Monday, August 29, 2016

TRỌNG LÚ CÓ LÚ HAY KHÔNG ? (Người Buôn Gió)




Thứ Hai, ngày 29 tháng 8 năm 2016

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay được dân gian thường gọi là Trọng Lú. Đây là một cái tên xuất hiện từ hồi Nguyễn Phú Trọng làm bí thư thành uỷ Hà Nội, ngày ấy dân gian lưu truyền câu ca dao về bộ tứ lãnh đạo của Hà Nội.

Giàu như Phú
Lú như Trọng
Lật lọng như Nghiên
Tiêu tiền như Triệu.


Khi Trọng làm tổng bí thư đảng CSVN nhiệm kỳ 2011-2016, đàn em của Trọng đã biến báo câu ca dao trên thành sự khen ngợi Nguyễn Phú Trọng qua một bài báo đăng trên tờ Đại Biểu Nhân Dân, tức tờ báo của quốc hội. Sự khen ngợi nhất mạnh ỡ chỗ trong những cái tính xấu kia, thì tính Lú hàm ý sự khen ngợi trong sạch.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/07/130731_hieu_sao_ve_ten_tbt

Câu ca dao đã ăn sâu vào trong nhân dân, đến mức không thể xoá bỏ được nó, mà chỉ còn cách tận dụng nó theo hướng có lợi. Từ đó về sau trên báo chí lề  trái cũng có những cây bút triển khai theo hướng này khen ngợi Trọng Lú là người trong sạch, liêm khiết. Những cây bút lề trái ca ngợi Trọng, đều ít nhiều có tên tuổi như Lê Diễn Đức, Trương Huy San, Cù Huy Hà Vũ và mới đây là nhà thơ, dịch giả Thái Bá Tân. Nhìn vào bộ tứ này, ta có thể thấy gần tương đối đủ các thành phần của lề trái. Chẳng hạn như Lê Diễn Đức khoác nhãn chống Cộng hải ngoại, Trương Huy San đại diện cho trí thức cấp tiến, Cù Huy Hà Vũ đại diện cho bất đồng quan điểm trong hàng ngũ nội bộ và Thái Bá Tân đại diện cho văn nghệ sĩ bất mãn. Một sự tình cờ hay sắp xếp chưa khẳng định, nhưng nó đủ sức để khiến dư luận nghiêng ngả về phía thành kiến Trọng là người liêm khiết.

 Nhìn những luồng dư luận ấy với một cách cân nhắc thận trọng, có thể nhận ra một kịch bản cực kỳ xuất sắc để biến cái xấu thành điểm tốt. Từ một kẻ mang danh là lú lẫn , ngáo ngơ trở thành một người liêm khiết, trong sạch. Nghệ thuật dẫn dắt dư luận vốn đã có thành kiến xấu như thế , phải là một nghệ thuật đỉnh cao hoặc một phương pháp cực kỳ tinh vi trong ngành nghề dẫn dắt dư luận.

Kịch bản này chính là kịch bản đã gây cảm xúc với nhiều người. Rất nhiều người  biến đến câu chuyện từ con vịt xấu xí biến thành thiên nga đã gây ra bao nhiêu cảm xúc của thiện hạ. Tạo ra một luồng dư luận đầy khâm phục và thiện cảm với nhân vật trong chuyện. Kịch bản tạo ra cho Trọng ở đây cũng nhằm ý đồ tạo ra luồng dư luận như thế, nhưng ở một đẳng cấp tinh vi đầy khoa học tâm lý chứ không phải đơn giản như câu chuyện dân gian.

 Luồng dư luận ấy đã khiến nhiều người hoài nghi, liệu Trọng Lú có lú hay không.?

Nhất là khi Nguyễn Phú Trọng đã thành công loại bỏ tất cả các đối thủ trong đại hội 12, chỉ còn duy nhất Trọng với tuổi ngoài 70 còn lại trong BCT và giữ chức vụ cao nhất. Khoảng cách tuổi tác xa cách với những uỷ viên BCT còn lại lẽ ra là điểm hạn chế, nhưng một lần nữa lại được biến đổi thành điểm ưu thế của Trọng trong lớp lãnh đạo khoá mới. Trọng lú thành cây cao bóng cả, một đàn anh, một lãnh tụ.

 Nhìn những âm mưu diễn ra tinh vi và xảo quyệt đánh lừa được dư luận dân gian và cả luồng tư duy trẻ hoá lãnh đạo như thế, khó ai còn dám nghĩ rằng Nguyễn Phú Trọng là lú lẫn,  ngu muội.

 Nhưng có một điều, những gì lưu tryền trong dân gian ít khi sai. Kinh nghiệm và cảm nhận của người dân từ ngàn xưa thường đúc kết trong những câu ca dao, ngay vào lúc thời kỳ khoa học chưa tiến bộ để chứng minh những đúc kết đó, các câu ca dao vẫn được tồn tại từ đời này sang đời khác.

 Không phải ngẫu nhiên gì mà dân gian gọi Nguyễn Phú Trọng là Trọng lú như vậy.

