Friday, August 26, 2016

KHẨU HIỆU PHẢN ĐỘNG ! (FB Đỗ Thành Nhân)




Đỗ Thành Nhân
26/08/2016

Đọc bản tin: Khánh Hòa: Xét xử hai bị cáo về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" (1), trong đó có hành vi “vẽ khẩu hiệu phản động”.

Không biết “khẩu hiệu phản động” ở đây có nội dung gì, lẽ ra Tòa án nên công bố để người dân biết đó là… phản động và phòng tránh. Nhà nước có nhiều cái không công bố công khai, nhưng ai rủi ro đụng vào là thành phản động và chuyển sang nhà tù nhỏ.

Một số dẫn chứng từ thực tế:

1. Đầu năm 2013, phòng PA92 mời làm việc, anh an ninh (AN) hỏi tôi có liên quan đến mấy chữ “HS-TS-VN” xuất hiện ở khu vực trường đại học. Tôi hỏi chữ viết tắt có nghĩa là gì? anh AN nói đó là câu khẩu hiểu phản động “Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam” của Việt Tân.
Tôi nói: Thứ nhất, là tôi không quan tâm tới Việt Tân. Thứ hai, câu đó theo nghĩa như anh nói thì có gì là sai ?. Thứ ba, tôi không viết tắt mà viết nguyên câu làm slogan của phần mềm ứng dụng trên mạng đăng tải như các anh đã biết (2).


Anh AN nói “Việc đó để Đảng và Nhà nước lo!”, xong chuyển qua câu hỏi khác.

2. Đầu năm 2016, phòng PA88 mời làm việc, anh AN hỏi về chữ “ĐMCS”, tôi nói chữ viết tắt theo ngữ cảnh ai muốn hiểu sao thì hiểu. Anh AN nói chữ đó là viết tắt của tổ chức phản động với khẩu hiệu là “Địt mẹ cộng sản”.

May mắn là những lần làm việc, các anh AN cũng lịch sự, hiểu biết và tôi chứng minh mình không có động cơ, mục đích và hành vi “phản động”.

Cứ theo suy diễn của cơ quan AN thì nhiều chữ viết tắt đều có nguy cơ trở thành “khẩu hiệu phản động”, người dân yếu thế nếu lỡ viết hay nói ra đều có thể trở thành nạn nhân của Điều 88 BLHS số 15/1999/QH10 (hay Điều 117 BLHS số 100/2015/QH13); cụ thể những chữ như: “ĐMHCM”, “CSCĐ” (hình) cũng dễ trở thành “khẩu hiệu phản động”, tuyên truyền chống phá nhà nước.

Hình :

ĐMHCM và CSCĐ cũng dễ trở thành khẩu hiệu phản động...

Nhà nước cần có quy định rõ ràng, công khai về từ ngữ, câu chữ nào là phản động hay phạm húy. Chứ vận dụng điều 88 mơ hồ đến nỗi cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thốt lên: “Cần phải làm rõ thế nào là tuyên truyền chống phá nhà nước. Tôi nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm, bắt cũng được đấy. Nói như vậy để thấy là không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được.” thì không thực sự là nhà nước pháp quyền, chuẩn mực.

Trong bài “Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992” (3) gởi đến các cơ quan chức năng, tôi đã đề nghị cần có định nghĩa về “Đảng”, tuy không được ghi nhận công lao, nhưng lại được cơ quan AN mời uống trà (!) mấy ngày. Bởi vì, xuất phát từ thực tế, từ “đảng” có nhiều trong ngôn ngữ giao tiếp hay hành văn của xã hội, như: “đảng cướp”, “băng đảng”, “giang hồ cát đảng”, … cũng dễ trở thành “khẩu hiệu phản động”.
____________________










No comments:

Post a Comment