06
MAY 2016
Phải
chăng là bấy lâu nay chúng ta đã hiểu sai chủ nghĩa bảo thủ xã hội cực
đoan?
Phần
lớn các câu hỏi liên quan đến các mối đe dọa mang tính xã hội thường có một kiểu
mẫu nhất định[1]. Trên bề mặt, điều
này có lẽ gợi ý là khuynh hướng chuyên chế chỉ là phương tiện cho sự biểu thị
chủ nghĩa bảo thủ xã hội. Nhưng xem xét một cách kỹ càng hơn, nó có vẻ chỉ ra một
điều gì đấy thú vị hơn về bản chất của chính chủ nghĩa bảo thủ xã hội.
Với
những người theo chủ nghĩa tự do, rất dễ để kết luận là sự chống đối nào dành
cho những thứ như hôn nhân đồng giới, người nhập cư hay sự đa dạng chủng tộc
cũng có bắt nguồn từ sự cố chấp cuồng tín (bigotry) kỳ thị những nhóm thiểu số
– rằng những sự chống đối như thế là biểu hiện của các trạng thái tâm lý ghê sợ
người đồng tính (homophobia), ghê sợ người ngoại quốc (xenophobia) và ghê sợ đạo
Hồi (Islamophobia).
Nhưng
các kết quả khảo sát của Vox và Morning Consult, cùng với các nghiên cứu trước
đây về khuynh hướng chuyên chế, cho thấy rằng vấn đề không đơn giản như vậy.
Không
có một lý do nhất định nào cho việc các mục tiêu giáo dục con trẻ có thể phản
ánh được thái độ tinh thần chống lại một số nhóm thiểu số nhất định. Các câu hỏi
khảo sát của chúng tôi không hỏi là việc trẻ con tôn trọng người khác chủng tộc
có quan trọng hay không. Các câu hỏi của chúng tôi thuần là về việc trẻ con có
nên tôn trọng uy quyền và luật lệ nói chung hay không. Thế thì làm cách nào mà
các mục tiêu giáo dục con trẻ lại có thể thể hiện rõ rệt được thái độ tinh thần
chống đối các nhóm thiểu số?
Thứ
trên bề mặt có vẻ như là sự cố chấp cuồng tín lại có vẻ rất giống lý thuyết của
Stenner về “sự kích hoạt”.
Hetherington
cho rằng rất có khả năng là những người theo khuynh hướng chuyên chế thì thường
dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các thông điệp bảo họ phải ghét một nhóm nhất định nào
đó được xem là ‘khác’ (other) – bất kể là bản thân những người theo khuynh hướng
chuyên chế này đã có sẵn thái độ tinh thần chống đối lại nhóm ‘khác’ ấy hay
không. Những nỗi sợ hãi trước những nhóm ‘khác’ thường thay đổi theo thời gian
tuỳ theo các sự kiện xã hội vốn có thể làm cho các nhóm khác nhau trở nên đáng
sợ hơn hay không đáng sợ nữa.
Nhóm người ủng hộ
Trump tranh cãi với nhóm phản đối Trump trong một cuộc tuần hành. Ảnh: CNN
Mọi
thứ tuỳ thuộc vào việc một nhóm người nhất định nào đấy đã bị biến thành một
‘nhóm ngoài’ của xã hội (outgroup) hay không – tuỳ thuộc vào việc những cá nhân
trong nhóm người nhất định đấy đã bị xác định là những phần tử ‘khác’ và ‘nguy
hiểm’ (dangerous other) hay không.
Kể
từ sự kiện 11/09 năm 2001, nhiều kênh truyền thông và các chính trị gia đã tô vẽ
những người theo đạo Hồi như một nhóm ‘khác’ và ‘nguy hiểm’ tại Mỹ. Những người
theo khuynh hướng chuyên chế về bản chất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông điệp
như thế và theo đó, họ càng có khả năng hình thành sự chống đối lại sự hiện diện
của các giáo đường Hồi giáo trong khu vực dân cư của họ.
