chục năm trước đây, mà là hệ thống pháo phản lực
EXTRA do Israel chế tạo — một hệ thống rất hiệu quả để tiêu diệt các toán lính
đổ bộ lên bờ biển.
Phản
ứng trước hành vi gây hấn của Trung Quốc
Đối với chuyên gia Mỹ, phải tự hỏi là tại sao Hà Nội
lại không làm những việc này sớm hơn, khi đã biết rõ hơn thiệt, và đã lường trước
được các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông?
Quả thực là về Biển Đông luôn luôn có rất nhiều những
lời đổ lỗi cho nhau, và không một bên tranh chấp nào vô tội trong việc gây nên
những phiền phức không cần thiết, thế nhưng, trong những năm gần đây, Trung Quốc
đã lộ rõ nguyên hình là kẻ xâm lấn.
Việc Bắc Kinh vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn và đòi
chủ quyền lịch sử trên tất cả những gì bên trong đường chín đoạn đó — bao gồm hầu
như toàn bộ Biển Đông — đồng thời tìm cách áp đặt yêu sách của mình, đã đẩy
tình hình căng thẳng lên những mức cao mới.
Qua việc sách nhiễu tàu đánh cá của các nước có
tranh chấp với họ, sử dụng « lực lượng dân quân biển » để đảm bảo sự thống trị
trên biển khơi, đặt giàn khoan dầu nhiều lần trong nhiều năm ở các vùng biển
tranh chấp gần Việt Nam, bồi đắp các hòn đảo nhân tạo mới và đồ sộ, vốn rõ ràng
là đã được quân sự hóa, Trung Quốc đã trở thành nước duy nhất tìm cách đảo ngược
nguyên trạng.
Thậm chí thất bại nặng nề ở Tòa Án Trọng Tài La Haye
cũng không làm Trung Quốc giảm bớt các hành động nhằm mục đích khống chế toàn
khu vực – mà danh sách vừa có thêm điều được chuyên gia Kazianis gọi là «
oanh tạc cơ tự sướng – bomber selfies » (chụp ảnh oanh tạc cơ chiến lược
H-6 với nền là bãi Scarborough ở phía sau).
Hà Nội
có phương tiện đáp trả
Trong tất cả các nước vùng Biển Đông, rõ ràng Việt
Nam là nước có nhiều khả năng hơn cả để chống lại xu hướng bắt nạt của Trung Quốc,
trong đó có những phương cách ngoại giao đặc thù.
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã mua của Matxcơva
một số tàu ngầm quy ước thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới, cũng như những
chiến đấu cơ hiện đại. Cho dù về quân số và vũ khí, Trung Quốc vẫn hơn xa Việt
Nam, nhưng các loại vũ khí mà Việt Nam đã mua ít ra là sẽ có thể cầm chân Trung
Quốc trong trường hợp xẩy ra đụng độ quân sự. Một số người còn cho rằng thậm
chí Hà Nội còn có thể áp dụng một chiến lược chống truy cập/chống tiếp cận khu
vực (A2/AD) thô sơ, lấy thẳng từ binh thư của quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài các đòn bẩy quân sự và kinh tế, cả
hai nước — ít ra là trên giấy tờ — đều là những quốc gia Cộng Sản, và cho đến
nay vẫn tiến hành những cuộc hội đàm "giữa đảng và đảng". Cả Hà Nội lẫn
Bắc Kinh đều có khả năng thảo luận các vấn đề Biển Đông một cách kín đáo, ngoài
tầm theo dõi của các phương tiện truyền thông. Hình thức đối thoại này cho phép
lãnh đạo cao cấp của hai nước trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn hơn.
Việt Nam có thể tận dụng các kênh liên lạc như vậy, làm
việc với Trung Quốc để tìm kiếm thỏa hiệp khả dĩ - hoặc ít ra là bày tỏ thái độ
không hài lòng mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.
Trung
Quốc sẽ có phản ứng dữ dội?
Trong khi động thái của Việt Nam chỉ là một phản ứng
trước việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo mới của họ trên Biển Đông với quy mô
to lớn hơn rất nhiều, Bắc Kinh được cho là rất có thể sẽ viện cớ hành động của
Việt Nam để phản ứng - và thậm chí có thể đẩy mạnh việc quân sự hóa khu vực một
cách đáng kể so với các đối thủ.
Thật vậy, trong những ngày gần đây, người ta được biết
là trên đảo mới của họ tại Biển Đông, Trung Quốc đã có nhà chứa máy bay cỡ lớn,
được gia cố, có tính chất quân sự, có khả năng chứa bất kỳ loại máy bay nào
trong kho vũ khí của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể quyết định đồn trú thường trực
các loại phi cơ nguy hiểm nhất của họ một cách thường trực ở đó. Và đừng quên
là Trung Quốc vẫn nói rằng việc họ quyết định tuyên bố một vùng nhận dạng phòng
không (ADIZ) trên Biển Đông hay không sẽ dựa trên những gì họ gọi là toàn cảnh an
ninh trong khu vực.
Liệu động thái của Việt Nam có thúc đẩy Trung Quốc
làm chuyện đó hay không? Câu trả lời sẽ được biết khá sớm, nhưng không trước giữa
tháng 9 tới đây.
No comments:
Post a Comment