Quốc
Dũng/Người Việt
July
31, 2016
.
.
VIDEO
:
Người Việt
TV - July 31, 2016
HÌNH ẢNH :
thieuvo43 - 31.07.2016
camonanh10
- Monday, August 1, 2016
Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10
----------------------------------
FOUNTAIN
VALLEY, California (NV) – Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh – Người Thương Binh
VNCH Kỳ 10” tổ chức tại trường trung học Los Amigos, Fountain Valley,
hôm Chủ Nhật, thu được tổng cộng $600,000, tính đến 7 giờ chiều, giờ
California, theo ban tổ chức cho biết. Đó là chưa kể số tiền đóng góp bằng thẻ
tín dụng chưa thể tổng kết trong ngày.
Thông
thường, ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận đóng góp của đồng hương sau đại nhạc hội,
sau đó tổng kết, và sẽ có một buổi họp báo công bố tổng số tiền.
Đại nhạc
hội được khai mạc lúc 12 giờ 30 trưa, trễ hơn dự định 30 phút, vì trục trặc kỹ
thuật.
Tuy
nhiên, ngay sau khi chấm dứt các nghi thức mở đầu, từng tràng vỗ tay giòn giã
vang lên khi nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN, phát biểu: “Đã đến lúc chúng ta phải nói ‘Không’ với đảng
Cộng Sản Việt Nam bán nước làm nô lệ cho giặc Tàu phương Bắc; chúng ta phải nói
‘Không’ với đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài, bạo tàn, hèn với giặc, ác với dân,
cướp đất, cướp nhà người dân, và bán tài sản, tài nguyên quốc gia cho ngoại
xâm.”
“Nói ‘Không’ chưa đủ, chúng ta phải đòi,
chúng ta phải hành động. Chúng ta đòi đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho
người dân quyền làm người, quyền yêu nước, quyền bảo vệ tổ quốc Việt Nam, quyền
được sống trong tự do, hạnh phúc, và công bằng,” từng lời nói của nhạc
sĩ Trúc Hồ âm vang tại Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh – Người Thương Binh VNCH Kỳ 10”
được tổ chức tại sân trường trung học Los Amigos, Fountain Valley, vào trưa Chủ
Nhật, 31 Tháng Bảy.
Ông tổng
giám đốc đài SBTN nói tiếp: “Mỗi thành phần
người Việt trên toàn thế giới, trong và ngoài nước, chúng ta hãy đoàn kết. Mỗi
người chúng ta phải làm một cuộc cách mạng bản thân của chính mình, chúng ta phải
thay đổi, phải dấn thân, phải hy sinh cho tương lai của con cháu Việt Nam ở cả
ba miền. Nếu chúng ta không đoàn kết, chúng ta sẽ không bao giờ làm được chuyện
đó. Chúng ta đoàn kết, dẹp qua những dị biệt, cùng một mục đích, thì một ngày
không xa Việt Nam chúng ta không còn đảng Cộng Sản độc tài, Việt Nam sẽ được
toàn vẹn lãnh thổ, và Việt Nam của chúng ta sẽ không bao giờ làm nô lệ ngoại
xâm.”
“Trong lịch sử hơn 4,000 năm, chúng ta chưa một
lần khuất phục ngoại xâm. Chúng ta hãnh diện là người Việt Nam, chúng ta hãnh
diện là người Việt Nam yêu nước, chúng ta hãnh diện là con cháu, là hậu duệ của
VNCH phải có bổn phận bảo vệ toàn vẹn tất cả những người Việt Nam trên khắp nước,
cả ba miền chứ không phải một miền. Đó là chúng ta phải làm để trả lại ơn của
những người lính đã nằm xuống, đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ Việt Nam.
Mộng của những người đó không thành, nhưng hậu duệ của người VNCH chúng ta sẽ
làm được nếu chúng ta đoàn kết,” ông khẳng định.
Nhạc sĩ
Trúc Hồ chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ
quên những người lính VNCH đã chiến đấu, hy sinh để chúng ta được sống trong tự
do. Dù xa quê hương nhưng người Việt hải ngoại chúng ta luôn luôn nhìn về Việt
Nam, theo dõi từng diễn biến, từng tình hình, từng đời sống của mỗi người dân ở
quê nhà. Chúng ta thật đau lòng khi phải thấy quê hương chúng ta đang dần dần
giãy chết.”
“Tôi có mặt ở đây ngày hôm nay như là một hậu
duệ của VNCH, không có VNCH chắc chắn không có Trúc Hồ. Nhờ văn hóa của VNCH,
nhờ những người thầy mà tôi hiểu được thế nào là văn hóa, nhân bản của người
VNCH chúng ta. Mỗi năm chúng ta cùng nhau tham dự Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh – Người
Thương Binh VNCH, đây là một việc làm nhiều ý nghĩa và rất đẹp,” ông nói.
Để có
được Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh – Người Thương Binh VNCH” đến kỳ 10 này, nhạc sĩ
Trúc Hồ luôn âm thầm làm việc, và tạo phương tiện cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH có thể quyên góp một
cách rộng lớn hầu giúp đỡ những thương phế binh và quả phụ VNCH trong nước qua
hai đài truyền hình SBTN và SET 47.4. Không chỉ đồng hương khắp các tiểu bang
Hoa Kỳ, Úc, Canada theo dõi được chương trình này, mà bà con tại quê nhà Việt
Nam cũng xem trực tiếp trên SBTN YouTube, SBTN Facebook.
Cựu
Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, trưởng
ban tổ chức và là hội trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH,
cho biết: “Đại nhạc hội ngoài trời ‘Cám
Ơn Anh’ nhằm mục đích vinh danh người chiến sĩ VNCH, đồng thời gây quỹ giúp
thương phế binh và quả phụ VNCH, do hội chúng tôi, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam
California, Trung Tâm Ca Nhạc Asia, đài truyền hình SBTN, đài truyền hình SET
57.4, Tổng Hội Sinh Viên với sự hợp tác của nhiều hội đoàn và các cơ quan truyền
thông báo chí hải ngoại, cùng với sự tham gia của 100 ca nhạc sĩ, tám MC thượng
thặng cùng thực hiện.”
“Chúng tôi không thể không nêu lên sự yểm trợ
nhiệt tình của Trung Tâm Asia và đài SBTN hàng năm đã thực hiện chương trình
văn nghệ thật đặc sắc, không quản ngại công phu, nhiều tốn kém, các ca nghệ sĩ
danh tiếng tình nguyện đem lời ca tiếng hát dâng tặng các chiến sĩ thương binh
mà không nhận thù lao, cũng như Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ,
Trung Tâm Văn Hóa… cũng vậy,” bà phát biểu.
Giọng
bà hội trưởng chùng xuống: “Hiện nay, anh
em thương binh cũng đã già yếu, bệnh hoạn nhiều vì sống trong khó khăn, buồn tủi,
thiếu thốn, đã đến thời điểm lần lượt ra đi. Mọi người đều nhận thấy có bổn phận
đền đáp công ơn của các chiến sĩ đã một thời xông pha dưới lằn tên mũi đạn bảo
vệ miền Nam trước năm 1975, cho chúng ta được sống bình an để có được ngày hôm
nay, mà phải mang thương tật suốt cả cuộc đời. Rất mong quý vị rộng lượng tiếp
tục giúp đỡ để đem lại nhiều an ủi hơn, để anh em được có niềm vui và hãnh diện
trong giai đoạn cuối đời, vì biết rằng chúng ta ở hải ngoại không bao giờ quên
công lao của anh em.”
Sau
phát biểu của bà trưởng ban tổ chức, không chỉ riêng bà, mà tất cả những người
tham dự đại nhạc hội đều bất ngờ khi bà được thành viên trong hội gửi lời chúc
mừng sinh nhật lần thứ 90 đến bà ngay trên sân khấu.
Ông Vũ
Trọng Mục, một trong những thành viên sáng lập hội, nói: “Hội HO được thành lập ngày 19 Tháng Sáu, 1992, anh em chúng tôi, các
sáng lập viên, nhưng đến nay sứt mẻ nhiều hết rồi, còn lại ở đây gồm anh Nguyễn
Phán, anh Lê Quý, và tôi. Hôm nay chúng tôi cám ơn bà hội trưởng đã lèo lái hội
cho đến ngày hôm nay lớn mạnh. Xin kính chúc chị và các anh chị em trong hội có
sức khỏe và phục vụ lâu dài để truyền hơi ấm, tình thương của đồng bào hải ngoại
đến thương phế binh VNCH ở quê hương.”
Mừng sinh nhật cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh
Nhơn 90 tuổi. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Tiếp
theo, anh Billy Lê, đại diện Tổng Hội
Sinh Viên Việt Nam Nam California, đại diện cho giới trẻ trong cộng đồng
người Việt quốc gia, nói: “Trong một tâm
thư tôi đọc được, nêu rằng một cuộc chiến nào rồi cũng phải chấm dứt và chiến
tranh Việt Nam là một trong những sự kiện đã để lại bao nhiêu tang thương, khổ
đau đối với những người thương binh, nhất là những người lính trong QLVNCH. Đạo
luật của chiến tranh và lòng nhân đạo đều ràng buộc rằng, những người thắng cuộc
cũng như những người bại trận đều phải có trách nhiệm chăm lo đời sống cũng như
tinh thần cho những người thương binh bất hạnh, không phân biệt đối xử. Nhưng tại
Việt Nam, người dân vẫn còn chứng kiến những người lính trận mất một phần trên
thân thể của họ phải cố gắng mưu sinh kiếm sống qua ngày. Họ là những người đã
dành tuổi thanh xuân chiến đấu để bảo vệ cho sự tự do và dân chủ cho miền Nam.
Đã hơn bốn thập niên trôi qua, họ vẫn sống với một số phận không may.”
Ông Lê Văn Sáu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến
Sĩ VNCH Miền Nam California, phát biểu: “Từ
khi đồng minh bỏ rơi Việt Nam để cho Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt
Nam, cho đến ngày hôm nay cả thế giới ai cũng biết đó là một sự phản bội trắng
trợn, thô bỉ, khó quên trong lịch sử nhân loại. Nhưng có một điều thế giới
quên, là sự phản bội đó đã để lại bao nhiêu nỗi oái oăm cho người dân Việt Nam
đang sống dưới chế độ Cộng Sản, và nhất là những chiến binh đã để lại một phần
thân thể trên chiến trường.”
“Những người chiến binh thiếu may mắn đó với
tuổi đời đã chồng chất, bệnh hoạn, họ đã sống đau khổ, tủi nhục trong tận cùng
cuộc đời dưới chế độ Cộng Sản. Quý vị thử nghĩ, một anh chiến binh mù hai mắt,
một anh chiến binh cụt hai chân dìu nhau trên đường phố để kiếm sống thì thử hỏi
quý vị cái thương cảm nào cho bằng cái thương cảm này. Nếu đồng minh không phản
bội chúng ta thì ngày hôm nay chúng ta không có đại nhạc hội như thế này,” ông nói thêm.
Nhạc sĩ Nam Lộc, một trong tám MC,
nói: “Hôm nay chúng ta lại họp mặt ở đây
để cùng tổ chức gây quỹ cứu trợ cho thương phế binh và quả phụ VNCH lần thứ 10.
Trong một phút nào đó chúng ta sẽ ngậm ngùi cảm thấy rằng 10 năm trước đây tuổi
trung bình của một người lính VNCH và những người thương phế binh đã ở tuổi 60,
và 10 năm sau hiện nay họ đang ở tuổi 70 và đang sống những ngày cuối của cuộc
đời. Suốt 10 năm qua chúng ta đã cố gắng gửi về quê nhà cho gần 60,000 thương
phế binh nhưng trong số đó cũng cả hàng ngàn người đã lần lượt ra đi vì thiếu sức
khỏe, thiếu dinh dưỡng, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, và chỉ trông cậy vào thân
nhân, bạn bè, chiến hữu và đồng hương ở hải ngoại mà thôi.”
“Tuy nhiên, ngoài những vấn đề tiêu cực đó
thì bên trong vẫn có những điều rất tích cực. Đó là đồng hương chúng ta vẫn tiếp
tục và không bỏ cuộc, lúc nào cũng đáp ứng lại những lời kêu gọi của Hội HO.
Chúng tôi mong quý vị hãy cố gắng tiếp tục trước khi quá trễ. Và điểm đặc biệt
thứ hai, giới trẻ ở hải ngoại đã biết sự thành công, sự may mắn của họ ở hải
ngoại là nhờ sự hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể của những người
chiến binh QLVNCH,”
ông cho biết.
“Nhưng quan trọng hơn cả, giới trẻ trong nước
hiện nay đã hiểu rõ chính nghĩa của những người lính VNCH. Họ biết rằng những
người lính VNCH cầm súng chiến đấu không phải để phục vụ một chế độ nào, không
phải phục vụ một đảng phái nào, mà họ chiến đấu để bảo vệ cho tự do, dân chủ và
một Việt Nam nhân bản. Đó cũng là những gì mà giới trẻ tri thức trong nước, những
người đã lên tiếng tranh đấu hiện nay và đồng bào Việt Nam ở trong nước đang
tranh đấu cho một Việt Nam thật sự tự do, dân chủ và nhân bản. Đó cũng là lý do
mà rất nhiều người trong nước đã đưa tay để đón nhận và hỗ trợ các thương phế
binh và quả phụ VNCH,” nhạc sĩ nói thêm.
Chi phiếu hơn $248,000 do cộng đồng Houston,
Texas, quyên góp được. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Và mọi
người ngạc nhiên đến thán phục khi được biết có một nhóm trẻ ở Houston, Texas,
đã tổ chức buổi tiệc gây quỹ “Houston Cám Ơn Anh” vào Tháng Sáu vừa qua, và
nhóm mang theo một chi phiếu trị giá $248,266.57 đến đại nhạc hội này. Đây là
năm thứ hai Houston tổ chức để tiếp trợ với California.
Cô Christine Quỳnh, đại diện nhóm tổ chức
ở Houston, cho biết: “Chúng tôi đến đây
không chỉ mang theo tấm chi phiếu, mà mang cả tấm lòng, tình thương của đồng
bào Houston đến đây. Đồng bào Houston không bao giờ quên ơn tất cả những người
lính VNCH đã hy sinh cả tuổi xuân, và một phần thân thể của mình để bảo vệ tự
do cho miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ước mong rằng nghĩa cử của đồng bào
Houston sẽ xoa dịu được nỗi đau, những mất mát mà chú bác thương phế binh VNCH
đã hy sinh cho chúng ta có được ngày hôm nay.”
“Vừa qua, chúng tôi có về Việt Nam để thăm một
số thương phế binh VNCH, khi nhìn thấy những hình ảnh trước mắt, thật sự công
việc gây quỹ của chúng ta rất nhỏ bé so với sự hy sinh lớn lao của các chú bác.
Quý vị thử tưởng tượng, một tấm thân tàn phế 70 tuổi phải lê lết ngoài chợ để
bán từng tấm vé số, nên đó là những gì thôi thúc tôi rất muốn làm được nhiều
hơn, nhưng bàn tay tôi thì rất nhỏ bé. Ước mong tất cả đồng bào, anh chị em
cùng trang lứa với tôi cùng đứng lên, cùng mở tấm lòng, để chia sẻ đến với những
mảnh đời bất hạnh đã hy sinh cả tuổi xuân và thân thể của mình,” cô chia sẻ.
Đến phần
văn nghệ, mở đầu là nhạc phẩm “Xuất Quân” của nhạc sĩ Phạm Duy do ban hợp ca là
các cựu quân nhân QLVNCH với những lời hát hào hùng: “Ngày bao hùng binh tiến
lên/Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến/Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung
hoành/Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành/Đi là đi chiến đấu/Đi là đi chiến
thắng/Đi là mang mối thù thiên thu/Đi là đi chiến đấu/Đi là đi chiến thắng/Bước
lên đây người Việt Nam…”
Tiếp
theo là nhạc phẩm “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
do ban hợp ca Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH biểu
diễn. Tất cả khán giả đều vỗ tay, giữ nhịp, hợp cùng ban hợp ca thể hiện ca
khúc này. Bởi vì bài hát là tình đồng đội, tình huynh đệ chi binh mà ban hợp ca
gửi đến anh chị em thương phế binh hiện còn đang sống trầm luân tại quê nhà
ròng rã hơn 40 năm qua. Bài hát cũng được ban hợp ca gửi đến tất cả các chiến
sĩ và người Việt quốc gia yêu nước vẫn còn đang tiếp tục kiên trì quyết liệt đấu
tranh đến thắng lợi cuối cùng cho một Việt Nam thật sự tự do, dân chủ.
Sau đó
là sự “xuất quân” của các ca sĩ thuộc Trung Tâm Asia. Theo như nhạc sĩ Nam Lộc
nói: “Các nghệ sĩ có mặt trong chương
trình hôm nay hoàn toàn miễn phí, không lấy một đồng thù lao nào và thậm chí những
người từ xa về phải tự mua vé máy bay và thuê khách sạn ở.”
Ca sĩ
Vương Phùng Sơn đã làm cả sân khấu dậy sóng khi thể hiện ca khúc “Việt Nam Tôi
Đâu,” của nhạc sĩ Việt Khang: “Việt Nam Ơi/Thời gian quá nữa đời người/Và ta đã
tỏ tường rồi/Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lửa khói/Mẹ Việt Nam đau/Từng cơn xót dạ
nhìn đời/Người lầm than đói khổ nghèo nàn/Kẻ quyền uy giàu sang dối gian/Giờ
đây Việt Nam còn hay đã mất/Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta/Hoàng Trường
Sa đã bao người dân vô tội/Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu…”
—–
Liên
lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment