Zheng Wang (*), The Diplomat, 17/07/2016
Dịch
giả Trần Đông Đức (Cologne)
Dịch
gỉa gửi cho Dân Luận
19/07/2016
(*)
Zheng Wang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Hòa bình và Xung đột, Khoa Ngoại
giao và Quan hệ Quốc tế, Đại học Seton Hall, New Jersey. Ông cũng là thành viên
Carnegie ở New America và là thành viên Toàn cầu tại Viện Kissinger về Trung Quốc
và Hoa Kỳ thuộc Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson.
(The
Diplomat) Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ
Philippines kiện Trung Quốc không có gì để nghi ngờ chính là trở ngại lớn đối với
chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Bất kể mọi sự đánh giá các bên về chất lượng
và tính công bằng của phán quyết, đặc biệt liên quan đến thắng lợi áp đảo ủng hộ
những tuyên bố của Philippines, phán quyết của PCA sẽ không chỉ làm tổn hại
hình ảnh và quyền lực mềm của Trung Quốc , mà còn sẽ gây ra ức chế mạnh mẽ cho
các tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ và quyền hàng hải ở miền Biển Đông và
những hậu quả sẽ rất to lớn trong tương lai. Nhìn lại quá trình kể từ tháng 1
năm 2013, khi chính phủ Philippines quyết định nộp hồ sơ kiện lên PCA, có rất
nhiều bài học mà Trung Quốc có thể rút ra từ vụ này, đặc biệt là khi nói đến việc
hoạch định chính sách, nghiên cứu chính sách, thái độ và nhận thức và truyền
thông.
Hoạch
Định Chính Sách Đối Ngoại
Phán
quyết của PCA đã chứng minh rằng có một vấn đề lớn trong quá trình quyết định
chính sách đối ngoại của Trung Quốc . Nếu mà Trung Quốc đã tham gia vào vụ kiện,
họ có thể đã chọn lựa một trọng tài viên thay mặt cho Trung Quốc và họ có thể
đã gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các trọng tài khác, một việc khả thi để có
một tác động trực tiếp đến kết quả khả quan hơn. Thậm chí nếu tham gia vào vụ kiện, Trung Quốc có thể đã thành công
khi nói rằng PCA đã thiếu thẩm quyền về vấn đề này, hoặc bị hạn chế về thẩm
quyền trước một số các vấn đề tranh tụng. Chính bởi vì không tham gia, Trung Quốc
cũng đã tự mình đánh mất cơ hội để trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh luận
và đưa ra ý kiến, bằng chứng và lập luận về vụ việc riêng của mình . Vì vậy, rõ
ràng là một sai lầm rất lớn (a huge mistake) đối với Trung Quốc khi đã từ bỏ
tham gia vụ kiện.
Quyết định
không tham gia của Trung Quốc, đã dành cho Shunji Yanai , Chủ tịch Tòa án Quốc
tế về Luật Biển (ITLOS), một công dân Nhật Bản, mọi thẩm quyền để bổ nhiệm các
trọng tài viên. Kết quả là bốn trong số năm trọng tài viên cho các trường hợp
này đã được bổ nhiệm bởi Yanai . Trước khi phục vụ như chủ tịch ITLOS, Yanai đã
là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Nhật Bản (1997-1999) và đại sứ của Nhật tại Hoa
Kỳ (1999-2001). Do tranh chấp hàng hải và các vấn đề lịch sử giữa Trung Quốc và
Nhật Bản , một số người Trung Quốc tin rằng Yanai nói chung đã chọn các trọng tài
viên có một sự thiên vị chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, đó chỉ là vì Trung Quốc
từ chối tham gia mà Yanai có quyền chỉ định Trọng tài viên theo quyết định của
mình.
Trung Quốc cần phải làm rõ là tại sao họ đưa ra quyết định này. Đầu tiên, có sự thiếu vắng trong việc xem xét cẩn thận các hậu quả có thể có của việc không tham gia vụ kiện Một vấn đề quan trọng nữa là liệu có hay không những kênh hiệu quả cho những ý kiến khác nhau có thể được thảo luận và đánh giá trong quá trình hoạch định chính sách . Chính phủ Trung Quốc rõ ràng đã không nhận được các tư vấn pháp lý tốt từ các chuyên gia luật quốc tế hàng đầu.
Nghiên
Cứu
Vụ kiện
này cũng đã chứng minh một trong những điểm yếu chính về đối ngoại của Trung Quốc:
nghiên cứu chính sách. Đáng ngạc nhiên chính Trung Quốc đang thiếu các nghiên cứu
kỹ lưỡng về vấn đề Biển Đông, trong đó có yêu sách riêng của mình, và các vấn đề
thuộc chủ quyền lịch sử. Đây là một trong những lý do quan trọng tại sao Trung
Quốc đã quyết định không tham gia vụ kiện, bởi vì Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng.
Không có một lộ trình rõ ràng hoặc hỗ trợ tốt được thoả thuận cho những người
bên trong chính phủ phải làm theo. Sự mơ hồ của Trung Quốc trên Biển Đông ở một
mức độ nào đó chính là do thiếu nghiên cứu trong lĩnh vực đã nêu. Ví dụ, yêu
sách của Trung Quốc chủ yếu dựa trên lịch sử, nhưng cho đến nay tác giả đã
không tìm thấy một cuốn sách xuất bản nào ở Trung Quốc cung cấp một phân tích
toàn diện và khách quan về các sự kiện và lịch sử trong vùng Biển Đông cũng như
các quá trình liên quan đến việc đưa ra các bản đồ đứt đoạn và ý nghĩa thực tế
của chúng. Trung Quốc thực sự có rất nhiều bằng chứng nhỏ về lịch sử để hỗ trợ
tuyên bố của mình, nhiều bằng chứng trong số này đã được sử dụng trong các bài
giảng trong nước trong nhiều năm qua. Nộp chúng lên PCA thành các bằng chứng
pháp lý là một điều hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc cũng thiếu vắng các chuyên
gia luật pháp quốc tế cần thiết cho các loại vụ kiện lớn.