Nhìn lại con đường tiến thân của Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp của Trọng bắt đầu khởi sắc sau mối quan hệ Việt Trung được hàn gắn tại hội nghị Thành Đô. Sau sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu, lãnh đạo cộng sản VN khi ấy đang vào lúc hoang mang. Đã có những luồng ý kiến cần thay đổi dân chủ từ những uỷ viên cấp cao như Trần Xuấn Bách, Trần Độ. Các thành phần bảo thủ như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đã nhanh chóng tìm được nơi bấu víu ngay cạnh mình, đó là những kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam dưới cái tên ngày nay được gọi là Trung Cộng. Đây là sự lựa chọn chính xác không những đúng với thời điểm đó mà còn đúng cả với sau này của CSVN.  Vì chỉ có những kẻ thù truyền kiếp với dân tộc Việt Nam mới mong cho Việt Nam được cai trị dưới chế độ cộng sản.

Bởi đó là một chế độ kìm hãm sự phát triển của bất cứ dân tộc nào khi nó có được sự cai trị.

Nguyễn Phú Trọng ở thời điểm đó đã tỏ ra là một con người đắc lực trong việc hô hào, kêu gọi duy trì CNCS ở Việt Nam. Trong liên tục ra những bài viết khẳng định chủ nghĩa CS là tối tư, chỉ trích những luận điểm nhìn lại về chủ nghĩa này. Rất nhanh chóng Trọng được cân nhắc lên chức tổng biên tập Tạp chí cộng sản và được vào trung ương ĐCSVN, làm hạt giống để giữ vững CNCS tồn tại ở Việt Nam. Đi lên bằng những bài viết giáo điều về chủ nghĩa CSVN vào thời điểm đó, Trọng rất được lòng những kẻ như Linh và Mười. Những kẻ đang rất cần dư luận trong Đảng ủng hộ đường lối làm tay sai cho Trung Cộng, nhờ thế Trọng được bọn Linh, Mười đưa vào danh sách những hạt giống đỏ kế tục sự nghiệp CNXH ở Việt Nam cho đàn anh Trung Cộng.

 Nguyễn Phú Trọng vốn dĩ là một tên sinh viên khoa văn trường đại học tổng hợp vào năm 1963, năm mà quan hệ Việt Trung thân thiết đến nỗi  khi bàn bạc quan hệ với Việt Nam, thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ thằng thắng  đại ý Trung Quốc là nước lớn, bị Nga, Nhật bao vây không có đường ra, mong các bạn Việt Nam sẽ là con đường để Trung Quốc thông qua đó tiến ra Đông Nam Á.

 Ảnh hưởng học tập về CNXH và Trung Cộng đã tác động tới Trọng ngay từ khi mới vào đời, và thời thế sau biến cố Đông Âu dẫn đến hội nghị Thành Đô đã khiến sở học mà thiên hạ gọi là lú của Trọng phát huy tác dụng thành Nguyễn Phú Trọng như ngày nay. Dễ thấy quá trình xuyên suốt trong tư tưởng của Trọng bây giờ mang đậm tính chất ấy, qua việc hô hào giữ CNXH và  bắt tay để Trung Cộng ngày một phô trương thanh thế ở Đông Nam Á.

 Nhưng Nguyễn Phú Trọng chỉ là một tên ngu muội, lú lẫn như thiên hạ nói. Những diễn giải dẫn ra trên để cho thấy Trọng chỉ là tên mọt sách gặp thời được Trung Cộng nâng đỡ và trợ giúp làm TBT đảng CSVN. Thường những người tài, khi ăn nói trực tiếp ở đám đông, các phát ngôn của họ thường rất ấn tượng và thuyết phục.  Thế nhưng chúng ta để ý khi Trọng nói năng hoặc làm gì ngay tại một thời điểm cần không có sự chuẩn bị, Trọng thường nói những lời rất mờ nhạt, sáo rỗng và lú lẫn.  Trái lại khi có sự chuẩn bị, lời lẽ của Trọng rất đanh thép, rất mạnh mẽ và đầy uy lực.

Sự trái ngược này là do những gì Trọng nói , Trọng làm có được sự chuẩn bị là cố vấn của Trung Quốc sẽ rất ấn tượng, điển hình là các vụ chấn chỉnh đảng, vụ trung ương 4 khoá 11, vụ ra nghị quyết 244 để mình Trọng độc tôn và các vụ bắt sâu ầm ĩ như mới đây. Tất cả những gì khiến chúng ta nghĩ lầm Trọng là người sắc sảo, thâm trầm đều là những việc mà Trung Cộng bày mưu cho Trọng làm. Thế nên nhiều khi chúng ta ngỡ ngàng băn khoăn khi Trọng nói những câu ngu ngơ ở đâu đó, chúng ta thắc mắc tại sao con người đầy uy lực và kiến thức sắc sảo có thể độc tôn thâu tóm quyền lực như Trọng mà lại phát biểu hồ đồ, lú lẫn như vậy.

Gạt bỏ những gì Trọng lú được Trung Cộng chỉ bảo làm, con người Trọng lú hoàn toàn ngu mội như dân gian đã gọi. Như đã nói, dân gian đã đúc kết thành ca dao, thành ngữ khó có thể mà sai.

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 17:03 





No comments:

Post a Comment