Chủ Nhật, ngày 21 tháng 8 năm 2016
Ngày 18 tháng 8 năm 2016 tại văn phòng tỉnh uỷ tỉnh
Yên Bái, chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng ngắn k59 của Nga bắn
chết bí thư tỉnh uỷ Phạm Duy Cường và chủ tỉnh hội đồng nhân dân kiêm trưởng
ban tổ chức tỉnh uỷ Ngô Ngọc Tuấn.
Lúc ban đầu tin cho biết hai người bị bắn tại
hội trường, nhưng sau đó tin cải chính hai ông Cường và Tuấn bị bắn chết tại
phòng làm việc. Sự việc được cho là diễn ra lúc 7 giờ 45 phút trước cuộc họp của
hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái họp bàn về điều động nhân sự.
Trong vụ họp báo buổi chiều cùng ngày, ông thiếu tướng
, giám đốc công an tỉnh Yên Bái ông Đặng Trần Chiêu tuyên bố vì hung thủ
đã chết, nên không khởi tố vụ án.
Nhưng chỉ một lúc sau, nhận chỉ thị từ Bộ Chính Trị,
ông Đặng Trần Chiêu lại tuyên bố sẽ khởi tố vụ án, lý do ông đưa ra đây là vụ
việc phức tạp, còn có nhiều liên quan.
Hầu hết các báo lúc đầu đều đưa tin hai ông Cường và
Tuấn bị bắn trọng thương, bệnh viện nỗ lực cứu chữa. Một tấm hình cho biết ngay
khi nghe tin xảy ra vụ việc, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên Yên Bái để thăm
bệnh tình hai nạn nhân.
Ông Vàng A Sảng giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái cho báo Vnexpress biết hai ông Cường và Tuấn mỗi ông bị bắn ba phát vào ngực và bụng, tử vong trước khi nhập viện.
Vậy khi thủ tướng Phúc đến thăm hai ông Cường
và Tuấn, là thăm xác chết.? Bài trên báo Thể Thao Văn Hoá còn nói rõ ông
Phúc đến bệnh viên thăm và chỉ đạo các bác sĩ nỗ lực cứu chữa hết mình.
Các báo đều thống nhất đưa tin ông Minh bắn 8
phát súng chia đều cho hai ông Cường , Tuấn mỗi ông 4 viên. Vậy như lời ông Sảng
nói, còn 2 viên đạn đã bắn đi đâu.?
Thông tin đáng chú ý nhất là đông cơ của việc giết
hai quan chức đầu tỉnh này của Đỗ Cường Minh lại được VTV tức truyền hình nhà
nước VN nói rằng ông Minh bị thần kinh. Nhưng tại sao một người thần kinh lại lặng
lẽ đi vào từng phòng những người cấp trên trực tiếp, có quyền quyết định về chức
vụ của mình để lặng lẽ bắn hạ từng người một. Trước phiên họp sẽ công bố
quyết định thuyên chuyển nhân sự và cắt giảm nhân sự.
Tại sao ông Minh không bắn ai khác mà lại chỉ bắn
đúng hai người sắp thông báo quyết định nhân sự có liên quan đến ông ta như vậy.?
Một chi tiết nữa được các báo đưa lên rồi hạ xuống,
đó là việc ông Minh bị một phát đạn bắn đằng sau gáy xuyên ra đằng trước, bài
báo Tiền Phong chỉ mô tả đường đi viên đạn . Chi tiết này sau đó được diễn giải
bằng việc ông Minh tự sát bắn vào đầu mình. Từ đằng sau gáy, một tư thế bắn
tự sát thật khó tin.
Ông Đỗ Cường Minh ngay hồi đầu năm 2016 có trả lời
phỏng vấn truyền hình Yên Bái về tình trạng bảo vệ rừng, ông nói lưu loát,
không cần nhìn bất kỳ giấy tờ, văn bản nào. Bố vợ ông Minh từng là bí thư tỉnh
Yên Bái, vợ ông cũng là một quan chức cấp cao trong tỉnh. Bà phó bí thư tỉnh
Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà thông tin cho dư luận biết rằng ông Minh là người hiền
lành, hoà đồng, luôn hoàn thành tố nhiệm vụ, được tín nhiệm giới thiệu tiếp tục
giữ chức vụ hiện nay.
Nhưng nếu ông Minh không bất đồng về việc chuyển
nhân sự, thì tại sao ông phải bắn hai người có quyền thuyên chyển trước buổi họp
ra quyết định như vậy.?
Rõ ràng mâu thuẫn của ông Minh với ông Cường
Bí Thư và ông Tuấn tổ chức là tại việc thuyên chuyển, cắt giảm nhân sự theo nghị
quyết 39 của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân chính của sự việc nằm ở
đây. Nghị quyết 39 dưới chiêu bài tinh giảm biên chế, nhưng thực ra là sát nhập
một số cơ quan vào với nhau, qua đó để tăng cường sự quản lý của Đảng. Nói nôm
na, đây là chiêu trò để tăng quyền lực vào tay Đảng , tức các bí thư và cao nhất
là tổng bí thư. Một thủ đoạn khéo léo để thâu tóm quyền lực êm ái của Nguyễn
Phú Trọng. Khi thực thị nghị quyết này, những nhân sự nào kháng cự lại sự tập
quyền của đảng sẽ bị thanh trừng dưới mỹ từ là tinh giảm biên chế.
Vụ thảm sát cán bộ cấp cao Yên Bái đã giáng một
đòn rất nặng vào toan tính duy trì chế độ Đảng uỷ tập quyền mà cụ thể là
quyền lực vào tay bí thư của Nguyễn Phú Trọng. Là người có bằng giáo sư xây dựng
Đảng và đang tiến hành công cuộc xây dựng Đảng. Nguyễn Phú Trọng hẳn nhiên phải
là người chiụ trách nhiệm nhiều nhất trong vụ việc này. Bởi tính giáo điều,
không nhìn nhận thực tế là cán bộ đảng viên các cấp coi nhau như kẻ thù, như
chính bản thân ông ta coi đối thủ chính trị từng là đồng chí của mình như kẻ
thù. Nhìn lại những cái chết của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh trước kia
và của Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ngày hôm nay đều có nguyên nhân là từ
những quyết định xây dựng Đảng CSVN của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà ra.
Đằng sau sát thủ Đỗ Cường Minh, còn một sát thủ
nữa là Nguyễn Phú Trọng. Một khi mâu thuẫn về nhân sự căng thẳng đến mức các
quan chức đầu tỉnh hạ sát nhau như vậy, ai cũng có thể thấy rằng chính trường
Việt Nam trong tương lai tới đây sẽ còn nhiều điều khó lường hơn nữa.
Được đăng bởi Thanhhieu
Hieubui vào lúc 07:50
No comments:
Post a Comment