Trương Nhân Tuấn
Gửi cho BBC từ Pháp
18
tháng 7 2016
Câu
hỏi "Kiện hay đàm phán?" đã được đặt ra sau khi Tòa Trọng tài PCA ra
phán quyết ngày 12/7 về vụ Philippines đơn phương kiện Trung Quốc về cách diễn
giải và áp dụng bộ Luật Biển 1982.
Kết quả
phán quyết ra sao mọi người đều biết: Philippines đã thắng lớn trong vụ kiện.
Đường
chữ U chín đoạn, yêu sách của Trung Quốc về "quyền lịch sử" (và trong
chừng mực "danh nghĩa lịch sử") ở khu vực Biển Đông đã bị Tòa bác bỏ.
Đơn giản vì các yêu sách về lịch sử này đã không được Trung Quốc chứng minh.
Dầu vậy,
theo Tòa, ngay cả khi các yêu sách (lịch sử) này được chứng minh, chúng cũng
không còn ý nghĩa, vì nó đi ngược lại tinh thần Công ước về Luật Biển 1982
(UNCLOS).
Tòa
cũng cho rằng các đảo thuộc Trường Sa không có cái nào được xem là "đảo"
để có thể yêu sách vùng "kinh tế độc quyền" 200 hải lý. Phán quyết
12/7/2016 vì vậy hạn chế yêu sách của Trung Quốc thể hiện qua tấm bản đồ đường
9 đoạn gởi lên LHQ năm 2009.
Trên lý
thuyết, yêu sách đường chữ U chín đoạn của Trung Quốc không còn lý do hiện hữu ở
vùng biển Trường Sa nữa. Việt Nam vì vậy cũng thắng lớn.
Nguyên
nhân thất bại của Trung Quốc, dĩ nhiên đến từ các yêu sách vừa phí lý, vừa quá
lố của nước này. Nhưng chính yếu là do Trung Quốc đã không tham gia vụ kiện.
Các động
thái của Trung Quốc, ngay vừa khi Tòa bắt đầu nhận đơn của Philippines, như cho
bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo tại các bãi cạn, đá... mà họ chiếm được của
Việt Nam năm 1988... đối với Tòa là một sự khiêu khích trắng trợn, coi thường
luật pháp quốc tế.
Phán
quyết ngày 12/7 của Tòa là một cái tát vào mặt Trung Quốc (và là một bài học
cho Việt Nam). Đáng lẽ phán quyết đã không đến nỗi nặng nề như vậy. Nguyên lý
là kẻ vắng mặt lúc nào cũng bị thiệt thòi.
Việt
Nam kiện, hay đàm phán, về cái gì với Trung Quốc?
Phán
quyết của Tòa PCA ngày 12/7 đã không chỉ giải quyết những tranh chấp giữa Việt
Nam và Trung Quốc tại khu vực Trường Sa mà còn mở cho Việt Nam nhiều cơ hội
pháp lý (và ngoại giao) để giải quyết Hoàng Sa, vấn đề đã bị "đông lạnh"
ít ra từ năm 1975 đến nay.
Cho rằng
Việt Nam thắng lớn không phải là quá lố.
Vấn đề
Trường Sa coi như "không đánh mà thắng", không mua mà được. Việt Nam
còn có thể khai thác "chiến thắng" này cho khu vực Hoàng Sa, tranh chấp
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bao gồm: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khác biệt
lập trường phân định biển (đến từ các việc đối kháng về cách diễn giải về Luật
Biển như vùng nước quần đảo, tình trạng pháp lý các thực thể ở Hoàng Sa...)
Kiện, vấn
đề thuộc "pháp lý", đàm phán thuộc ngoại giao. Vấn đề là Việt Nam có
thể kiện, hay đàm phán, với Trung Quốc về cái gì tại Hoàng Sa?
Tranh
chấp về chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn thế kỷ.
Từ thập
niên 30-40 của thế kỷ trước, nhà nước bảo hộ Pháp, đã hai lần thách thức Trung
Quốc giải quyết tranh chấp Hoàng Sa trước một trọng tài quốc tế. Cả hai lần
Trung Quốc đều khước từ.
Trung
Quốc cũng không hề "đàm phán" với nhà nước bảo hộ Pháp về Hoàng Sa. Họ
chờ dịp thuận tiện thì ra tay. Tháng Giêng 1974 mở ra cho Trung Quốc cơ hội
ngàn năm: Việt Nam Cộng hòa đang bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa uy hiếp về
quân sự trong khi "đồng minh" Mỹ đã rút lui theo Hiệp định Paris
1973.
