Wednesday, August 24, 2016

CUỐN SÁCH MỚI XEM XÉT KHÍA CẠNH KHOA HỌC SAU PHÁP LUÂN CÔNG (Conan Milner, Epoch Times)





Conan Milner, Epoch Times
Xuân Dung dịch
25 Tháng Tám , 2016
.
Barbara Schaefer bị đau ốm do bị ngã vào năm 2003, nhưng dã hoàn toàn bình phục khỏi các chấn thương chỉ vài tháng sau. Bà tin tưởng sự phục hồi của bà là do tập Pháp Luân Công (Photo by Oliver Trey)

Con người đã thực hành thiền định hàng thiên niên kỷ, nhưng khoa học chỉ mới bước đầu nắm bắt sự quan trọng của điều này. Trong một thời đại mà các thử nghiệm lâm sàng xác định những biện pháp chữa trị hiệu quả, các nhà nghiên cứu hiện đang đánh giá những tác động của các bài tập thiền định cổ xưa để nhìn nhận liệu các bài tập này có thực sự giúp cải thiện vấn đề sức khỏe như tiếng tăm lan rộng lâu nay không.

Kết quả là một phát hiện mới liên quan đến những môn luyện tập này. Ví dụ như Yoga, đã từng bị các hãng y học xem như một thứ phi lý Thời đại Mới và gạt bỏ chỉ một vài thập kỷ trước đây, nay lại được một số bác sĩ khuyên dùng như một loại phương thức hỗ trợ hiệu quả trong điều trị chính thống. Yoga đã mang lại kết quả tốt trong nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát trong vài năm qua, thể hiện những cải tiến đáng kể trong việc điều trị chứng lo âu, trầm cảm, căng thẳng, đau, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn, và thai kỳ.

Một cuốn sách mới, Lưu tâm thực hành Pháp Luân Công: môn thiền định dành cho thể chất, sức khỏe, và hơn thế nữa” (The Mindful Practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness, and Beyond) viết về điều mà khoa học phải nói lên về hiệu quả chữa bệnh của môn thực hành thiền định Trung Quốc truyền thống này. So với Yoga, việc đánh giá khoa học về Pháp Luân Công vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, theo tác giả và nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Margaret Trey, các dữ liệu có sẵn cho đến nay cho thấy tiềm năng chữa bệnh mạnh mẽ của môn tập này.

Cuốn sách của Tiến sĩ Trey xem xét tất cả các nghiên cứu chính thức từng được thực hiện đối với Pháp Luân Công và khả năng chữa bệnh của môn này cho đến hôm nay, đồng thời nhấn mạnh về một dự án nghiên cứu thú vị hiện đang được thực hiện.

Một cuốn sách mới nhìn nhận những gì khoa học phải nói về những ảnh hưởng đối với sức khoẻ của Pháp Luân Công.

Khảo sát của Úc

Nền tảng cuốn sách của Trey là một nghiên cứu có tính chất tiên phong mà cô thực hiện, được gọi là Cuộc khảo sát của Úc (Australian Survey), đã được đăng trên tạp chí của American Counseling Association và trên Vistas Online. Cuộc điều tra nghiên cứu sau đó đã được phát triển thành một phần luận án tiến sĩ của cô tại Đại học South Australia. Nó so sánh các ảnh hưởng về thể chất và sức khỏe của Pháp Luân Công qua cảm nhận của các học viên, và đánh giá chúng với nhóm điều khiển là những thành viên không phải là học viên. Kết quả chỉ ra rằng tập luyện Pháp Luân Công có tác dụng rõ ràng, tích cực đến những tác động đối với sức khỏe qua việc tự đánh giá.

Theo bảng tổng kết, cuộc khảo sát của Úc phát hiện ra rằng những người là học viên Pháp Luân Công báo cáo có sức khỏe tốt hơn so với báo cáo từ những người không tập. Nhiều học viên hơn (76 phần trăm) xác nhận sức khỏe của họ rất tuyệt vời, so với nhóm không phải học viên (19 phần trăm). Hầu hết các học viên (83 phần trăm) cho biết họ cảm thấy yên bình và tràn đầy năng lượng so với những người không phải là học viên (44 phần trăm). Hầu hết các học viên (83 phần trăm) báo cáo rằng các vấn đề về thể chất hoặc tình cảm không ảnh hưởng chút nào đến cuộc sống của họ, so với chỉ hơn một nửa nhóm trong nhóm không phải là học viên.

Nghiên cứu của Trey rất quan trọng vì nó là cuộc khảo sát dáng chú ý đầu tiên thuộc loại này được thực hiện bên ngoài Trung Quốc, xem xét một cách cụ thể những ảnh hưởng về thể chất và sức khỏe.

“Về phương diện chọn mẫu thử, tôi có thể nói rằng nghiên cứu của tôi khá đa dạng so với các nghiên cứu khác bên ngoài Trung Quốc. Nó lớn hơn nhiều so với một nghiên cứu trung bình và những người tham gia trả lời rất đa dạng, đến từ hơn 30 quốc gia,” Trey nói trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times.

Quan trọng là, khảo sát Úc bắt đầu với một nhóm học viên Pháp Luân Công từng tường trình tương đối có nhiều vấn đề về sức khỏe và thể chất trước khi họ bắt đầu tập luyện, nhưng [theo cuộc khảo sát] nhóm học viên này vẫn vượt xa nhóm không tập Luân Công trên tất cả các số liệu về sức khỏe. Nhiều người tập Pháp Luân Công báo cáo rằng trước đây họ bị mắc hai hay nhiều bệnh nội khoa, và đã được cải thiện đáng kể hoặc hoàn toàn bình phục kể từ khi họ bắt đầu tập luyện.

“Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng những người tu luyện Pháp Luân Công báo cáo sức khoẻ của họ đã thay đổi sau khi bắt đầu tập luyện. Tôi chưa thể chứng minh rằng việc tập luyện dẫn đến sự hồi phục của họ. Đó là bước tiếp theo: một nghiên cứu theo dõi dài hơi. Đó là những gì tôi muốn làm”, Trey nói.

Tư vấn viên và tác giả, Tiến sĩ Margaret Trey, đã nghiên cứu Pháp Luân Công từ năm 2001. (Daniel Ulrich)

Đặc điểm của Pháp Luân Công

Pháp Luân Công thường được so sánh với Yoga và Thái cực quyền, vì tất cả các bộ môn này đều có đặc tính là các động tác tập có tính thiền định, chậm rãi. Nhưng Pháp Luân Công có một yêu cầu đặc biệt là đồng thời với việc tập động tác, môn này đòi hỏi các học viên chú ý giữ một tiêu chuẩn đạo đức cao trong cuộc sống hàng ngày, làm hết sức mình để tuân thủ các nguyên tắc về tính trung thực, lòng từ bi, và sự nhẫn nại (Chân Thiện Nhẫn). Ngoài tập luyện các bài tập, các học viên Pháp Luân Công cũng thường xuyên đọc một cuốn sách tên gọi là “Chuyển Pháp Luân” (“Quay bánh xe Pháp”), trong đó bàn về các chủ đề như tầm quan trọng của việc đặt người khác lên trước, vai trò thiết yếu của việc tự nhìn vào trong và tự nhận thức, và những hậu quả báo ứng của hành vi xấu.

Khảo sát của Tiến sĩ Trey phát hiện thấy rằng hầu hết các học viên Pháp Luân Công đánh giá khía cạnh tu dưỡng tâm tính của môn thực hành cao hơn các bài tập khi bàn về việc nhận thức ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe.

Trong phần lớn lịch sử, Pháp Luân Công được biết là một môn tập chỉ dành cho một số ít học viên được lựa chọn, vì nó được bí truyền từ bậc thầy cho môn sinh, theo nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí. Ngài Lý (được các học viên gọi là “Thầy” hoặc “Sư phụ” theo truyền thống Trung Hoa) giảng rằng việc thực hành môn này về nguyên gốc thì chính là một phương pháp để đạt được giác ngộ, tương tự như Đạo giáo hay Phật giáo.

Ngài Lý đưa Pháp Luân Công ra cho công chúng lần đầu tiên vào năm 1992 với một chuyến đi giảng bài và hướng dẫn tập trên khắp Trung Quốc. Sau 54 buổi giảng dạy, chuyến đi kết thúc vào năm 1995, nhưng môn thực hành vẫn tiếp tục phát triển thông qua hình thức truyền khẩu. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, được biên soạn dựa trên những bài giảng đó, đã trở nên cực kỳ phổ biến. Nhiều khi người ta chứng kiến thấy tại các địa điểm công cộng trên khắp nước Trung Quốc có hàng ngàn học viên tập các bài tập và chỉ dẫn lại cho những người mới. Vào năm 1998, một cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc xác định rằng 70 triệu người Trung Quốc đã theo học môn thực hành, từ nông dân đến các nhà khoa học đến các quan chức cấp cao.

Khảo sát của Trung Quốc

Sự gia tăng nhanh chóng trong công chúng và những báo cáo về việc khỏi bệnh kỳ diệu khi tập Pháp Luân Công đã làm chính quyền và ngành y tế công Trung Quốc phải chú ý, họ đã cử các nhà nghiên cứu đi điều tra. Những gì họ phát hiện ra đã vẽ nên một bức tranh rất giống với khảo sát của Úc.

Năm 1998, một năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu một chiến dịch tàn bạo nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, các cuộc điều tra về thể chất và sức khỏe đã được thực hiện tại Bắc Kinh, Vũ Hán, Đại Liên, và Quảng Đông để tìm hiểu lý do tại sao rất nhiều người đổ xô đến tập luyện môn này. Họ phát hiện ra rằng 98 phần trăm trong số 31.000 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc tham gia khảo sát đã trải nghiệm những cải tiến sức khoẻ đáng kể ngay sau khi họ tập luyện. Hơn 90 phần trăm tường trình đã từng mắc nhiều bệnh khác nhau trước khi tập luyện, và hơn 70 phần trăm trải nghiệm được việc phục hồi “hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn” khỏi các bệnh tật của họ.

Những nghiên cứu đó cũng nhận thấy một khoản tiết kiệm đáng kể về chi phí chăm sóc sức khỏe của những người tập luyện Pháp Luân Công. Theo các khảo sát của Trung Quốc, các học viên đã tiết kiệm được khoảng 70 triệu nhân dân tệ (10,6 triệu USD) về các chi phí chăm sóc sức khỏe. Một quan chức Trung Quốc nói với tạp chí News và World Report của Mỹ rằng sự phổ biến của các môn Khí Công, bao gồm Pháp Luân Công, có thể tiết kiệm cho nhà nước 100 tỷ nhân dân tệ mỗi năm (khoảng 15 tỷ USD).

Tương tự như vậy trong cuộc điều tra của Úc, đa số người được điều tra về Pháp Luân Công (95 phần trăm) tường trình rằng họ đã không sử dụng bất kỳ loại thuốc thuộc bất kỳ dạng nào (thuốc kê đơn, các loại thuốc không cần đơn, các loại vitamin hay các chất bổ sung), và 92 phần trăm trong nhóm nói họ không phải chi bất cứ đồng nào cho sức khỏe hoặc chi phí y tế. Vài người tường trình về các chi phí y tế chủ yếu là để xác nhận chúng cho bảo hiểm bắt buộc của người nộp thuế.

Những tâm hồn thăng hoa

Trong khi các cuộc điều tra có thể cung cấp một số hiệu ứng định lượng về Pháp Luân Công, Trey hiện đang theo đuổi một nghiên cứu theo dõi với các chi tiết vượt quá những hiểu biết thông thường từng được biết về tâm thức và cơ thể con người, cô nói. Cô gọi dự án là Những tâm hồn thăng hoa (Hearts Uplifted).

Đặt tên theo cảm xúc mà Trey hy vọng dự án sẽ mang đến, Những tâm hồn thăng hoa là một tập hợp các nghiên cứu những trường hợp phi thường: đó là những câu chuyện trực tiếp đến từ đời sống của các học viên Pháp Luân Công. Những câu chuyện này nêu bật lên những điểm ngoặt dữ dội trong đời sống của các học viên, và cung cấp các ví dụ về khả năng phục hồi dường như siêu nhiên.

“Ví dụ, một trong những người tham gia nghiên cứu hiện tại của tôi đã bị giam giữ tại trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia khét tiếng,” Trey nói. “Câu chuyện của cô về niềm tin và đức tin của mình vào Pháp Luân Công đã mang đến cho cô sức mạnh và khả năng phục hồi để sống qua những giây phút kinh hoàng đó tại một trong các trại lao động cưỡng bức khét tiếng nhất của Trung Quốc mà phòng 610 sử dụng để giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người có thể đã chết vì rối loạn căng thẳng sau chấn thương sau trải nghiệm đau đớn như vậy – nếu không phải là học viên Pháp Luân Công.” Phòng 610 là cơ quan Gestapo bí mật của đảng cộng sản được dựng lên để chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Câu chuyện của Barbara

Một trong những câu chuyện đáng chú ý là một phần của dự án “Những tâm hồn thăng hoa” ở dạng phác thảo trong cuốn sách hiện tại. Câu chuyện của Barbara Schaefer.

Schaefer là một chuyên viên bảo tồn nghệ thuật sinh ra ở Ba Lan đã di cư đến Australia. Trong hơn ba thập kỷ, cô đã bảo tồn và phục hồi nhiều tòa nhà lịch sử. Năm 2003, khi cô đang căng người trên một giàn giáo cao sát trần của nhà thời Giáo Hội Chính Thống Macedonia ở Melbourne, Úc, Schaefer bị mất thăng bằng và rơi xuống từ độ cao 23 feet (7 mét).

“Điều cuối cùng tôi nghe được là âm thanh vỡ vụn khi đầu tôi va xuống sàn bê tông”, Schaefer nói với Trey trong một cuộc phỏng vấn.

Vì Schaefer làm việc một mình, cô đã nằm trên sàn nhà thờ hàng giờ trước khi có giúp đỡ y tế. Khi cô tỉnh dậy trong một vũng máu, bằng cách nào đó cô lết được đến chỗ để điện thoại trong văn phòng nhà thờ và gọi xe cứu thương.

Cú ngã thực tai hại. Xương chồi ra khỏi đôi tay cô. Hộp sọ đầy vết nứt gãy, mũi và xoang bị nghiền nát, đầu gối bị bẻ cong theo nhiều hướng, và hàm trên bị vỡ toạc ba chỗ. Bác sĩ phẫu thuật đã khâu các mảnh vỡ lại với nhau, nhưng các biến chứng và sự đau đớn liên tục cùng cực sau đó là mới là ác mộng. Các bác sĩ chỉ dự báo về những điều tồi tệ hơn. Người ta đưa cho Schaefer một danh sách bốn trang các vấn đề sức khoẻ cô có thể phải chịu đựng trong tương lai.

“Nó ảnh hưởng đến trí nhớ của tôi khá nhanh,” cô nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn. “Một ngày tôi lái xe vào thành phố để gặp một bác sĩ, nhưng sau đó tôi quên mất đã đến đó như thế nào. Sau nửa giờ tôi mới tìm thấy ô tô của mình. Các chìa khoá đều ở trong đó. Động cơ vẫn đang chạy, và gần như hết xăng. Tình huống của tôi khá là nghiêm trọng. ”

Schaefer cho biết cô đã nghe nói về Pháp Luân Công hàng năm trước đó, nhưng chưa bao giờ nghĩ nhiều về nó. “Sau tai nạn, tôi có nhiều thời gian nên tôi quyết định thử,” cô nói. “Khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, tất cả mọi thứ thay đổi gần như ngay lập tức.”
Bảy tuần sau cuộc phẫu thuật và vẫn còn bị băng bó, Schafer đã cố gắng tập các bài tập và phát hiện rằng cơn đau mãn tính của cô đã biến mất. Hai ngày sau đó, cô bắt đầu đọc “Chuyển Pháp Luân” trong tình trạng căng thẳng vì thị lực bị phá hoại nghiêm trọng sau vụ tai nạn. Vào ngày đọc sách thứ ba cô cho biết cô cảm thấy một dòng năng lượng mạnh mẽ chảy từ những ngón tay lên cánh tay. Cô cho biết, trải nghiệm đã chữa lành thị lực của cô, làm tiếng ù rít liên hồi trong tai biến mất, và chặn được việc chảy nhỏ giọt của dịch não tủy ở phía sau cổ họng mà hai cuộc phẫu thuật không thể chữa được.

Schaefer cho biết cô cũng khỏi hết những bệnh tật mà cô mắc trước vụ tai nạn: những rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng, chứng đau nửa đầu, dị ứng, lo âu và trầm cảm.
“Tôi biết đã xảy ra những điều kỳ diệu không thể giải thích”, cô nói.

Barbara Schaefer tham gia một cuộc diễu hành Pháp Luân Công với các học viên khác ở thành phố New York. (Ảnh: Oliver Trey)

Một “tác dụng phụ”: sức khẻ tốt

Theo nghiên cứu của Trey, trải nghiệm nổi bật của Schaefer là một trong số rất nhiều thí dụ. Những câu chuyện khác trong “Những tâm hồn thăng hoa” có câu chuyện của một người trước kia bị hội chứng Guillain-Barré, và một người khác bị bệnh viêm cơ tim do vi rút, cả hai đều phục hồi sau khi tập Pháp Luân Công.

Theo các khảo sát của Trung Quốc, hàng ngàn học viên tuyên bố đã khỏi bệnh thông qua tu luyện Pháp Luân Công; nghiên cứu gần đây cũng đi đến kết luận tương tự. Một nghiên cứu, mà bản tóm tắt được đưa vào thành một phần của cuộc gặp thường niên của Hội Ung thư lâm sàng Mỹ, tuyên bố rằng 97 phần trăm bệnh nhân ung thư báo cáo phục hồi hoàn toàn triệu chứng sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Thời gian trung bình cho việc phục hồi các triệu chứng là 3,6 tháng từ khi bắt đầu tập luyện.

Tuy vậy, Pháp Luân Công không phải là sự đảm bảo cho sức khỏe tốt. Một số ít các học viên Pháp Luân Công được hỏi trong Khảo sát của Úc đã không thấy tình trạng của họ cải thiện nhiều hoặc cải thiện hoàn toàn, và một người trả lời, được xác định là học viên, báo cáo rằng cô vẫn còn bị cơn đau mãn tính nghiêm trọng. Trey phỏng đoán rằng những người này có thể đã không đọc và tập thường xuyên, như dữ liệu cho thấy rằng các học viên tập luyện hàng ngày nói là tình trạng sức khỏe trở nên tốt hơn.

Mặc dù niềm hy vọng có được sức khỏe tốt hơn có thể thu hút nhiều người đến với Pháp Luân Công, các học viên kỳ cựu thường nhìn nhận rằng việc sức khỏe tốt hơn là một tác dụng phụ dễ chịu chứ không phải là mục tiêu của việc tập luyện.

“Khi mọi người bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công và học các nguyên lý của môn này, họ nhận ra rằng tu luyện không phải là để có cơ thể và sức khỏe tốt hơn trong đời này,” Trey viết. “Họ nhận ra rằng thân thể và sức khỏe tốt hơn chỉ đơn thuần là một tác dụng phụ của quá trình tu luyện thật sự.”

Theo Schaefer, Pháp Luân Công chủ yếu là “một cơ hội để trở thành người tốt hơn.”

“Một khi bạn học nó, bạn biết được nguyên nhân và hậu quả của những điều khác nhau trong cuộc đời của bạn, bạn sáng tỏ về mọi thứ. Cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, và bạn cảm thấy tự do và hạnh phúc vì bạn cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với cuộc đời của bạn. Đó là một nền văn hóa khác so với những gì chúng ta từng quen thuộc.”

Schaefer nghĩ rằng Pháp Luân Công là tuyệt vời, cô cho biết thêm rằng nó không phải dành cho tất cả mọi người. Đáp ứng được những đòi hỏi của môn tu luyện có thể là một thách thức, và những người không có ý chí và quyết tâm mạnh mẽ sẽ không có khả năng theo đuổi đến cùng, thậm chí đã bày ra trước mặt họ các bằng chứng đầy thuyết phục, cô nói.

Bốn tháng sau tai nạn, các bác sĩ bối rối bởi sự phục hồi Schaefer và hỏi rằng cô đã làm gì. Cô đưa cho họ một tờ rơi về Pháp Luân Công và mong muốn dạy họ luyện tập, nhưng tất cả đều từ chối. Tương tự như vậy, cô đã phân phát rất nhiều cuốn “Chuyển Pháp Luân” cho bạn bè và gia đình, nhưng cô thấy rằng rất ít người đọc nó.

“Tôi cho rằng đó cũng là phản ứng đầu tiên của tôi khi lần đầu tiên nghe nói về Pháp Luân Công”, Schaefer nói. “Đôi khi tôi nói với mọi người rằng tôi đã phải tấn công trí óc của mình để nhận ra rằng cuốn sách uyên thâm biết bao. Và một khi bạn hiểu cuốn sách này là gì, bạn sẽ không bao giờ từ bỏ nó. ”

Conan Milner




No comments:

Post a Comment