Nguyễn Hoàng Phố
Posted by adminbasam on
28/06/2016
Bài viết ‘người làm báo không có tiếng nói’ của tác giả Hoàng
Giang gợi lên hai câu hỏi chính yếu: ‘Có tiếng nói’ là gì?
Và trong thể chế hiện nay tại Việt Nam ai có tiếng nói?
1- Tiếng
nói là gì?
Ngôn ngữ hay ‘tiếng nói’ là thuộc tính của
con người, chỉ có ngôn ngữ loài người mới có kết cấu cú pháp và
chỉ có con người mới có thể giao tiếp xuyên thời gian-không gian bằng
ngôn ngữ. Ta có thể nói về cái đã qua, cái chưa đến, cái bên kia bờ
đại dương. Từ xa xưa, con người đã nhận ra mối liên hệ giữa nhân tính
và ngôn ngữ, theo Kinh Áo Nghĩa Thư, Upanisad, của Ấn Giáo thì ngôn ngữ
là yếu tính của con người (the essence of man is speech).
Thuở hồng hoang, con người dùng ngôn ngữ hay
tiếng nói để tham gia vào các hoạt động sinh tồn và phát triển: săn
bắt, lẩn trốn, chỉ dạy, thổ lộ tình cảm… Nếu các loài thú mạnh
hơn con người, cũng có ngôn ngữ như ngôn ngữ loài người thì con người
không tồn tại đến ngày nay. Tưởng tượng loài khỉ đột Châu Phi to lớn
trong tranh chấp với con người, biết cách thông báo sẽ mai phục ở
đâu, khi nào, con nào sẽ tấn công mục tiêu nào…; chắc chắn, con người
không thể tồn tại.
Những hoạt động thông qua ngôn ngữ đều mang
tính cộng đồng và nhờ đó con người xã hội được dần dần hình
thành. Nói cách khác, ngôn ngữ hay tiếng nói là thuộc tính của con
người và là công cụ giúp con người tham gia điều hành xã hội vì sự
sinh tồn và phát triển của cá nhân và cộng đồng.
2- Có
tiếng nói là gì?
Cụm từ ‘có tiếng nói’ trong thế giới hiện đại
có thể hiểu như có quyền tham gia điều hành xã hội vì sự sinh tồn
và phát triển của cá nhân và cộng đồng. Hiểu như thế thì không chỉ
có nhà báo cần ‘có tiếng nói’ mà tất cả các thành viên của cộng
đồng đều cần ‘có tiếng nói’. Nhưng làm thế nào để ‘có tiếng nói’
trong một quốc gia ở thế giới hiện đại, một cộng đồng phức tạp, to
lớn so với cộng đồng người nguyên thủy xưa? Văn minh phương Tây đã dò
dẫm từ đêm dài Trung Cổ đến Thế kỷ Ánh Sáng và tìm ra câu trả lời:
các tổ chức dân sự, hội đoàn nghề nghiệp là nơi cất lên tiếng nói,
nơi giúp cá nhân ‘có tiếng nói’. Nhiều nhà hoạt động vì một
tương lai tươi sáng của Việt Nam hiện nay đang đi theo hướng này.
Trở về với bài báo, có thể tôi hiểu sai ý
tác giả, nhưng cụm từ ‘có tiếng nói’ dường như là một sức mạnh,
một thế lực, xin trích: ‘Tại các đất nước nơi tiếng nói cá nhân được đặt
lên hàng đầu, những người làm nghề viết lách, và nhất là trong lĩnh vực báo
chí, luôn khiến xã hội phải nể sợ. Họ là những tay cảnh sát không súng, những
luật sư không cần bước vào tòa án, nhưng đủ sức mạnh để tìm hiểu và lên án nhiều
mặt tối của xã hội.’
Cơ chế điều hành trong thế giới hiện đại có
khả năng đem lại quyền quyết định cho người chịu ảnh hưởng của quyết
định (quyền tự quyết) là một cơ chế có kiểm tra và cân bằng quyền
lực (checks and balances). Cơ chế đó là toà nhà dân chủ dựng trên ba
trụ cột: lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Truyền thông báo chí được
xem là quyền lực thứ tư, có vai trò như một ngọn đèn soi suốt cả
toà nhà dân chủ, xuyên qua các trụ cột, nhằm bảo đảm sự tường minh
trong các hoạt động của lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Vai trò của báo chí không phải là thay cảnh
sát làm công việc giữ gìn trị an, hay thay luật sư để kết án, bào
chữa, và nhất là không thể trở thành một sức mạnh vô hình khiến xã
hội phải nể sợ.
3-
Trong thể chế hiện nay, ai có tiếng nói?
Câu trả lời rất rõ ràng: Không ai
có tiếng nói trong thể chế hiện nay ngoài tiếng nói của đảng Cộng
sản. Tất cả cái gọi là hội này hội nọ hợp
pháp và sống trên tiền thuế của dân đều được bộ máy Tuyên huấn sàng
lọc, và vì thế chỉ có dàn đồng ca dưới một cây gậy chỉ huy duy
nhất được phép vang lên. Đây là một mối họa cho cộng đồng, vì khi
tiếng nói cảnh tỉnh, xây dựng của các cá nhân thành viên không còn
được lắng nghe thì sức mạnh của cộng đồng sẽ không còn nữa. Bao
nhiêu hiểm họa về môi trường, an ninh, quốc phòng đã và đang xảy ra
dồn dập trên đất nước Việt Nam là một minh chứng.
--------------------
No comments:
Post a Comment