Nguyễn Đạt Thịnh
VienDongDaily.Com
- 23/07/2016
Khẩu hiệu
của tổ chức Together Baton Rouge (Baton Rouge Đoàn Kết ) là, “Chúng tôi không
chấp nhận chia rẽ” (We refuse to be divided), và tấm hình “đại đoàn kết” là năm
người đàn ông, không người nào da trắng, không người nào mặc sắc phục cảnh sát
đứng với nhau, ba người cầm khẩu hiệu “Chúng tôi không chấp nhận chia rẽ” bé bằng
tờ giấy đánh máy, khổ 8.5x11; một trong ba tờ khẩu hiệu úp mặt lại, như mệt mỏi
không muốn tiếp tục van nài, xin đoàn kết nữa.
Tấm hình đó đăng trong bài báo “In Baton Rouge, a Divided City Faces Two Different Tragedies” (Tại Baton Rouge, Một Thành Phố Chia Rẽ Đối Diện Với Hai Thảm kịch Khác Nhau), bài báo đăng trên tờ The New York Time ngày thứ Tư 7/20/2016, nội dung nói lên ước nguyện của người Mỹ Đen cư dân Baton Rouge không muốn bị chia rẽ với cảnh sát, không muốn bị đối xử khác biệt, và không muốn bị cảnh sát bắn chết.
Tấm hình đó đăng trong bài báo “In Baton Rouge, a Divided City Faces Two Different Tragedies” (Tại Baton Rouge, Một Thành Phố Chia Rẽ Đối Diện Với Hai Thảm kịch Khác Nhau), bài báo đăng trên tờ The New York Time ngày thứ Tư 7/20/2016, nội dung nói lên ước nguyện của người Mỹ Đen cư dân Baton Rouge không muốn bị chia rẽ với cảnh sát, không muốn bị đối xử khác biệt, và không muốn bị cảnh sát bắn chết.
Chúng
tôi không chấp nhận chia rẽ
Cả ba
điều “không muốn” đều mang tính van xin, và đang bị ngó lơ, vì một anh Mỹ Đen
khác -anh Gavin Long- vừa làm cảnh sát nổi giận và vì giận, cảnh sát lại càng
thêm ghét Mỹ Đen: tội của anh là bắn chết ba anh cảnh sát Baton Rouge và bắn bị
thương ba anh khác.
Gavin còn có một cái first name nữa -là “Cosmo”; anh ký tên Cosmo viết một lá thư dài 3 trang, mô tả hành động anh giết cảnh sát là một “tội ác cần phải làm” (necessary evil). Gavin tự Cosmo chụp hình lá thư viết tay rồi attach tấm hình vào lá thư, email lá thư này cho một nhạc sĩ cư ngụ tại bang Ohio, một tiếng đồng hồ trước giờ anh xách súng xuống đường đi săn cảnh sát.
Gavin còn có một cái first name nữa -là “Cosmo”; anh ký tên Cosmo viết một lá thư dài 3 trang, mô tả hành động anh giết cảnh sát là một “tội ác cần phải làm” (necessary evil). Gavin tự Cosmo chụp hình lá thư viết tay rồi attach tấm hình vào lá thư, email lá thư này cho một nhạc sĩ cư ngụ tại bang Ohio, một tiếng đồng hồ trước giờ anh xách súng xuống đường đi săn cảnh sát.
Sinh
ngày 17 tháng Bảy, 1987, năm nay Gavin 29 tuổi; sau khi tốt nghiệp trung học,
anh ghi tên học tại University of Alabama, nhưng chỉ vài tháng sau, anh bỏ học,
tình nguyện gia nhập hàng ngũ TQLC. Trong quân ngũ, anh đã phục vụ tại Iraq, và
Okinawa.
Long chọn ngày chết cũng là ngày 7/17, ngày sinh nhật thứ 29 của anh. Anh lái một chiếc xe mướn, vượt trên 700 miles -từ Kansas City đến Baton Rouge- để thực hiện điều mà anh viết trong thư là “tội ác cần phải làm”. Anh cũng viết trong thư là anh giết cảnh sát để mưu tìm một thay đổi quan trọng trong sinh hoạt của cảnh sát.
Lá điện thư anh gửi cho nhạc sĩ Yarima Karama; ông này ở Columbus, Ohio; hai người chưa gặp nhau bao giờ; Long chỉ vài lần, viết email thảo luận về những nhạc phẩm của Karama. Nhạc sĩ Karama gửi lá thư tuyệt mạng của anh cho hãng thông tấn The Associated Press.
Lá thư của Long giúp cảnh sát hiểu anh bất bình về việc hai cảnh sát viên da trắng đè một thanh niên da đen -anh Alton Sterling- xuống mặt đường rồi rút súng bắn chết anh này, trong lúc họ có thể giản dị xiềng tay anh lại, đưa anh về bót.
Long chọn ngày chết cũng là ngày 7/17, ngày sinh nhật thứ 29 của anh. Anh lái một chiếc xe mướn, vượt trên 700 miles -từ Kansas City đến Baton Rouge- để thực hiện điều mà anh viết trong thư là “tội ác cần phải làm”. Anh cũng viết trong thư là anh giết cảnh sát để mưu tìm một thay đổi quan trọng trong sinh hoạt của cảnh sát.
Lá điện thư anh gửi cho nhạc sĩ Yarima Karama; ông này ở Columbus, Ohio; hai người chưa gặp nhau bao giờ; Long chỉ vài lần, viết email thảo luận về những nhạc phẩm của Karama. Nhạc sĩ Karama gửi lá thư tuyệt mạng của anh cho hãng thông tấn The Associated Press.
Lá thư của Long giúp cảnh sát hiểu anh bất bình về việc hai cảnh sát viên da trắng đè một thanh niên da đen -anh Alton Sterling- xuống mặt đường rồi rút súng bắn chết anh này, trong lúc họ có thể giản dị xiềng tay anh lại, đưa anh về bót.
Hai
cảnh sát viên Mỹ Trắng đè anh Sterling xuống rồi bắn chết anh
Alton
Sterling
Chuyện
xảy ra vào lúc nửa đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Bảy, tại địa chỉ 2112
North Foster Drive, Baton Rouge, Louisiana; có nhiều nhân chứng và nhiều người
quay phim, chụp hình cảnh giết người không cần thiết.
Hai ngày sau vụ cảnh sát giết anh Sterling, cư dân Baton Rouge tổ chức biểu tình phản đối, và 12 ngày sau, anh Long bắn chết 3 cảnh sát viên, bắn bị thương thêm 3 cảnh sát viên nữa, rồi bị cảnh sát bắn chết.
Hai ngày sau vụ cảnh sát giết anh Sterling, cư dân Baton Rouge tổ chức biểu tình phản đối, và 12 ngày sau, anh Long bắn chết 3 cảnh sát viên, bắn bị thương thêm 3 cảnh sát viên nữa, rồi bị cảnh sát bắn chết.
Việc làm của anh Long trở thành quan trọng hơn, vì anh là người cựu quân nhân thứ nhì nổ súng bắn cảnh sát, với cùng một lý do như anh Micah Xavier Johnson, thủ phạm bắn chết 5 cảnh sát viên, và bắn bị thương 9 cảnh sát viên khác tại Dallas. Hai vụ xảy ra cách nhau 10 ngày.
Micah
Xavier Johnson
Đại tá
cảnh sát Mike Edmonson, tiểu bang Louisiana cho biết anh Long để lại trong chiếc
xe mướn một số tài liệu anh viết về những cảnh sát viên có lương tâm, những người
cảnh sát xấu, và cuộc chiến tranh thầm lặng giữa cảnh sát và người Mỹ Đen. Cuối
cùng anh viết là anh phải bắt những người cảnh sát xấu chịu những tổn thất, những
chết chóc, như họ đã bắt người Mỹ Đen gánh chịu."
Long có 5 năm thâm niên quân vụ trong binh chủng TQLC, và giải ngũ với cấp bực trung sĩ. Trong email viết cho nhạc sĩ Karama, Long tâm sự, “Tôi biết truyền thông và cảnh sát sẽ bôi nhọ việc tôi làm; nhưng tôi vẫn thấy việc tôi làm là loại tội ác cần phải làm, dù tôi không muốn làm, và dù có làm tôi cũng không vui sướng gì, nhưng vẫn làm, làm để tạo ra một thay đổi quan trọng trong lực lượng cảnh sát, và trong hệ thống pháp lý Hoa Kỳ.”
Nhạc sĩ Karama đã đích thân đọc lá thư, quay thành video rồi post lên You Tube; thái độ của ông có vẻ kính trọng người bạn mà ông không biết mặt.
Một người khác, cô Kalyn Chapman James, cũng đã công khai ca tụng anh Micah Xavier Johnson là một vị martyr -một liệt sĩ; chữ martyr còn được dùng để tỏ lòng ngưỡng mộ những nhà tu tử vì đạo.
Long có 5 năm thâm niên quân vụ trong binh chủng TQLC, và giải ngũ với cấp bực trung sĩ. Trong email viết cho nhạc sĩ Karama, Long tâm sự, “Tôi biết truyền thông và cảnh sát sẽ bôi nhọ việc tôi làm; nhưng tôi vẫn thấy việc tôi làm là loại tội ác cần phải làm, dù tôi không muốn làm, và dù có làm tôi cũng không vui sướng gì, nhưng vẫn làm, làm để tạo ra một thay đổi quan trọng trong lực lượng cảnh sát, và trong hệ thống pháp lý Hoa Kỳ.”
Nhạc sĩ Karama đã đích thân đọc lá thư, quay thành video rồi post lên You Tube; thái độ của ông có vẻ kính trọng người bạn mà ông không biết mặt.
Một người khác, cô Kalyn Chapman James, cũng đã công khai ca tụng anh Micah Xavier Johnson là một vị martyr -một liệt sĩ; chữ martyr còn được dùng để tỏ lòng ngưỡng mộ những nhà tu tử vì đạo.
Kalyn Chapman James nguyên là hoa khôi tiểu bang Alabama, cô đã khóc khi nói về Xavier Johnson.
Kalyn
Chapman James
Việc
hai anh cựu quân nhân Mỹ Đen chấp nhận chết để giết cảnh sát Mỹ Trắng vì cảnh
sát giết Mỹ Đen , và thái độ nhiều thiện cảm của hai người Mỹ Đen ngoại cuộc đối
với hành động giết người của hai “liệt sĩ”, đang lớn tiếng báo động một cuộc
chiến tranh sắc tộc, dù còn âm ỉ những cũng đang rất rõ rệt.
Tiếng súng nội chiến nổ tại Dallas hôm mùng 7 tháng Bảy, 10 ngày sau -ngày 7/17/2016, súng nội chiến lại nổ tại Baton Rouge. Tình hình có thể trở thành tồi tệ hơn rất nhanh, và không có lợi cho bất cứ đảng nào trong hai chính đảng Hoa Kỳ.
Cô Kalyn Chapman James post lên Facebook một đoạn video nói lên tâm trạng bối rối của cô; bối rối vì không ngày nào cô khỏi nghe, khỏi thấy cảnh người Mỹ Đen bị cảnh sát giết. Cô thú nhận là cô không đau xót trước cảnh anh Xavier Johnson giết cảnh sát, như cô đã đau xót trước việc cảnh sát giết Mỹ Đen.
James viết, cô “didn't want to feel this way,” cô muốn công bằng hơn, muốn thương mọi người bị giết như nhau, dù người đó là Mỹ Đen hay cảnh sát Mỹ Trắng, nhưng cảm xúc là điều cô không chủ động sai khiến được.
Tiếng súng nội chiến nổ tại Dallas hôm mùng 7 tháng Bảy, 10 ngày sau -ngày 7/17/2016, súng nội chiến lại nổ tại Baton Rouge. Tình hình có thể trở thành tồi tệ hơn rất nhanh, và không có lợi cho bất cứ đảng nào trong hai chính đảng Hoa Kỳ.
Cô Kalyn Chapman James post lên Facebook một đoạn video nói lên tâm trạng bối rối của cô; bối rối vì không ngày nào cô khỏi nghe, khỏi thấy cảnh người Mỹ Đen bị cảnh sát giết. Cô thú nhận là cô không đau xót trước cảnh anh Xavier Johnson giết cảnh sát, như cô đã đau xót trước việc cảnh sát giết Mỹ Đen.
James viết, cô “didn't want to feel this way,” cô muốn công bằng hơn, muốn thương mọi người bị giết như nhau, dù người đó là Mỹ Đen hay cảnh sát Mỹ Trắng, nhưng cảm xúc là điều cô không chủ động sai khiến được.
Chủ trương “không chấp nhận chia rẽ” của tổ chức Baton Rouge Đoàn Kết không có gì sai cả; sai là sự vắng mặt của những người Mỹ Trắng cảnh sát và dân sự trong tấm hình đại đoàn kết đang chỉ có 5 người Mỹ Đen.
Đám cưới nào cũng phải có đủ cô dâu, chú rể, đình chiến nào cũng cần sự đồng thuận của 2 phe lâm chiến, thì nỗ lực đại đoàn kết tại Baton Rouge của một phe -phe Mỹ Đen- không những coi đã không đẹp, mà lại còn thê lương nữa.
Cầu mong vài tháng, hay vài năm nữa, người Mỹ Trắng sẽ tìm đến chụp hình với 5 người Mỹ Đen đã đứng chờ sẵn, để thể hiện một cuộc đoàn kết thật sự, vì nội chiến không có gì vui cả, và hành động kề súng vào màng tan để bắn anh Sterling đã bị đè ngửa trên mặt đất cũng không tạo ra một vị anh hùng. Hành động đó chỉ làm cô James thắc mắc, tự hỏi tại sao cô không buồn trước việc cảnh sát bị Mỹ Đen giết như cô đã buồn vì việc cảnh sát giết Mỹ Đen.
Cặp mắt ướt lệ của cô James rất đẹp, và cô sẽ còn phải khóc thêm nhiều lắm, vì vị thụ ủy của đảng Cộng Hòa -ông Donald Trump- vừa tuyên bố tối thứ Sáu 22 tháng Bảy 2016 là con số cảnh sát viên bị giết đang gia tăng gần 50% so với năm ngoái.
Truyền thông Mỹ -rất kiến hiệu và rất nhanh trong việc kiểm soát tính chính xác của tin tức- đã lập tức đính chánh con số ông đưa ra: họ cho biết tính cho đến phút ông tuyên bố thì, so với gần 7 tháng đầu năm ngoái, con số cảnh sát viên bị giết chỉ tăng 8%.
Trump khuếch đại tổn thất của cảnh sát để trình bày tình trạng trầm trọng của cuộc nội chiến; ông tuyên bố tình hình khẩn trương và cam kết sẽ giải quyết, nếu ông đắc cử.
-----------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment