Thanh
Phong
VienDongDaily.Com - 06/07/2016
LITTLE
SAIGON - Nếu không có gì trở ngại, vào đầu tháng 8/2016 sắp tới, bà Madalena
Lài, Giám Đốc Nhà Văn Hóa Việt Nam, sẽ đem chiếc “Thuyền Tự Do” đến tiểu bang
Alaska là tiểu bang cuối cùng để hoàn tất chương trình đem thuyền tự do đến 50
tiểu bang Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Viễn Đông đã phỏng vấn bà Lài vào trưa Thứ Ba,
ngày 5 tháng 7, 2016.
Viễn
Đông: Xin chào bà Lài, Viễn Đông muốn phỏng vấn bà về việc bà sắp đưa thuyền tự
do đến Alaska để hoàn tất chương trình đưa chiếc thuyền tự do đến tất cả 50 tiểu
bang Hoa Kỳ.
Bà M. Lài: Ồ, thưa anh, tôi đang ở tiểu bang Alaska để lo hoàn tất thủ tục đem Thuyền Tự Do sang đây vào tháng 8 sắp tới, nhưng rất may mắn cho tôi được quý báo phỏng vấn, và tôi sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc trên.
Viễn Đông: Cám ơn bà, vậy trước hết xin bà cho độc giả chúng tôi biết, từ lúc nào bà có ý định xin chiếc thuyền tỵ nạn từ Phi Luật Tân để đem về Hoa Kỳ?
Bà M. Lài: Câu chuyện hơi dài dòng một chút. Năm 1996 tôi làm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt ở Pomona Valley, đồng thời tôi cũng là Giám Đốc Nhà Văn Hóa VN do tôi thành lập. Ngày 15 tháng 10 năm đó, tôi có dịp cùng đi với ông Eddie Cortez là Thị Trưởng Pomona sang Phi Luật Tân dự lễ khánh thành Làng Việt Nam. Làng này do nữ tu Công Giáo tên là Pascale Lê Thị Tríu thành lập, giúp cho 2000 thuyền nhân không bị tống xuất và được chính phủ Phi cũng như Giáo Hội Công Giáo tại địa phương và đồng hương VN ở Hoa Kỳ giúp đỡ. Lúc đó tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ, tại sao mình không xin một chiếc thuyền của đồng bào mình vượt biên sang đây để lưu giữ lại và có thể đem đi khắp nơi cho mọi người biết sự can đảm của người Việt và lòng yêu mến tự do của dân tộc VN mình như thế nào. Tôi ngỏ ý và nhờ Soeur Tríu xin giúp nhưng Soeur nói “Cái đó khó lắm, bao nhiêu thuyền của mình sang tới đây họ đập bể hết”. Nhưng sau đó 4 năm, Soeur Tríu gọi điện thoại báo cho tôi, Soeur đã xin cho tôi một chiếc thuyền như tôi muốn. Tôi rất mừng liền bay qua Phi Luật Tân. Khởi đầu là như thế.
Viễn Đông: Bà có thể kể qua về lai lịch chiếc thuyền mà bà đặt tên là “Thuyền Tự Do”?
Bà M. Lài: Vâng, thưa anh, chiếc thuyền đó dài 10 mét rưỡi, ngang 3 mét rưỡi, chở theo 15 người từ Phú Khánh, Nha Trang rời Việt Nam ngày 12.5.1981 vượt biển đi tìm tự do. Sau khoảng 17, 18 ngày trên thuyền không còn gì để ăn, uống, đói quá họ phải xé áo quần ra ăn để sống còn và khi mọi người bất tỉnh vì đói thì chiếc thuyền trôi dạt vào vùng biển Phi Luật Tân và được một người cứu nạn trên biển là ông Jonard Duran phát hiện và cứu giúp đưa vào đất liền. Tổng Thống Phi lúc bấy giờ là ông Ferdinand Marcos biết tin liền ra lệnh không được phá chiếc thuyền này và đem nó vào Freedom Plaza ở tỉnh Bantaan lưu giữ.
Viễn Đông: Rồi sao họ không giữ nữa mà tặng cho bà?