Hetherington
phân tích rằng: khi được bảo hãy ghét một ‘nhóm ngoài’ của xã hội nào đấy,
“Trên trung bình thì những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế thấp
sẽ thể hiện là, ‘Tôi không lo lắng về vấn đề đấy lắm’, trong khi những người được
đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế cao sẽ thể hiện là, ‘Ôi Chúa ơi, tôi lo
vấn đề ấy lắm, thế giới thật nguy hiểm.'”
Nói
cách khác, hiện tượng mà trên bề mặt có vẻ là sự cố chấp cuồng tín (bigotry) có
vẻ gần giống với hiện tượng “kích hoạt” trong lý thuyết của Stenner: những người
có khuynh hướng chuyên chế thường đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các thông điệp
nói về cách mà những nhóm ‘người ngoài’ và các biến đổi xã hội sẽ đe doạ nước Mỹ
như thế nào. Theo đó, những người có khuynh hướng chuyên chế này sẽ bật xả bằng
cách đả kích những nhóm người được xem là chủ thể của các lo âu lúc đó của họ.
Điều
này không có ý nói rằng một động thái như thế thì đỡ tệ hại hơn là sự phân biệt
chủng tộc đơn thuần hay trạng thái ghê sợ người ngoại quốc. Động thái như thế của
những người theo khuynh hướng chuyên chế vẫn nguy hiểm và gây hại, đặc biệt khi
nó thổi thêm sức mạnh cho những kẻ mị dân như Donald Trump.
Có
lẽ sát với chủ đề ở đây hơn, phân tích nói trên về động thái của những người
theo khuynh hướng chuyên chế giúp giải thích cách mà những người ủng hộ Trump
có thể rất nhanh chóng đón chào những chính sách quá khích công kích những nhóm
‘người ngoài’: một chính sách trục xuất hàng loạt cả triệu người nhập cư, một lệnh
cấm không cho người Hồi giáo ngoại quốc vào nước Mỹ. Khi chúng ta nhìn những lựa
chọn chính sách này như là những lựa chọn được cổ suý bởi khuynh hướng chuyên
chế, trong một bối cảnh mà các mối đe dọa xã hội đang được xem là đặc biệt nguy
hiểm và cần được giải quyết bằng các phản ứng cực độ, thì mọi thứ trông có vẻ
có lý hơn là khi chúng ta đổ tất cả cho sự xuất hiện bất ngờ của các nhóm người
cố chấp cuồng tín nhất định nào đó.
[1] Ngoại lệ là một
câu hỏi về các chính sách đặc cách dành cho những nhóm dân hay chủng tộc thiểu
số. Câu hỏi này không có tác động tách biệt giữa những người có khuynh hướng
chuyên chế cao và những người có khuynh hướng chuyên chế thấp. Có lẽ là do vấn
đề này nói chung khá là không làm hài lòng tất cả các nhóm được khảo sát.
(Còn
tiếp)
*
*
09
MAY 2016
Những
người có khuynh hướng chuyên chế muốn gì?
Bằng
cách sử dụng các câu hỏi về mục tiêu giáo dục con trẻ, chúng tôi đã lần ra được
những người có khuynh hướng chuyên chế bên trong Đảng Cộng Hoà. Sử dụng các câu
hỏi về các mối đe dọa và biến đổi xã hội, chúng tôi tìm ra được những động lực
của nhóm người này. Nhưng nhóm câu hỏi cuối cùng về lựa chọn chính sách có thể
là nhóm câu hỏi quan trọng nhất: Như thế thì sao? Những người có khuynh hướng
chuyên chế muốn gì?