Trung
Quốc đưa quân chiếm trọn Hoàng Sa, qua một cuộc chiến bất cân xứng về lực lượng
giữa hải quân Trung Quốc và hải quân VNCH.
Sau
1975, VNDCCH thắng trận và "thống nhất đất nước", không thấy hai bên
Việt Nam và Trung Quốc đả động gì đến Hoàng Sa.
Chỉ đến
tháng Hai 1979, chiến tranh biên giới bùng nổ, Việt Nam ra tuyên bố về chủ quyền
của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa cũng như giải thích lại nội dung các
tuyên bố đơn phương trước đây của Việt Nam liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa và
Trường Sa như Công hàm 1958).
Không
có đàm phán
Hòa
bình được thiết lập, bang giao hai bên Việt-Trung được hàn gắn, từ đầu những
năm 90, qua hệ quả của Hội nghị Thành Đô.
Từ đó đến
nay không hề nghe có "đàm phán" nào giữa hai nước về Hoàng Sa. Việc
phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tiếp nối theo việc phân định Vịnh Bắc
Bộ (hiệp ước ngày 25-12-2000), vẫn trong tình trạng bế tắc mặc dầu công trình
phân định Vịnh Bắc Bộ đã kết thúc từ lâu. Nguyên nhân dĩ nhiên đến từ tranh chấp
chủ quyền cũng như hiệu lực các đảo Hoàng Sa.
Cho đến
khi Trung Quốc kéo giàn khoan HY 981 đặt trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo
Lý Sơn của Việt Nam khoảng 100 hải lý, cách đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) khoảng
20 hải lý, mâu thuẫn giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc mới được biểu lộ ra
trước công chúng.
Đối với
Việt Nam, hành vi Trung Quốc đặt giàn khoan HY 981 nhằm thám hiểm, thăm dò thềm
lục địa là xâm phạm đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, được thiết
lập theo Luật Biển 1982. Lập luận của Trung Quốc là giàn khoan HY 981 hoạt động
trong khu vực biển và thềm lục địa của quần đảo Hoàng Sa.
Khủng
hoảng đem đến do giàn khoan HY 981 hiển nhiên bắt nguồn từ việc đối kháng cách
diễn giải bộ Luật Biển 1982 về "hiệu lực các đảo" thuộc quần đảo
Hoàng Sa theo điều 121. Ngoài ra còn có quan điểm của Trung Quốc về lãnh hải,
thể hiện qua hệ thống đường cơ bản của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã công
bố từ năm 1996.
Khủng
hoảng do giàn khoan HY 981 đem lại ít nhiều hệ quả trong xã hội Việt Nam. Dầu
vậy vẫn không có "đàm phán" nào giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc
về vấn đề Hoàng Sa.
Tin tức
từ trong nước cho biết, từ lâu, Trung Quốc không nhìn nhận "có tranh chấp
với Việt Nam về Hoàng Sa". Đối với Trung Quốc, Hoàng Sa là chuyện đã rồi,
đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ một "đàm
phán" nào với Việt Nam về vấn đề này.
Sau vụ
giàn khoan HY 981, ta có thể khẳng định rằng tin tức nói trên là đúng. Không hề
có "đàm phán" nào giữa Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Vị
trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cho ta biết yêu sách về biển của Trung Quốc.
Chưa
bao giờ Trung Quốc muốn ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam về vấn đề Hoàng Sa
cả.
Nhưng từ phán quyết ngày 12/7 của Tòa,
Việt Nam có thể "ép" Trung Quốc ngồi vào bàn "đàm phán" với
mình về tranh chấp Hoàng Sa.
Việt
Nam có thể vịn vào 3 khoản : 1/ các đảo Hoàng Sa, tương tự như Trường Sa, không
có cái nào phù hợp cho đời sống một cộng đồng dân chúng cũng như có thể có một
nền kinh tế tự tại. 2/ không hiện hữu vùng nước quần đảo và 3/ ngư trường Hoàng
Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Từ những
luận điểm này Việt Nam có thể "đàm phán song phương" với Trung Quốc
để thực hiện các điều: 1/ phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và xác định
đường phân định giữa bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam. 2/ Trong vùng lãnh hải
12 hải lý các đá thuộc Hoàng Sa là ngư trường lịch sử của Việt Nam.
Đàm
phán "song phương", bởi vì các việc phân định biển và việc xác định
ngư trường truyền thống các đá ở Hoàng Sa là chuyện "riêng" giữa
Việt Nam và Trung Quốc.
Chỉ khi nào Trung Quốc một mực từ chối
"đàm phán", lúc đó ta mới có thể nghĩ đến việc đi kiện.
Bởi vì,
việc "đi kiện" (trước Tòa án về Luật Biển) chỉ được một bên áp dụng
khi mà mọi phương án "ngoại giao" (tức đàm phán) đều cạn kiệt. Luật
Biển 1982 xác định rõ việc này ở các điều 281 và 282.
Việt
Nam bị ràng buộc bởi các tuyên bố chung, theo đó hai bên giải quyết các tranh
chấp thông qua thủ tục "đàm phán" và (việc đàm phán) dựa trên căn bản:" tuân thủ những nhận thức chung quan
trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước... nghiêm túc thực hiện
những Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển
Việt Nam - Trung Quốc".
Do đó, ngay khi cả việc "đàm
phán" đã kiệt, vì Trung Quốc không chấp nhận đàm phán, như vụ giàn khoan
981, việc đi kiện đối với Việt Nam vẫn không dễ.
Kiện
gì? Ở đâu?
Chúng ta đâu ai biết được "những nhận thức của lãnh đạo" về
Hoàng Sa và Trường Sa là gì? Lãnh đạo này là ai? (Nếu là ông Hồ Chí Minh hay
ông Phạm Văn Đồng, thì Việt Nam xem như mất Hoàng Sa và Trường Sa). Những
"thỏa thuận" giữa hai bên về "nguyên tắc cơ bản" gồm những
nguyên tắc nào?
Vì vậy, theo tôi, nếu ta không làm sáng tỏ những chi tiết ghi trên
thì việc "lo liệu hồ sơ" đi kiện cũng hoài công.
Bởi vì,
tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa đã trên 100 năm, tranh chấp
Trường Sa bắt đầu từ sau Thế chiến Thứ hai, cũng đã tròn 70 năm. Từ 1975, Việt
Nam đã có vô số cơ hội đi kiện Trung Quốc để giải quyết vấn đề mà Việt Nam đã
không đi kiện.
Tranh
chấp giữa Trung Quốc và Philippines chỉ bộc phát mới đây. Philippines chỉ bắt đầu
yêu sách một số đảo Trung Quốc từ thập niên 50, mà nguyên tắc về thụ đắc chủ
quyền lãnh thổ của Philippines cũng không tuân thủ theo tập quán quốc tế.
Manila chỉ kiện Bắc Kinh qua sự việc Trung Quốc chiếm các đá Scarborough, uy hiếp
quân đội Philippines ở bãi Cỏ Rong, cho xây dựng đảo nhân tạo ở bãi chìm Vành
Khăn... Tức những sự kiện chỉ xảy ra mới đây, không quá 5 năm.
Việt
Nam không kiện Trung Quốc hẳn nhiên có một số lý do tiềm ẩn. Và có thể Việt
Nam sẽ không bao giờ kiện được Trung Quốc, cũng bởi những lý do tiềm ẩn này.
Nhưng từ
phán quyết 12/7 của PCA, Việt Nam có thể vịn vào một số phán lệnh làm cơ bản,
từ đó "ép" Trung Quốc ngồi vào đàm phán với mình về Hoàng Sa. Nếu
Trung Quốc chấp nhận đàm phán, tức là Trung Quốc đã nhìn nhận "có tranh chấp"
ở Hoàng Sa.
Nếu đi
kiện, Việt Nam cũng không thể kiện ra ngoài nội dung các bảo lưu của Trung Quốc
(về chủ quyền, về phân định biển). Việt Nam chỉ có thể kiện ở các nội dung tôi
đã liệt kê ở trên.
Mà theo
các điều 282, 283 của Luật Biển, Việt Nam chỉ có thể kiện khi "đàm
phán" đã kiệt. Phi lý là vậy. Ý kiến của một số học giả không chủ trương
đàm phán với Trung Quốc, vậy thì Việt Nam có thể làm gì? Nếu kiện thì kiện cái
gì và kiện ở đâu?
Bài
viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống ở
Pháp.
No comments:
Post a Comment