Bà M. Lài: Sau khi Soeur Pascal Lê Thị Tríu đạo đạt nguyện vọng của tôi, chính phủ Phi cho người đến phỏng vấn tôi. Họ hỏi tôi xin cái thuyền này để làm gì? Và định mang nó đi đâu với mục đích gì? Tôi trả lời rằng, tôi muốn xin chiếc thuyền này đem về Mỹ, và tôi sẽ đem nó đi triển lãm đủ 50 tiểu bang Hoa Kỳ để cho người dân Mỹ thấy rõ ràng, người Việt Nam chúng tôi liều mạng sống, đi trên con thuyền gỗ mong manh thế này, chịu đói, khát và muôn vàn nguy hiểm về sóng, gió và hải tặc, vượt đại dương cốt để tìm đến nơi có tự do, dân chủ, chứ không phải chúng tôi đi lánh nạn vì lý do kinh tế như một số người lầm tưởng. Và tôi cũng hứa với họ, sau khi đi đủ 50 tiểu bang, chúng tôi sẽ giữ con thuyền ở một bảo tàng viện mang tên là “Bảo Tàng Viện Cám Ơn Nước Mỹ” sẽ do tôi thành lập tại Hoa Kỳ, để con cháu chúng tôi biết về cha ông của chúng đã phải vượt thoát chế độ cộng sản bằng phương tiện thô sơ như thế này qua hàng nghìn dặm trên đại dương bao la. Và sau khi nghe tôi trả lời, ngày 2 tháng Giêng, 2000 chính phủ Phi chấp thuận trao chiếc thuyền cho chúng tôi, và chúng tôi đặt tên cho con thuyền này là “Thuyền Tự Do”.
Viễn Đông: Thuyền Tự Do đã đi qua 49 tiểu bang, bà thấy người dân địa phương họ đón nhận như thế nào?
Bà M.Lài: Thật vô cùng xúc động. Tôi còn lưu giữ hàng ngàn tấm ảnh để sau này trưng bày trong “Bảo Tàng Viện Cám Ơn Nước Mỹ”. Từ những vị Thống Đốc, Thị Trưởng đến các dân cử người Mỹ đều đón tiếp nồng nhiệt, dành cho chúng tôi một địa điểm thuận lợi nhất để triển lãm, và một điều làm tôi mãn nguyện nhất, là các vị đó đều hết sức khâm phục sự can đảm của thuyền nhân Việt Nam chúng ta; họ cũng thấy được người Việt chúng ta yêu chuộng tự do như thế nào. Còn riêng người Việt, tôi đã chứng kiến nhiều người đến chạm tay vào chiếc thuyền và khóc nức nở, khóc rất lâu vì họ nghĩ đến những thân nhân, đến đồng bào của mình cũng đi trên những chiếc thuyền như thế này và không bao giờ đến được miền đất tự do!
Viễn Đông: Tại sao bà chọn tiểu bang Alaska là địa điểm cuối cùng?
Bà M. Lài: Sở dĩ đến bây giờ chúng tôi mới xin được phép của tiểu bang, vì Alaska rất ít người Việt sinh sống, và đem chiếc thuyền từ Cali đến Alaska vô cùng nhiêu khê, tốn kém. Trước chúng tôi định đi bằng đường biển, nhưng phải xin phép chính phủ Canada cũng rất khó khăn lại phải mua bảo hiểm rất nặng, mà đi đường bộ thì lái xe quá xa, không biết có kham nổi không, vì xe đã cũ mà tài xế cũng không còn trẻ trung như những năm đầu. Chúng tôi tính tới tính lui, sau cùng quyết định sẽ đi bằng đường bộ, và tốn phí vừa đi vừa về mất gần 50 ngàn Mỹ Kim mới hoàn thành chuyến đi được.
Viễn Đông: Bà dự định tìm đâu ra số tiền đó?
Bà M. Lài: Tôi chỉ còn mỗi cách là tổ chức một buổi gây quỹ để mong được đồng hương giúp đỡ. Tôi làm công việc này không phải cho tôi mà cho thế giới biết về người Việt Nam chúng ta đã can đảm như thế nào, chín chết, một sống vẫn tìm đường ra đi để có cuộc sống tự do, để cám ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống,vì nếu không có hàng trăm ngàn người hy sinh trên biển, trên rừng, trên núi khi đi tìm tự do, thế giới sẽ ngoảnh mặt làm ngơ, không đón nhận chúng ta vào nước họ, và bây giờ số phận chúng ta sẽ ra sao? Do đó, qua nhật báo Viễn Đông, tôi tha thiết kính mời tất cả quý đồng hương tiếp tay hỗ trợ tôi làm công việc này. Buổi gây quỹ sẽ tổ chức tại nhà hàng Diamond Seafood (góc Beach và Lampson) vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu 22.7.2016. Vé $50 –VIP $100. Mọi chi tiết cần thiết khác xin qúy đồng hương liên lạc với Nhà Văn Hóa VN ở địa chỉ: 450W. Phillips Blvd, Pomona, CA 91766. ĐT: (714) 333-7428.
Viễn Đông: Bà dự định khởi hành vào ngày nào và kết thúc vào ngày nào?
Bà M. Lài: Tôi đang ở Alaska để hoàn tất mọi thủ tục cũng như địa điểm. Nếu không có gì trở ngại, chúng tôi sẽ lên đường vào ngày đầu tháng 8 để nếu xe cộ có trục trặc dọc đường thì còn đủ thời gian sửa chữa, và sẽ đến Alaska vào ngày 13.8.2016, địa điểm triển lãm là East High School, 4025 E. Northern Lights Blvd, Anchorage, AK.99508 và kết thúc tại đây.
Viễn Đông: Cám ơn bà Lài đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này và xin chúc bà thành công.
Bà M. Lài. Cho tôi kính lời thăm và cám ơn Ban Giám Đốc và anh chị em trong tòa báo Viễn Đông.
Bà M. Lài: Ồ, thưa anh, tôi đang ở tiểu bang Alaska để lo hoàn tất thủ tục đem Thuyền Tự Do sang đây vào tháng 8 sắp tới, nhưng rất may mắn cho tôi được quý báo phỏng vấn, và tôi sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc trên.
Viễn Đông: Cám ơn bà, vậy trước hết xin bà cho độc giả chúng tôi biết, từ lúc nào bà có ý định xin chiếc thuyền tỵ nạn từ Phi Luật Tân để đem về Hoa Kỳ?
Bà M. Lài: Câu chuyện hơi dài dòng một chút. Năm 1996 tôi làm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt ở Pomona Valley, đồng thời tôi cũng là Giám Đốc Nhà Văn Hóa VN do tôi thành lập. Ngày 15 tháng 10 năm đó, tôi có dịp cùng đi với ông Eddie Cortez là Thị Trưởng Pomona sang Phi Luật Tân dự lễ khánh thành Làng Việt Nam. Làng này do nữ tu Công Giáo tên là Pascale Lê Thị Tríu thành lập, giúp cho 2000 thuyền nhân không bị tống xuất và được chính phủ Phi cũng như Giáo Hội Công Giáo tại địa phương và đồng hương VN ở Hoa Kỳ giúp đỡ. Lúc đó tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ, tại sao mình không xin một chiếc thuyền của đồng bào mình vượt biên sang đây để lưu giữ lại và có thể đem đi khắp nơi cho mọi người biết sự can đảm của người Việt và lòng yêu mến tự do của dân tộc VN mình như thế nào. Tôi ngỏ ý và nhờ Soeur Tríu xin giúp nhưng Soeur nói “Cái đó khó lắm, bao nhiêu thuyền của mình sang tới đây họ đập bể hết”. Nhưng sau đó 4 năm, Soeur Tríu gọi điện thoại báo cho tôi, Soeur đã xin cho tôi một chiếc thuyền như tôi muốn. Tôi rất mừng liền bay qua Phi Luật Tân. Khởi đầu là như thế.
Viễn Đông: Bà có thể kể qua về lai lịch chiếc thuyền mà bà đặt tên là “Thuyền Tự Do”?
Bà M. Lài: Vâng, thưa anh, chiếc thuyền đó dài 10 mét rưỡi, ngang 3 mét rưỡi, chở theo 15 người từ Phú Khánh, Nha Trang rời Việt Nam ngày 12.5.1981 vượt biển đi tìm tự do. Sau khoảng 17, 18 ngày trên thuyền không còn gì để ăn, uống, đói quá họ phải xé áo quần ra ăn để sống còn và khi mọi người bất tỉnh vì đói thì chiếc thuyền trôi dạt vào vùng biển Phi Luật Tân và được một người cứu nạn trên biển là ông Jonard Duran phát hiện và cứu giúp đưa vào đất liền. Tổng Thống Phi lúc bấy giờ là ông Ferdinand Marcos biết tin liền ra lệnh không được phá chiếc thuyền này và đem nó vào Freedom Plaza ở tỉnh Bantaan lưu giữ.
Viễn Đông: Rồi sao họ không giữ nữa mà tặng cho bà?
Bà M. Lài: Sau khi Soeur Pascal Lê Thị Tríu đạo đạt nguyện vọng của tôi, chính phủ Phi cho người đến phỏng vấn tôi. Họ hỏi tôi xin cái thuyền này để làm gì? Và định mang nó đi đâu với mục đích gì? Tôi trả lời rằng, tôi muốn xin chiếc thuyền này đem về Mỹ, và tôi sẽ đem nó đi triển lãm đủ 50 tiểu bang Hoa Kỳ để cho người dân Mỹ thấy rõ ràng, người Việt Nam chúng tôi liều mạng sống, đi trên con thuyền gỗ mong manh thế này, chịu đói, khát và muôn vàn nguy hiểm về sóng, gió và hải tặc, vượt đại dương cốt để tìm đến nơi có tự do, dân chủ, chứ không phải chúng tôi đi lánh nạn vì lý do kinh tế như một số người lầm tưởng. Và tôi cũng hứa với họ, sau khi đi đủ 50 tiểu bang, chúng tôi sẽ giữ con thuyền ở một bảo tàng viện mang tên là “Bảo Tàng Viện Cám Ơn Nước Mỹ” sẽ do tôi thành lập tại Hoa Kỳ, để con cháu chúng tôi biết về cha ông của chúng đã phải vượt thoát chế độ cộng sản bằng phương tiện thô sơ như thế này qua hàng nghìn dặm trên đại dương bao la. Và sau khi nghe tôi trả lời, ngày 2 tháng Giêng, 2000 chính phủ Phi chấp thuận trao chiếc thuyền cho chúng tôi, và chúng tôi đặt tên cho con thuyền này là “Thuyền Tự Do”.
Viễn Đông: Thuyền Tự Do đã đi qua 49 tiểu bang, bà thấy người dân địa phương họ đón nhận như thế nào?
Bà M.Lài: Thật vô cùng xúc động. Tôi còn lưu giữ hàng ngàn tấm ảnh để sau này trưng bày trong “Bảo Tàng Viện Cám Ơn Nước Mỹ”. Từ những vị Thống Đốc, Thị Trưởng đến các dân cử người Mỹ đều đón tiếp nồng nhiệt, dành cho chúng tôi một địa điểm thuận lợi nhất để triển lãm, và một điều làm tôi mãn nguyện nhất, là các vị đó đều hết sức khâm phục sự can đảm của thuyền nhân Việt Nam chúng ta; họ cũng thấy được người Việt chúng ta yêu chuộng tự do như thế nào. Còn riêng người Việt, tôi đã chứng kiến nhiều người đến chạm tay vào chiếc thuyền và khóc nức nở, khóc rất lâu vì họ nghĩ đến những thân nhân, đến đồng bào của mình cũng đi trên những chiếc thuyền như thế này và không bao giờ đến được miền đất tự do!
Viễn Đông: Tại sao bà chọn tiểu bang Alaska là địa điểm cuối cùng?
Bà M. Lài: Sở dĩ đến bây giờ chúng tôi mới xin được phép của tiểu bang, vì Alaska rất ít người Việt sinh sống, và đem chiếc thuyền từ Cali đến Alaska vô cùng nhiêu khê, tốn kém. Trước chúng tôi định đi bằng đường biển, nhưng phải xin phép chính phủ Canada cũng rất khó khăn lại phải mua bảo hiểm rất nặng, mà đi đường bộ thì lái xe quá xa, không biết có kham nổi không, vì xe đã cũ mà tài xế cũng không còn trẻ trung như những năm đầu. Chúng tôi tính tới tính lui, sau cùng quyết định sẽ đi bằng đường bộ, và tốn phí vừa đi vừa về mất gần 50 ngàn Mỹ Kim mới hoàn thành chuyến đi được.
Viễn Đông: Bà dự định tìm đâu ra số tiền đó?
Bà M. Lài: Tôi chỉ còn mỗi cách là tổ chức một buổi gây quỹ để mong được đồng hương giúp đỡ. Tôi làm công việc này không phải cho tôi mà cho thế giới biết về người Việt Nam chúng ta đã can đảm như thế nào, chín chết, một sống vẫn tìm đường ra đi để có cuộc sống tự do, để cám ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống,vì nếu không có hàng trăm ngàn người hy sinh trên biển, trên rừng, trên núi khi đi tìm tự do, thế giới sẽ ngoảnh mặt làm ngơ, không đón nhận chúng ta vào nước họ, và bây giờ số phận chúng ta sẽ ra sao? Do đó, qua nhật báo Viễn Đông, tôi tha thiết kính mời tất cả quý đồng hương tiếp tay hỗ trợ tôi làm công việc này. Buổi gây quỹ sẽ tổ chức tại nhà hàng Diamond Seafood (góc Beach và Lampson) vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu 22.7.2016. Vé $50 –VIP $100. Mọi chi tiết cần thiết khác xin qúy đồng hương liên lạc với Nhà Văn Hóa VN ở địa chỉ: 450W. Phillips Blvd, Pomona, CA 91766. ĐT: (714) 333-7428.
Viễn Đông: Bà dự định khởi hành vào ngày nào và kết thúc vào ngày nào?
Bà M. Lài: Tôi đang ở Alaska để hoàn tất mọi thủ tục cũng như địa điểm. Nếu không có gì trở ngại, chúng tôi sẽ lên đường vào ngày đầu tháng 8 để nếu xe cộ có trục trặc dọc đường thì còn đủ thời gian sửa chữa, và sẽ đến Alaska vào ngày 13.8.2016, địa điểm triển lãm là East High School, 4025 E. Northern Lights Blvd, Anchorage, AK.99508 và kết thúc tại đây.
Viễn Đông: Cám ơn bà Lài đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này và xin chúc bà thành công.
Bà M. Lài. Cho tôi kính lời thăm và cám ơn Ban Giám Đốc và anh chị em trong tòa báo Viễn Đông.
No comments:
Post a Comment