Thứ Bảy, ngày 20 tháng 8 năm 2016
Lời
dẫn của Kim Dung: Vụ việc bắn nhau ở Yên Bái giữa các quan chức đã khiến cả xã hội chấn động
mạnh, và nhìn nhận dưới góc độ rất khác nhau. Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi
cho Blog Kim Dung một bài viết ngắn bàn về chủ đề này. Cảm ơn tác giả và xin
đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
Vụ việc này phản chiếu một sự suy thoái đạo lý, một sự khủng hoảng sâu sắc trong guồng máy chính quyền, trong bối cảnh các lợi ích nhóm hoành hành, mà Yên Bái là một điểm “mục”…
Vụ việc này phản chiếu một sự suy thoái đạo lý, một sự khủng hoảng sâu sắc trong guồng máy chính quyền, trong bối cảnh các lợi ích nhóm hoành hành, mà Yên Bái là một điểm “mục”…
*
Thường sau vụ nổ
súng gây án mạng “xong rồi”, người ta mới giật mình xử lý “quyết liệt” và bình
luận ồn ào, rồi sau đó đâu lại vào đấy. Bi kịch bạo lực tại Yên Bái không phải
lần đầu và chắc không phải lần cuối. Đó không phải là khủng bố mà là hình sự.
Nó tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng) và Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), mà
chắc nhiều người đã quên. Phải chăng xã hội quá nhạy cảm với hiện tượng, nhưng
lại quá vô cảm với nguyên nhân và hệ quả? Muốn ngăn chặn nó, cần hiểu đằng sau
tiếng súng là gì.
Thứ nhất, nó phản ánh não trạng bạo lực và cực đoan trong xã hội ngày càng gia tăng, đến mức báo động. Người ta xử lý nhau vì “ân oán giang hồ” không phải chỉ trên đường phố hay tư gia, mà ngay trong cơ quan công quyền (Tỉnh ủy và UBND). Xã hội đã trở nên cực đoan và bạo lực toàn diện, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
Thứ hai, nó phản ánh mâu thuẫn nội bộ (đặc biệt là xung đột lợi ích nhóm và cá nhân) đã tới đỉnh điểm, vì tham nhũng và tranh giành quyền lực cho “chuyến tàu vét”, như ung thư giai đoạn cuối. Khi ân oán không còn lối thoát thì dùng bạo lực. Đó là quy luật (luật rừng). Vụ Dương Chí Dũng khai ra tướng Phạm Quý Ngọ (dẫn đến cái chết của tướng Ngọ) là một ví dụ. Vụ “Chân dung Quyền lực” là một ví dụ khác, về ân oán giang hồ.
Thứ ba, nó phản ánh sự bất lực của hệ thống an ninh xã hội và “bảo vệ nội bộ”, tuy dầy đặc và tốn kém, nhưng không hiệu quả. Lực lượng công an tuy khổng lồ, ngân sách an ninh không kém quốc phòng. Hệ thống tổ chức xã hội và kiểm soát “chính trị tư tưởng” chặt chẽ, từ trung ương tới các địa phương. Tuy dầy đặc nhưng vẫn bất lực.
Thứ tư, nó phản ánh tâm trạng và thái độ bất hợp tác của dân chúng. Họ vừa bất bình đối với vấn nạn tham nhũng và cơ chế bất minh/bất lực trước những nguy cơ đối với chủ quyền quốc gia và môi trường sống. Họ vừa thờ ơ, vô cảm đối với những mất mát của quan chức và chính quyền. Cái hố ngăn cách giữa quan và dân ngày càng lớn.
Thứ năm, nó cảnh báo về làn ranh đỏ (red line) là giới hạn chịu đựng của một xã hội trước các vấn nạn quốc gia không được tháo gỡ, do ách tắc về hệ tư tưởng làm chậm cải cách thể chế. Nếu không cải cách hệ thống tư pháp để mọi người ứng xử theo pháp quyền (law and order), thì người ta sẽ xử lý nhau bằng luật rừng. Nếu không có luật biểu tình thì chính quyền sẽ tự do dùng bạo lực để đối phó với dân chúng. Nếu thiếu tự do dân chủ và nếu môi trường sống quá bất an thì người ta sẽ ôm tiền ra đi để định cư tại một nước khác.
Tóm lại, đằng sau vụ nổ súng giữa các quan chức cấp tỉnh tại Yên Bái đầy tính giang hồ, là một loạt lỗ hổng về thể chế, phản ánh các vấn nạn xã hội chưa được tháo gỡ. Để càng lâu càng phải trả giá cao hơn. Trước sức ép quốc gia và quốc tế hiện nay, muốn thoát Trung và thoát hiểm về kinh tế và quốc phòng, phải hội nhập kinh tế tòn cầu và an ninh khu vực.
Thứ nhất, nó phản ánh não trạng bạo lực và cực đoan trong xã hội ngày càng gia tăng, đến mức báo động. Người ta xử lý nhau vì “ân oán giang hồ” không phải chỉ trên đường phố hay tư gia, mà ngay trong cơ quan công quyền (Tỉnh ủy và UBND). Xã hội đã trở nên cực đoan và bạo lực toàn diện, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
Thứ hai, nó phản ánh mâu thuẫn nội bộ (đặc biệt là xung đột lợi ích nhóm và cá nhân) đã tới đỉnh điểm, vì tham nhũng và tranh giành quyền lực cho “chuyến tàu vét”, như ung thư giai đoạn cuối. Khi ân oán không còn lối thoát thì dùng bạo lực. Đó là quy luật (luật rừng). Vụ Dương Chí Dũng khai ra tướng Phạm Quý Ngọ (dẫn đến cái chết của tướng Ngọ) là một ví dụ. Vụ “Chân dung Quyền lực” là một ví dụ khác, về ân oán giang hồ.
Thứ ba, nó phản ánh sự bất lực của hệ thống an ninh xã hội và “bảo vệ nội bộ”, tuy dầy đặc và tốn kém, nhưng không hiệu quả. Lực lượng công an tuy khổng lồ, ngân sách an ninh không kém quốc phòng. Hệ thống tổ chức xã hội và kiểm soát “chính trị tư tưởng” chặt chẽ, từ trung ương tới các địa phương. Tuy dầy đặc nhưng vẫn bất lực.
Thứ tư, nó phản ánh tâm trạng và thái độ bất hợp tác của dân chúng. Họ vừa bất bình đối với vấn nạn tham nhũng và cơ chế bất minh/bất lực trước những nguy cơ đối với chủ quyền quốc gia và môi trường sống. Họ vừa thờ ơ, vô cảm đối với những mất mát của quan chức và chính quyền. Cái hố ngăn cách giữa quan và dân ngày càng lớn.
Thứ năm, nó cảnh báo về làn ranh đỏ (red line) là giới hạn chịu đựng của một xã hội trước các vấn nạn quốc gia không được tháo gỡ, do ách tắc về hệ tư tưởng làm chậm cải cách thể chế. Nếu không cải cách hệ thống tư pháp để mọi người ứng xử theo pháp quyền (law and order), thì người ta sẽ xử lý nhau bằng luật rừng. Nếu không có luật biểu tình thì chính quyền sẽ tự do dùng bạo lực để đối phó với dân chúng. Nếu thiếu tự do dân chủ và nếu môi trường sống quá bất an thì người ta sẽ ôm tiền ra đi để định cư tại một nước khác.
Tóm lại, đằng sau vụ nổ súng giữa các quan chức cấp tỉnh tại Yên Bái đầy tính giang hồ, là một loạt lỗ hổng về thể chế, phản ánh các vấn nạn xã hội chưa được tháo gỡ. Để càng lâu càng phải trả giá cao hơn. Trước sức ép quốc gia và quốc tế hiện nay, muốn thoát Trung và thoát hiểm về kinh tế và quốc phòng, phải hội nhập kinh tế tòn cầu và an ninh khu vực.
Phải cải cách thể
chế và nới lỏng quyền tự do dân chủ. Không còn cách nào khác!
N.Q.D
N.Q.D
20/8/2016
Nguồn: Kim Dung
Blog.
*
6 nhận xét :
- Lê Hiền Đức18:31 Ngày 20 tháng 08 năm 2016
Không phải chỉ có chuyện Đoàn văn Vươn,Đặng Ngọc Viết,mà
còn có Thuận Thanh hóa ! còn nhiều người khác nữa,nếu không có sự thay đổi!
Bắn, giết,chém nhau tất cả chỉ vì quá bức xúc,không kìm nén được,không còn con đường nào khắc nữa thì buộc lòng người ta phải trút giận lên nòng súng,lưỡi dao,quả mìn... tóm lại là :muốn xã hội yên bình thì mọi việc,mọi người phải làm ăn nghiêm túc!
Bắn, giết,chém nhau tất cả chỉ vì quá bức xúc,không kìm nén được,không còn con đường nào khắc nữa thì buộc lòng người ta phải trút giận lên nòng súng,lưỡi dao,quả mìn... tóm lại là :muốn xã hội yên bình thì mọi việc,mọi người phải làm ăn nghiêm túc!
Nặc
danh18:48
Ngày 20 tháng 08 năm 2016
Thực ra thì việc đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực
và triệt hạ nhau trong ĐCSVN đã diễn ra từ xa xưa, khi cộng sản VN còn có hai
ông anh chống lưng, đã xẩy ra chuyện ai theo ông anh nào để mà diệt nhau. Đến
khi thâu tóm được toàn bộ đất nước thì việc tranh ghế trong trung ương và bộ
chính trị cũng rất quyết liệt dẫn đến cái chết của các ông tướng Lê Trọng Tấn
và Hoàng Văn Thái (ngay trước đại hôi đảng lần thứ năm - 1986). Rồi gần đây,
các cái chết của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh cho thấy tính khốc liệt của sự
tranh giành quyền lực (và cả tiền tài) trong ĐCS. Tuy nhiên, tất cả những vụ
thanh trừng đó luôn nằm trong màn sương khói mờ ảo, thật giả do đảng tạo nên để
che đậy bản chất thật sự của chúng.
Chỉ đến những phát súng của Đỗ Cường Minh thì ĐCS mới không thể che dấu nhân dân được. Tuy nhiên căn nguyên của sự vụ thì chắc chắn đảng sẽ chỉ đạo các cơ quan điều tra không được làm lộ, bởi nếu lộ ra thì sự thối nát của chế độ sẽ được phơi bày.
Và dù cho vì căn nguyên gì đi nữa thì những tiếng súng ở Yên Bái cũng là những phát súng báo động cho lãnh đạo ĐCSVN nhận thức được tình thế hiện tại của đảng mình. Còn nếu không nhận thức được thì cũng đã hết thuốc chữa.
Chỉ đến những phát súng của Đỗ Cường Minh thì ĐCS mới không thể che dấu nhân dân được. Tuy nhiên căn nguyên của sự vụ thì chắc chắn đảng sẽ chỉ đạo các cơ quan điều tra không được làm lộ, bởi nếu lộ ra thì sự thối nát của chế độ sẽ được phơi bày.
Và dù cho vì căn nguyên gì đi nữa thì những tiếng súng ở Yên Bái cũng là những phát súng báo động cho lãnh đạo ĐCSVN nhận thức được tình thế hiện tại của đảng mình. Còn nếu không nhận thức được thì cũng đã hết thuốc chữa.
Nặc
danh21:14
Ngày 20 tháng 08 năm 2016
Các nhà nghiên cứu xã hội học thế giới đánh giá Người
dân Việt Nam được là "dân tộc cả tin và vô tư"...Và họ "đang phải
trả giá cho những phẩm chất đáng yêu đó của mình"!
Tuy nhiên, trong đại nạn của đất nước hôm nay, họ không còn cả tin và vô tư nữa! Tuy vậy, rất khó để kêu gọi hay tập hợp họ tham gia vào một cuộc "cách mạng" nào đó nhăm thay đổi chế độ! Đơn giản là họ đã mất hết niềm tin vào các khẩu hiệu bánh vẽ, đao to búa lớn mà họ đã được nghe từ các cuộc cách mạng trong gần 100 năm qua!
Họ chỉ làm mỗi một việc: tự lo cho mình, không can dự và bất hợp tác chừng nào ranh giới giữa sống và chết chưa hiện ra trước mắt mình!
Trạng thái này dù mang tính tiêu cực nhưng có cái hay: Không gây nên động loạn xã hội lớn.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên gì khi gần như đại đa số người dân vẫn bình chân như vại trong vụ "đồng chí bắn đồng chí" ở Yên bái hai ngày trước, hay một vụ tương tự ở đâu đó nay mai! Cho dù các quan từ nhỏ tới lớn đang đổ mồ hôi hột, người dân thường có cái lo riêng của họ, và từ lâu họ đã bị đặt ra ngoài dòng chảy của xã hội!
Bây giờ, chỉ có các quan lo mà xử lẫn nhau và dọn dẹp với nhau, đừng lôi nhân dân vào!
Tuy nhiên, trong đại nạn của đất nước hôm nay, họ không còn cả tin và vô tư nữa! Tuy vậy, rất khó để kêu gọi hay tập hợp họ tham gia vào một cuộc "cách mạng" nào đó nhăm thay đổi chế độ! Đơn giản là họ đã mất hết niềm tin vào các khẩu hiệu bánh vẽ, đao to búa lớn mà họ đã được nghe từ các cuộc cách mạng trong gần 100 năm qua!
Họ chỉ làm mỗi một việc: tự lo cho mình, không can dự và bất hợp tác chừng nào ranh giới giữa sống và chết chưa hiện ra trước mắt mình!
Trạng thái này dù mang tính tiêu cực nhưng có cái hay: Không gây nên động loạn xã hội lớn.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên gì khi gần như đại đa số người dân vẫn bình chân như vại trong vụ "đồng chí bắn đồng chí" ở Yên bái hai ngày trước, hay một vụ tương tự ở đâu đó nay mai! Cho dù các quan từ nhỏ tới lớn đang đổ mồ hôi hột, người dân thường có cái lo riêng của họ, và từ lâu họ đã bị đặt ra ngoài dòng chảy của xã hội!
Bây giờ, chỉ có các quan lo mà xử lẫn nhau và dọn dẹp với nhau, đừng lôi nhân dân vào!
No comments:
Post a Comment