Nguyễn Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com - 28/08/2016)
Hôm thứ Bảy 20 tháng Tám, Cao Ly Thông Tấn Xã (CLTTX)
-cơ quan tin tức của chính phủ cộng sản Bắc Hàn- xác nhận tin ông Thae Yong Ho,
phó đại sứ Bắc Hàn tại Anh Quốc, đã cùng toàn thể gia đình xin tị nạn tại Nam
Hàn; bản tin CLTTX gọi ông là một tên tội đồ, một loại cặn bã xã hội, phản bội
đất nước.
Ông Thae Yong Ho, sống và làm việc tại khu ngoại ô
Ealing phía tây London
Kiến trúc này cũng còn là tòa đại sứ Bắc Hàn tại Anh
quốc.
Bản tin CLTTX còn chỉ trích chính phủ Anh từ chối
không giao gia đình ông Thae cho Bắc Hàn theo lời yêu cầu của chính phủ Bắc
Hàn, mà lại để họ tự do đi Nam Hàn tị nạn. Bản tin tránh không nhắc đến tên ông
Thae nhiều lần, mà chỉ gọi ông là “kẻ đào thoát đã từng làm việc tại tòa đại sứ
Bắc Hàn tại Anh quốc.” Bản tin nói lý do khiến ông trốn đi vì hai tháng trước
ông đã được lệnh trở về Bình Nhưỡng để trả lời về những tội thâm lạm công quỹ,
tiết lộ bí mật quốc gia và xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên.
Ông Joo-il Kim, một người Bắc Hàn khác, trốn thoát sang Anh tị nạn từ 11 năm trước nói ông Thae lịch sự và thân thiện hơn nhiều nhà ngoại giao khác của Bắc Hàn; theo ông Kim thì cuộc sống vật chất của ngoại giao đoàn Bắc Hàn tại London có vẻ túng thiếu; ông Thae thường đưa gia đình đến khu New Malden, vùng ngoại ô ở Tây-Nam London -vùng được gọi là “Little Triều Tiên,” để ăn uống, mua sắm, vì cũng như tiệm Việt Nam tại Mỹ, chợ Triều Tiên tại Luân Đôn bán giá hạ hơn tiệm địa phương của người Anh. Ông Kim còn kể chuyện các nhà ngoại giao Bắc Hàn thường đến khu Ealing mua đồ sale; có người còn mua búp bê cũ, giặt sạch rồi bán lại.
Một trong những trọng trách của nhân viên sứ quán Triều Tiên là do thám cuộc sống của khoảng 650 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Anh.
Loan tin ông Thae chọn tự do, bộ “Thống Nhất Đất Nước” (TNĐN) của chính phủ Nam Hàn -cơ quan đặc trách hòa giải Nam, Bắc Triều Tiên- cho biết ông Thae là nhân vật quan trọng bậc nhì trong số những viên chức Bắc Hàn tìm tự do. Nhân vật mang chức vụ quan trọng hơn ông, đã bỏ Bắc Hàn năm 1997 là đại sứ Hwang Jang-yop; 13 năm sau -năm 2010- ông này chết trong lúc đang tắm; nhiều người cho là ông bị Bắc Hàn giết.
Trong bản tin nói về việc ông Thae tìm tự do, bộ TNĐN nêu lên ba nguyên nhân; một là ông Thae khinh ghét lãnh tụ Kim Jong Un, hai là ông thèm khát cuộc sống dân chủ, và ba là muốn cho con cái có tương lai hơn.
Thae có hai đứa con trai, đứa lớn đã tốt nghiệp đại học Anh quốc, đứa nhỏ vừa được chính phủ Anh cấp học bổng.
Sau cuộc chiến tranh ba năm giữa Nam và Bắc Hàn -từ 1953 đến 1956, đã có trên 29,000 người trốn thoát cuộc sống cay cực dưới chế độ cộng sản Bắc Hàn. Chính phủ Bắc Hàn cáo buộc Nam Hàn dụ dỗ và bắt cóc thường dân của họ.
Cuộc đào thoát mới nhất vừa xảy ra vào tháng Tư năm nay; 13 nhân công làm việc trong một nhà hàng Bắc Hàn tại Trung Quốc đã đồng loạt trốn sang Nam Hàn; cũng tháng Tư 2015, một đại tá Bắc Hàn, làm việc tại sở Phản Gián, bỏ ngũ và xin tị nạn.
Nhận định về việc ông Thae chọn tự do, bộ TNĐN của Nam Hàn bác bỏ quan điểm cho đó là dấu hiệu suy kém của Bắc Hàn; Nam Hàn đánh giá ảnh hưởng của Kim Jong Un còn rất mạnh, và sức vùng lên của dân chúng chưa đủ thực lực để hất đổ chế độ cộng sản độc tài. Nhiều bình luận gia Nam Hàn nêu lên việc ông Thae không thích thái độ hung hãn quân sự của lãnh tụ Kim Jong Un.
Ngoài việc thóa mạ ông Thae, phản ứng của Bắc Hàn vẫn là những lời cáo buộc Nam Hàn dụ dỗ ông, trong lúc báo chí Anh cho là cơ quan tình báo MI6 có thể đã tổ chức cuộc đào tẩu cho ông Thae và gia đình tới Nam Hàn.
Tờ Guardian còn viết là cơ quan tình báo MI6 đã tìm hiểu tin tình báo từ ông Thae, trước khi để ông tự do tị nạn tại Nam Hàn.
Năm 1997 đại sứ Triều Tiên tại Ai Cập bỏ trốn là ông Jang Seung Gil; ông Gil định cư tại Hoa Kỳ cùng với em trai, một nhà ngoại giao Triều Tiên tại Paris.
Cho đến nay, việc ông Thae đào tẩu khi nào và bằng cách nào vẫn chưa được công bố. Jeong Joon Hee, người phát ngôn chính phủ Nam Hàn , thông báo hôm 18/8 là ông Thae đã tới Nam Hàn cùng vợ và gia đình sau khi cảm thấy mất tin tưởng vào chính quyền Kim Jong Un.
Ông Joo-il Kim, một người Bắc Hàn khác, trốn thoát sang Anh tị nạn từ 11 năm trước nói ông Thae lịch sự và thân thiện hơn nhiều nhà ngoại giao khác của Bắc Hàn; theo ông Kim thì cuộc sống vật chất của ngoại giao đoàn Bắc Hàn tại London có vẻ túng thiếu; ông Thae thường đưa gia đình đến khu New Malden, vùng ngoại ô ở Tây-Nam London -vùng được gọi là “Little Triều Tiên,” để ăn uống, mua sắm, vì cũng như tiệm Việt Nam tại Mỹ, chợ Triều Tiên tại Luân Đôn bán giá hạ hơn tiệm địa phương của người Anh. Ông Kim còn kể chuyện các nhà ngoại giao Bắc Hàn thường đến khu Ealing mua đồ sale; có người còn mua búp bê cũ, giặt sạch rồi bán lại.
Một trong những trọng trách của nhân viên sứ quán Triều Tiên là do thám cuộc sống của khoảng 650 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Anh.
Loan tin ông Thae chọn tự do, bộ “Thống Nhất Đất Nước” (TNĐN) của chính phủ Nam Hàn -cơ quan đặc trách hòa giải Nam, Bắc Triều Tiên- cho biết ông Thae là nhân vật quan trọng bậc nhì trong số những viên chức Bắc Hàn tìm tự do. Nhân vật mang chức vụ quan trọng hơn ông, đã bỏ Bắc Hàn năm 1997 là đại sứ Hwang Jang-yop; 13 năm sau -năm 2010- ông này chết trong lúc đang tắm; nhiều người cho là ông bị Bắc Hàn giết.
Trong bản tin nói về việc ông Thae tìm tự do, bộ TNĐN nêu lên ba nguyên nhân; một là ông Thae khinh ghét lãnh tụ Kim Jong Un, hai là ông thèm khát cuộc sống dân chủ, và ba là muốn cho con cái có tương lai hơn.
Thae có hai đứa con trai, đứa lớn đã tốt nghiệp đại học Anh quốc, đứa nhỏ vừa được chính phủ Anh cấp học bổng.
Sau cuộc chiến tranh ba năm giữa Nam và Bắc Hàn -từ 1953 đến 1956, đã có trên 29,000 người trốn thoát cuộc sống cay cực dưới chế độ cộng sản Bắc Hàn. Chính phủ Bắc Hàn cáo buộc Nam Hàn dụ dỗ và bắt cóc thường dân của họ.
Cuộc đào thoát mới nhất vừa xảy ra vào tháng Tư năm nay; 13 nhân công làm việc trong một nhà hàng Bắc Hàn tại Trung Quốc đã đồng loạt trốn sang Nam Hàn; cũng tháng Tư 2015, một đại tá Bắc Hàn, làm việc tại sở Phản Gián, bỏ ngũ và xin tị nạn.
Nhận định về việc ông Thae chọn tự do, bộ TNĐN của Nam Hàn bác bỏ quan điểm cho đó là dấu hiệu suy kém của Bắc Hàn; Nam Hàn đánh giá ảnh hưởng của Kim Jong Un còn rất mạnh, và sức vùng lên của dân chúng chưa đủ thực lực để hất đổ chế độ cộng sản độc tài. Nhiều bình luận gia Nam Hàn nêu lên việc ông Thae không thích thái độ hung hãn quân sự của lãnh tụ Kim Jong Un.
Ngoài việc thóa mạ ông Thae, phản ứng của Bắc Hàn vẫn là những lời cáo buộc Nam Hàn dụ dỗ ông, trong lúc báo chí Anh cho là cơ quan tình báo MI6 có thể đã tổ chức cuộc đào tẩu cho ông Thae và gia đình tới Nam Hàn.
Tờ Guardian còn viết là cơ quan tình báo MI6 đã tìm hiểu tin tình báo từ ông Thae, trước khi để ông tự do tị nạn tại Nam Hàn.
Năm 1997 đại sứ Triều Tiên tại Ai Cập bỏ trốn là ông Jang Seung Gil; ông Gil định cư tại Hoa Kỳ cùng với em trai, một nhà ngoại giao Triều Tiên tại Paris.
Cho đến nay, việc ông Thae đào tẩu khi nào và bằng cách nào vẫn chưa được công bố. Jeong Joon Hee, người phát ngôn chính phủ Nam Hàn , thông báo hôm 18/8 là ông Thae đã tới Nam Hàn cùng vợ và gia đình sau khi cảm thấy mất tin tưởng vào chính quyền Kim Jong Un.
Jeong Joon Hee
Ông Jeong không nói chi tiết có bao nhiêu thành viên
gia đình đi cùng ông Thae hay việc liệu ông còn người thân ở Triều Tiên đang phải
đối diện với nguy cơ bị trả đũa hay không. Cũng không có tin tức nói rõ cách thức
ông Thae từ London đến Nam Hàn như thế nào.
Báo Thanh Niên, xuất bản trong quốc nội viết, “Vụ đào tẩu của ông Thae là dấu hiệu cho thấy một bộ phận của giới tinh hoa miền Bắc đang mất tin tưởng vào chính sách của ông Kim Jong Un, cũng như cho thấy sự gắn kết trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên đang ngày càng lỏng lẻo.”
Phóng viên Steve Evans của BBC, viết, ông Thae có vẻ rất thích cuộc sống ở London. Ông thích chơi tennis tại một câu lạc bộ địa phương, thích ăn cà-ri ở nhà hàng Ấn Độ gần đó. Năm ngoái ông từng đưa anh trai của Kim Jong Un tới dự một buổi trình diễn của Eric Clapton.