Để lấp
đầy khoảng trống này, Trung Quốc cần phải cung cấp thêm hỗ trợ cho viện chính
sách và viện nghiên cứu cho các nghiên cứu về Biển Đông. Quan trọng hơn, trong
các nghiên cứu cần khuyến khích các cuộc tranh luận giữa các ý kiến khác nhau
và có nhiều thông tin liên lạc với các cộng đồng nghiên cứu quốc tế.
Thái
Độ và Nhận Thức
Mặc dù
Trung Quốc bác bỏ các quyết định trọng tài, nhưng là một thế lực lớn trong cộng
đồng quốc tế , ít nhất là tham gia tố tụng sẽ biểu hiện sự tôn trọng cần thiết
đối với luật pháp và các tổ chức pháp lý quốc tế . Về cơ bản, đây là một vấn đề
về thái độ và nhận thức. Chính phủ Trung Quốc vẫn coi luật pháp quốc tế như một
cái gì đó mà họ có thể lựa chọn theo ý thích của họ. Ngoài ra, chính phủ không
quen thuộc với các hệ thống và cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng
các trọng tài như một phương pháp giải quyết tranh chấp. Một số chính khách đã
có thái độ kẻ cả và thậm chí coi phán quyết như là một sự mất mặt (a loss of
face) cho một cường quốc khi tham gia vào một vụ kiện bắt đầu bởi một nước nhỏ
hơn và có tổ chức bởi một tòa án tạm thời.
Như đã
đề cập trong bài khác của cùng tác giả (**), khi tham gia đàm phán Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1973-1982, Trung Quốc đã quyết định đứng
cùng với các nước thuộc thế giới thứ ba và hỗ trợ các nhu cầu cho vùng đặc quyền
kinh tế EEZ 200 hải lý (ND: tương đương 370,4 km). Các nhà ngoại giao Trung Quốc
tại thời điểm đó hoàn toàn quên về Biển Đông và đường lưỡi bò chín gạch. Họ đặt
ý thức hệ trên lợi ích quốc gia và không nhận ra rằng vùng đặc quyền 200 hải lý
sẽ tạo ra những mâu thuẫn không thể lường trước cho các tuyên bố của Trung Quốc
ở Biển Đông, chẳng hạn như các vùng đặc quyền của các nước láng giềng sẽ phủ
trùm với đường lưỡi bò chín gạch. Hơn 40 năm đã trôi qua từ khi tham gia của
Trung Quốc trong việc đàm phán UNCLOS những năm 1970 đến quyết định không tham
gia vụ kiện lên PCA năm 2013. Trong thời gian này nền kinh tế của Trung Quốc đã
tăng trưởng từ là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành nền
kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng thái độ và nhận thức đối với luật pháp
quốc tế của Trung Quốc đã không tăng cùng một nhịp với tăng trưởng về kinh tế.
Truyền
Thông
Trong
các vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã bị cô lập rộng rãi (largely isolated). Những
tranh luận và ý kiến của Trung Quốc về cơ bản đã không được lắng nghe. Nhưng cô
lập này một phần tạo ra bởi chính bản thân Trung Quốc vì Bắc Kinh đã không bao
giờ tìm ra cách thức hiệu quả để giao tiếp với phần còn lại của thế giới liên
quan đến tuyên bố của mình và lập luận đằng sau những tuyên bố đó. Trước phán
quyết PCA, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông và các nhà ngoại
giao đã viết bài cho các phương tiện truyền thông quốc tế. Nhưng hầu hết những
nỗ lực này không hiệu quả đơn giản chỉ vì chúng chỉ lặp đi lặp lại những tuyên
bố chính thức của Trung Quốc mà không cung cấp bằng chứng thuyết phục cũng như
lập luận logic để hỗ trợ các yêu sách của mình.
Đó
chính là điều đáng lo ngại nếu một nước muốn vươn lên thành siêu cường mà không
thể giao tiếp hiệu quả với phần còn lại của thế giới. Tồn tại một khoảng cách
nhận thức rất lớn liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông. Ở một mức độ rộng lớn
hơn, các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay được tạo ra dựa trên những nhận thức
sai lầm từ các phương tiện truyền thông, giáo dục, và bất đồng trong xã hội cả
bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Rõ ràng, cần có một nhu cầu cấp thiết cho
truyền thông và đối thoại, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Thật
không may, các phán quyết từ PCA sẽ không mang lại bất kỳ giải pháp nào cho
căng thẳng ở Biển Đông; Nhiều khả năng nó sẽ chỉ tạo thêm những bất ổn mới và
nguy hiểm. Phán quyết này cũng có khả năng kích thích hơn nữa chủ nghĩa dân tộc
ở Trung Quốc và ký ức tập thể của chấn thương lịch sử dưới bàn tay của các cường
quốc nước ngoài. Như một hệ quả có thể, không gian cho ngoại giao hợp lý có thể
giảm hơn nữa. Tuy nhiên với Bắc Kinh, cần tránh phản ứng thái quá, vì nó sẽ chỉ
làm cho các phán quyết của PCA gây thiệt hại nhiều hơn đến lợi ích quốc gia của
Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment