Keith Johnson - Foreign Affairs
DCVOnline
Posted
on August 8, 2016 by editor — 1
Comment
Giới quan sát đang áy náy theo dõi Bắc Kinh sẽ
ứng xử ra sao sau phán quyết của Toà Trọng tài thường trực Quốc tế phủ nhận
tuyên bố chủ quyền của CHNDTH trên gần hết vùng Biển Đông.
Tuần
này họ đã có câu trả lời: Không tốt chút nào. Và dường như tất cả vấn đề của Bắc
Kinh là lỗi của Mỹ.
Giải phóng quân hét trong một cuộc diễn tập
vào ngày mở của căn cứ hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
(PLA) tại đảo Stonecutters ở Hong Kong vào ngày 01 Tháng 7 năm 2016, để đánh dấu
kỷ niệm lần thứ 19 của bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc. Nguồn hình: Anthony
Wallace/Afp/Getty
Trong
những ngày vừa qua, cả ba hạm đội hải quân Trung Quốc đã ra biển để tập trận
chuẩn bị cho một cuộc xung đột “bất ngờ, độc ác, và ngắn”. Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc Thường Vạn Toàn kêu gọi mở một cuộc “chiến tranh nhân dân
trên biển” để đánh đuổi bất bất kỳ mối đe dọa đến “chủ quyền” của
Trung Quốc trên các rạn san hô và đá ngầm xa xôi.
Có lẽ
đáng ngại hơn là việc Trung Quốc đột ngột thay đổi luật pháp để bắt và giam giữ
bất cứ ai đánh cá trong vùng biển mà Bắc Kinh coi là của riêng họ, mặc dù nhiều
trong số những vùng biển đó chính là nơi đang có tranh chấp với những nước láng
giềng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đây, các tàu bảo vệ bờ biển của Trung
Quốc sẽ chỉ xua đuổi ngư dân nước ngoài, và có thể tịch thu tàu thuyền của họ.
Theo tin của giới truyền thông Trung Quốc, hiện nay các hình phạt đã cứng rắn
hơn nhằm cung cấp một chứng minh hợp pháp cho việc lực lượng tuần duyên Trung
Quốc đang hung hăng hơn xung quanh các đảo nhỏ và bãi cát ngầm trong vòng tranh
chấp.
Đó là một
mối quan tâm thực vì đánh cá là một trong những điểm nóng trong vùng biển đang
sôi sục. Ngư dân Trung Quốc, được trợ cấp của Bắc Kinh và các tàu bảo vệ bờ biển
hộ tống, tiến xa hơn nữa và tiếp tục tiếp tục làm hàng xóm điên tiết. Những người
hàng xóm đó đã trả miếng: Indonesia đã phá tan hàng trăm tàu đánh
cá bất hợp pháp, không chỉ là thuyền của Trung Quốc. Bây giờ
Malaysia cũng quyết định ra tay hành động.
Và muốn
tất cả đề nghe được thông điệp của mình, Bắc Kinh cũng đang leo thang đấu võ miệng
với Nhật Bản – mà cuốn sách trắng mới đây ghi nhận “quan tâm” đến vùng biển
phía Nam Trung Hoa – và đã đưa thêm tàu vào vùng
biển đang có tranh chấp ở phía Đông Trung Hoa. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nguyền
rủa Nhật Bản đang “gieo rắc bất hòa” giữa Trung Quốc và các nước
khác ở châu Á.
Và cũng
trong tuần rồi, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc phản đối Úc đã ủng
hộ phán quyết 12 tháng 7 của Toà Trọng tài Quốc tế ở Hague. Gọi Miệt Dưới là một “nhà
tù ngoài khơi” của Vương quốc Anh và là một “con mèo giấy”,
tờ Hoàn Cầu Thời báo gọi Úc là “mục tiêu lý tưởng” của cuộc tấn
công nếu Canberra xen vào các vụ tranh chấp trên biển Đông. Sau đó, sách Ttrắng
lại tiếp tục gia tăng đe dọa thêm nữa.
Như
Peter Dutton, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Đại học Hải quân
Hoa Kỳ đã tweet: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “đã phải chọn giữa leo thang
và hoà giải. Tập đã chọn leo thang.”
Tất
nhiên tất cả những xáo động đang diễn ra không chỉ là kết quả của phán quyết
12/7 của Toà Hague. Ngay cả trước khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc bắt
đầu cứng rắn hơn trong việc tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền, đặc biệt là ở
vùng biển Nam Trung Hoa, nơi tuyên bố của Bắc Kinh xung đột với cả nửa tá nước
láng giềng. Đối với lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Hoa, đảo ngược những gì họ gọi
là “thế kỷ của sự sỉ nhục” đặc biệt là ở trên biển, đã trở
thành một điệp khúc liên tục và một bài tuyên truyền kích động chủ nghĩa dân tộc
trong lòng quần chúng ở Trung Hoa, đặc biệt đối với những người có hoạt động trực
tuyến.
Như
Dutton ghi nhận có một tín hiệu cho thấy sự tích cực trong công tác tuyên truyền
chống Mỹ từ sau khi có phán quyết 12 tháng 7, một thiệt hại công khai, vang dội
và lớn lao đối với Bắc Kinh. Một video mới đây, mô tả một tầm nhìn độc trị với
các cuộc đụng độ trên biển, phúc kích đoàn quân gìn giữ hòa bình, những nhóm ly
khai nổi dậy, và khủng bố ở các tỉnh miền viễn tây. Nó kết luận,
“Đằng
sau tất cả những hình ảnh đó người ta luôn có thể thoáng thấy bóng màu cờ của Mỹ.”
© 2016
DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: China’s Gone Ballistic Since the Hague
Ruling BY KEITH JOHNSON, Foreign Affairs, AUGUST 5, 2016
No comments:
Post a Comment