What sét
authoritarians apart
Các
trả lời khảo sát về lựa chọn chính sách cho thấy những người có khuynh hướng
chuyên chế có một nhóm các lựa chọn chính sách của riêng họ, tách biệt với những
lựa chọn của các nhóm chính thống trong Đảng Cộng Hoà. Và sự tồn tại của những
lựa chọn này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng: nhóm những người có khuynh hướng
chuyên chế đã trở thành một nhóm cử tri riêng biệt, gần như trên thực tế họ đã
trở thành một đảng chính trị mới nằm bên trong Đảng Cộng Hoà.
Feldman
kiểm tra dữ liệu của chúng tôi và ghi nhận một điều nổi bật: những người có
khuynh hướng chuyên chế “là nhóm sẵn sàng nhất trong việc mong muốn sử dụng bạo
lực, mong muốn cắt giảm nhập cư, và mong muốn giới hạn các tự do dân quyền.”
Khía
cạnh mang tính hành động này của nhóm người có khuynh hướng chuyên chế chính là
yếu tố tách biệt những người ủng hộ Trump ra khỏi những người ủng hộ các ứng cử
viên Cộng Hoà khác. “Sự sốt sắng trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để tiêu
diệt các mối đe doạ – đó là đặc điểm rõ ràng nhất của những người ủng hộ Trump.”
Chúng
tôi xác định là những người có khuynh hướng chuyên chế nói chung và những cử
tri ủng hộ Trump nói riêng có khả năng rất cao sẽ ủng hộ năm chính sách sau
đây:
1.
Sử
dụng quân sự thay vì ngoại giao đối với những nước đang đe dọa Mỹ;
2.
Thay
đổi Hiến pháp để chặn việc trở thành công dân Mỹ của con cái những người nhập
cư;
3.
Tăng
cường kiểm tra khám xét tại các sân bay đối với những hành khách trông có vẻ là
gốc Trung Đông để chống khủng bố;
4.
Bắt
mọi công dân phải mang thẻ căn cước và buộc phải cho cảnh sát xem thẻ căn cước
khi được yêu cầu để chống khủng bố;
5.
Cho
phép chính phủ liên bang kiểm tra điện thoại để xác định các cuộc gọi đến những
số có liên quan đến bọn khủng bố.
Điểm
chung của các chính sách này là sự bắt nguồn từ những nỗi sợ hãi rất lớn về các
mối đe doạ, dù là mang tính thể xác hay mang tính xã hội, và hơn thế nữa, từ một
khao khát là những mối đe dọa này sẽ được giải quyết bằng các hành động gay gắt
của chính phủ – những chính sách mang tính chuyên chế không chỉ về phong cách
mà cả về nội dung thực tế. Theo nhiều cách, mức độ gay gắt của các hành động được
khao khát này chính là yếu tố giúp phân biệt ra những người có khuynh hướng
chuyên chế trong tất cả những thành viên của Đảng Cộng Hoà.
Feldman
cho tôi biết, “Nhiều người theo Đảng Cộng Hoà cảm thấy bị đe dọa bởi khủng bố,
bạo lực và sự đa dạng văn hoá, nhưng những người ủng hộ Trump cũng sợ những thứ
tương tự,”
Ông
cũng nói “Có vẻ là khía cạnh hành động của khuynh hướng chuyên chế – sự sốt sắng
trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để tiêu diệt các mối đe doạ – chính là đặc
điểm rõ ràng nhất của nhóm ủng hộ Trump.”
Cho
dù Trump có thua cuộc trong cuộc bầu cử này thì cũng không làm mất đi các mối
đe doạ và các biến đổi xã hội đang kích hoạt khía cạnh hành động này của những
người có khuynh hướng chuyên chế.
Điều
này giúp giải thích tại sao Đảng Cộng Hoà đã gặp khó khăn lớn trong việc tìm
cách giành sự ủng hộ của những người ủng hộ Trump, cho dù các mối quan tâm
chính sách ngắn hạn của những người này, ví dụ như việc giới hạn nhập cư hay bảo
vệ an ninh quốc gia, là giống với các nhóm chính thống bên trong đảng. Sự chia
cắt ở đây chính là ở mức độ của việc thi hành chính sách. Và các nhóm chính thống
bên trong Đảng Cộng Hòa đơn giản là không sẵn sàng kêu gọi những chính sách
mang tính chuyên chế dứt khoát.
