Đăng ngày 29-08-2016
.
Người Việt và Philippines biểu tình chống Trung Quốc
tại Manila ngày 06/08/2016
Trên
trang web change.org dành riêng cho những kiến nghị trên mạng, đã xuất hiện một bản kiến nghị đòi hỏi « Tôn trọng phán quyết của
Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12/07/2016 liên quan đến tranh chấp Biển Đông
». Kiến nghị viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt do CRAFV (Hội đồng đại
diện các hội Pháp-Việt) đề xướng.
Bản kiến nghị tố cáo những
hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông từ nhiều thập niên qua. Trước hết
là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Đến năm 1988, đến
lượt Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc Trường Sa, năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ Đá
Vành Khăn (Mischief Reef) và xây lên một căn cứ hải quân. Năm 2012 bãi cạn
Scarborough của Philippines lọt vào tay Bắc Kinh.
Đáng chú ý là năm 2012 Trung Quốc đã cắt đứt dây cáp
một tàu thăm dò của Việt Nam, năm 2014 cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du
981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những hành vi đánh đắm tàu đánh cá
Việt Nam, bắt cóc ngư dân…tiếp diễn trong nhiều năm. Và từ năm 2014 Bắc Kinh đã
cho xây dựng các hòn đảo nhân tạo cùng với cơ sở hạ tầng có thể phục vụ mục
đích quân sự tại quần đảo Trường Sa.
Kiến nghị nhắc lại phán quyết của Tòa án Trọng tài
Thường trực La Haye (PCA) ngày 12/07/2016 đã khẳng định « đường lưỡi bò » do
Trung Quốc tự vẽ để yêu sách chủ quyền trên 90% diện tích Biển Đông là không có
cơ sở pháp lý, bác bỏ lý lẽ « quyền lịch sử », đồng thời buộc Trung
Quốc phải chịu trách nhiệm về việc phá hoại hệ sinh thái biển. Bắc Kinh không
chấp nhận phán quyết.
Bản kiến nghị viết : « Với mục đích ủng hộ
duy trì hòa bình thế giới, chúng tôi, công dân Pháp và châu Âu, gốc Việt, Việt
kiều và những người Việt sống ở Việt Nam kêu gọi các cơ quan chính trị Pháp,
châu Âu và toàn thế giới tìm các biện pháp thích hợp để yêu cầu Trung Quốc tôn
trọng phán quyết của PCA, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ».
Đồng thời « dừng mọi hành động xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo,
sách nhiễu ngư dân Việt Nam ».
Sau khi thu thập chữ ký, bản kiến nghị sẽ được gởi đến
tổng thống, ngoại trưởng và Quốc hội Pháp, chủ tịch Nghị viện Châu Âu và Ủy ban
Châu Âu, đại sứ tại Pháp của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và các
nước ASEAN khác, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đại diện Đài Loan, các cơ quan
truyền thông Pháp và châu Âu.
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Vũ Ngọc Cẩn, chủ tịch MCFV
(Mouvement des Citoyens Français d’origine Vietnamienne – Phong trào Công dân
Pháp gốc Việt), một hiệp hội là thành viên của CRAFV đã cho biết thêm một số
chi tiết liên quan đến kiến nghị.
NGHE
: Ông Vũ Ngọc Cẩn - Paris
----------------------------------
Trọng Nghĩa – RI - Đăng ngày 29-08-2016
.
Trọng Nghĩa - RFI - Đăng ngày 29-08-2016
No comments:
Post a Comment