BBC, Evans còn viết, “Ông Thae và gia đình đã bị Âu hóa; ông và gia đình thoải mái sống giữa Luân Đôn như mọi người Anh trung lưu.”
Tiến sĩ Victor Cha - giám đốc chương trình nghiên cứu Châu Á, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) của Mỹ - nhận xét: “Được làm việc tại sứ quán Triều Tiên tại Luân Đôn là đặc ân chỉ dành riêng cho một số quan chức cao cấp hàng đầu của Bộ Ngoại Giao. Vụ đào tẩu của ông Thae là một trong những cuộc bỏ ngũ của những người giỏi nhất và ưu tú nhất của Triều Tiên.”
Cha của ông Thae là tướng bốn sao Thae Pyong Ryol, người đã cùng chiến đấu với lãnh tụ Kim Nhật Thành trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Vợ ông Thae, bà Oh Hae Son, là con gái của một trong những lãnh đạo cao cấp của phong trào du kích chống Nhật - ông Oh Baek Ryong.
Đại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, không có nhu cầu bỏ hàng ngũ cộng sản, nhu cầu chính của ông ta là giúp chủ tịch Trương Tấn Sang và nhiều lãnh tụ Việt Cộng khác đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, và trách nhiệm chính của ông là tổng quản lý mọi dịch vụ, mọi kiến trúc ông đã mua hộ các đồng chí của ông.
Báo Thanh Niên, xuất bản trong quốc nội viết, “Vụ đào tẩu của ông Thae là dấu hiệu cho thấy một bộ phận của giới tinh hoa miền Bắc đang mất tin tưởng vào chính sách của ông Kim Jong Un, cũng như cho thấy sự gắn kết trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên đang ngày càng lỏng lẻo.”
Phóng viên Steve Evans của BBC, viết, ông Thae có vẻ rất thích cuộc sống ở London. Ông thích chơi tennis tại một câu lạc bộ địa phương, thích ăn cà-ri ở nhà hàng Ấn Độ gần đó. Năm ngoái ông từng đưa anh trai của Kim Jong Un tới dự một buổi trình diễn của Eric Clapton.
BBC, Evans còn viết, “Ông Thae và gia đình đã bị Âu hóa; ông và gia đình thoải mái sống giữa Luân Đôn như mọi người Anh trung lưu.”
Tiến sĩ Victor Cha - giám đốc chương trình nghiên cứu Châu Á, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) của Mỹ - nhận xét: “Được làm việc tại sứ quán Triều Tiên tại Luân Đôn là đặc ân chỉ dành riêng cho một số quan chức cao cấp hàng đầu của Bộ Ngoại Giao. Vụ đào tẩu của ông Thae là một trong những cuộc bỏ ngũ của những người giỏi nhất và ưu tú nhất của Triều Tiên.”
Cha của ông Thae là tướng bốn sao Thae Pyong Ryol, người đã cùng chiến đấu với lãnh tụ Kim Nhật Thành trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Vợ ông Thae, bà Oh Hae Son, là con gái của một trong những lãnh đạo cao cấp của phong trào du kích chống Nhật - ông Oh Baek Ryong.
Đại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, không có nhu cầu bỏ hàng ngũ cộng sản, nhu cầu chính của ông ta là giúp chủ tịch Trương Tấn Sang và nhiều lãnh tụ Việt Cộng khác đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, và trách nhiệm chính của ông là tổng quản lý mọi dịch vụ, mọi kiến trúc ông đã mua hộ các đồng chí của ông.
Phạm Quang Vinh
Ông cũng đã hoàn tất mọi thủ tục xin di dân, và ngày
nào không còn là đại sứ nữa, ông sẽ ở lại đây như một tỉ phú di dân, không cần
mang tiếng phản bội đất nước như ông Thae.
------------------
Các
tin khác
No comments:
Post a Comment