Một
thứ đáng lưu ý khác chính là sự thiếu vắng các mối quan tâm khác trong các quan
tâm chính sách của những người có khuynh hướng chuyên chế. Ví dụ, không có một
sự tương quan nào giữa khuynh hướng chuyên chế và việc ủng hộ các cắt giảm thuế
cho những người có thu nhập trên $250,000/năm. Tương tự với việc ủng hộ các hiệp
ước thương mại quốc tế.
Hai
chính sách thuế và thương mại quốc tế này đều là những chính sách kinh tế chính
thống của Đảng Cộng Hoà. Tất cả các nhóm được khảo sát đều chống việc cắt giảm
thuế và ủng hộ cho các hiệp ước thương mại không nồng nhiệt lắm bất kể mức độ
theo khuynh hướng chuyên chế của những người được khảo sát. Như vậy không có
chia cắt nào trong các chính sách này.
Một
yếu tố khác cũng quan trọng nhưng các dữ liệu khảo sát của chúng tôi không định
lượng được là phong cách của Trump.
Các
chính sách của Trump không phải là thứ tách biệt ông ta với những ứng cử viên Cộng
Hoà khác. Thứ làm ông ta đặc biệt chính là khả năng hùng biện và phong cách.
Cách ông ta đơn giản hoá mọi thứ thành hai cực trắng đen của mạnh và yếu, của
vĩ đại nhất và tệ hại nhất. Những lời hứa đơn giản và rõ ràng của ông ta trong
việc giải quyết các vấn đề hiện nay mà ông ta nói rằng các chính trị gia khác
quá yếu đuối để có thể giải quyết.
Và
có lẽ quan trọng hơn cả chính là sự sốt sắng của ông ta trong việc sổ toẹt tất
cả những quy ước trong văn minh nghị luận khi nói về các nhóm dân thiểu số mà
những người có khuynh hướng chuyên chế đang sợ. Vì thế, Trump đắc lợi khi ông
ta nói rằng người Mêhicô là những kẻ hãm hiếp và khi ông ta tỉnh bơ nói về việc
tàn sát người Hồi giáo bằng đạn nhúng máu heo. Ông ta đang gửi tín hiệu đến những
người ủng hộ có khuynh hướng chuyên chế của mình là ông ta sẽ không để cho sự
“đúng đắn chính trị” (political correctness) ngăn cản ông ta công kích những
nhóm ‘người ngoài’ ‘đáng sợ’ kia.
Feldman
giải thích cho tôi rằng một phong cách như thế chính là “phong cách lãnh đạo
chuyên chế kinh điển: đơn giản, mạnh mẽ và sẵn sàng trừng phạt. “
Những
người có khuynh hướng chuyên chế sẽ thay đổi Đảng Cộng Hoà và nền chính trị Mỹ
như thế nào?
Các ứng cử viên Đảng Cộng
Hòa trong một cuộc tranh luận trước công chúng. Ảnh: Michael Ciaglo/Pool/Getty
Images
Tôi
thật sự ngạc nhiên là kết luận có tính thuyết phục nhất từ dữ liệu khảo sát của
chúng tôi lại không phải là một kết luận liên quan đến Trump.
Kết
luận đó là: những người có khuynh hướng chuyên chế, một lực lượng đang lớn mạnh
trong Đảng Cộng Hoà, là một nhóm cử tri tồn tại độc lập với Trump – và họ sẽ tiếp
tục là một lực lượng trong chính trị Mỹ bất kể Trump có thành tổng thống hay
không.
Thất
bại của Trump, nếu có, cũng không làm mất đi những mối đe doạ và các biến đổi
xã hội đang kích hoạt khía cạnh hành động của những người có khuynh hướng
chuyên chế. Họ sẽ vẫn luôn ở đó và tiếp tục tìm những ứng cử viên khác có phong
cách mạnh bạo và sẵn sàng trừng phạt như những cử tri này mong muốn.
Điều
đó có nghĩa là Donald Trump có thể chỉ là một trong rất nhiều Trump của chính
trị Mỹ. Đây là một quan sát ẩn chứa những ngụ ý sâu sắc cho nước Mỹ.
Nó
cũng có nghĩa là Đảng Cộng Hoà sẽ còn gặp thêm nhiều vấn đề. Cuộc bầu cử đang
diễn ra đã cho thấy các nhóm chính thống bên trong đảng này căm ghét Trump và
những giá trị của ông ta đến thế nào – cái sự mị dân màu mè của ông ta, cái
cách ông ta xem thường những giá trị kinh tế cốt lõi của phái bảo thủ, cách ông
ta gây chia rẽ sâu sắc giới cử tri.
Chúng
ta có thể đã có một hệ thống 3 đảng trong thực tế: Dân Chủ, Cộng Hoà Chính Thống
và Cộng Hoà Chuyên Chế.
Đảng
Cộng Hoà có thể tìm cách đọ sức hùng biện theo phong cách chuyên chế với Trump,
và các ứng cử viên của đảng này có thể miễn cưỡng ủng hộ một số chính sách quá
khích của Trump với người nhập cư và người Hồi giáo. Nhưng cuối cùng thì các
nhóm chính thống trong đảng này vẫn không thể hoàn toàn đi được theo con đường
chuyên chế quá khích mà Trump đang đi.
Đó
là vấn đề mà Đảng Cộng Hoà phải giải quyết. Cứ nhìn những ảnh hưởng mà Đảng Trà
(Tea Party) đã có lên Đảng Cộng Hoà. Đảng Trà giúp phe Cộng Hoà giành được Hạ
Viện Mỹ (House of Representatives) năm 2010 để rồi cuối cùng gây ra một cuộc nội
chiến vẫn còn dai dẳng bên trong đảng này. Các ứng cử viên Đảng Trà cạnh tranh
với các ứng cử viên ôn hoà và ứng cử viên trung dung, khiến cho nội bộ Đảng Cộng
Hoà chia rẽ và rối loạn.
Bây
giờ thì một sự chia rẽ tương tự đang diễn ra ở cấp bầu cử tổng thống, với những
kết quả có thể có mang tính hủy diệt lớn hơn cho Đảng Cộng Hoà. Những người có
khuynh hướng chuyên chế có thể đã có một đa số chưa mạnh bên trong Đảng Cộng
Hoà, và theo đó họ có thể áp đặt ý chí của mình từ bên trong đảng này. Nhưng
trên bình diện quốc gia thì những người có khuynh hướng chuyên chế quá ít và những
quan điểm của họ thường quá gây phản cảm trong quần chúng, vì thế họ khó mà thắng
cuộc tổng tuyển cử quốc gia chỉ bằng lực lượng của mình.
Thế
nên sự trỗi dậy của khuynh hướng chuyên chế trong chính trị Mỹ có nghĩa là
chúng ta bây giờ có thể đã có một hệ thống 3 đảng trong thực tế: Dân Chủ, Cộng
Hoà Chính Thống và Cộng Hoà Chuyên Chế.
Mặc
dù hai nhóm Cộng Hoà nói trên hiện nay đang cố gắng duy trì một liên minh ngượng
nghịu, thực tế thì Cộng Hoà Chính Thống đã thể hiện một sự bất lực hoàn toàn
trong việc giành lại kiểm soát từ nhóm Cộng Hoà Chuyên Chế. Trong khi đó, nhóm
theo khuynh hướng chuyên chế đang tích cực chống đối các chính sách trung dung
của nhóm chính thống và tỏ ra không hề quan tâm gì đến các chính sách kinh tế của
đảng.
Theo
thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến một số hậu quả chính trị đáng chú ý cho Cộng
Hoà. Đảng này sẽ ngày càng khó thắng các cuộc tranh cử tổng thống hơn vì các ứng
cử viên của họ phải thắng các cuộc ứng cử bên trong đảng bằng cách lấy lòng những
cử tri có khuynh hướng chuyên chế. Mà giành được ủng hộ của những cử tri chuyên
chế thì những ứng cử viên này sẽ khó mà nhận được sự ủng hộ của giới cử tri
chính thống. Đảng Cộng Hoà có thể dễ thắng hơn tại các cuộc bầu cử địa phương
và bầu cử ở cấp quốc hội nhưng điều đó có thể chỉ dẫn đến việc càng có nhiều
các cuộc tranh cãi làm bế tắc công tác lập pháp trong khi nội bộ Đảng Cộng Hoà
cố gắng cân bằng đòi hỏi của nhóm đại biểu theo khuynh hướng chuyên chế và nhóm
đại biểu chính thống. Các cử tri có khuynh hướng chuyên chế sẽ kéo Đảng Cộng
Hoà về phía cực hữu trong các vấn đề xã hội, và đồng thời làm giảm sự ủng hộ
dành cho các chính sách kinh tế truyền thống của phe bảo thủ trong đảng này.
Trong
khi đó, có vẻ là các yếu tố đang kích hoạt khuynh hướng chuyên chế tại Mỹ nhiều
khả năng sẽ chỉ lớn mạnh hơn. Các tiêu chuẩn xã hội về giới tính, tính dục và
chủng tộc sẽ tiếp tục thay đổi. Các phong trào như Mạng Sống Người Da Den Cũng
Có Giá (Black Lives Matter) sẽ tiếp tục làm giảm tính phân biệt chủng tộc vốn
đã thâm căn vào cơ chế của Mỹ (institutionalized discrimination) và tiếp tục
theo đuổi việc biến đổi xã hội và sắp xếp lại trật tự xã hội vốn đang làm cho
những người có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy sợ hãi.
Không
có dấu hiệu cải thiện từ những rối loạn ở Trung Đông, vốn tạo điều kiện cho các
nhóm như ISIS lớn mạnh và đẩy hàng triệu người tỵ nạn sang các nước khác. Về
lâu về dài, nếu như các xu hướng nhân khẩu học hiện nay tiếp diễn thì người Mỹ
da trắng sẽ trở thành một nhóm thiểu số trong các thập kỷ sắp tới.
Nhìn
về lâu dài, điều này có nghĩa là Đảng Cộng Hoà sẽ ngày càng cứng rắn hơn trong
các chính sách nhập cư và an ninh trật tự, sẽ càng ngày càng lớn tiếng hơn
trong việc thể hiện nỗi sợ người Hồi giáo và các nhóm thiểu số. Đồng thời, Đảng
Cộng Hoà cũng sẽ mềm mỏng hơn đối với các chính sách kinh tế như cắt giảm thuế.
Đảng này cũng vẫn sẽ tranh cử tốt ở cấp quốc hội và cấp địa phương nhưng những
chia cắt nội bộ của đảng này sẽ khiến cho họ khó hoạt động và cuối cùng là khó
vào được Nhà Trắng.
Trong
các thập niên qua, Đảng Cộng Hoà đã tranh thủ sự ủng hộ của những người có
khuynh hướng chuyên chế bằng cách ngầm hứa hẹn rằng đảng này sẽ đứng vững trong
thế chống lại các biến đổi xã hội, và sẽ là đảng của sức mạnh và quyền lực thay
vì là đảng của thương lượng và thoả hiệp. Đã đến lúc họ nhận ra rằng những kế
sách này của họ quá hiệu quả – và đang có khả năng xé nát chính họ.
No comments:
Post a Comment